Nakatindi Wina

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nakatindi Wina
Bộ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng và Phúc lợi Xã hội
Nhiệm kỳ
1993–1994
Tổng thốngFrederick Chiluba
Nhiệm kỳ
1992–1993
Tổng thốngFrederick Chiluba
Thông tin cá nhân
Sinh15 tháng 2 năm 1945
Mất5 tháng 4 năm 2012(2012-04-05) (67 tuổi)
Johannesburg, Nam Mỹ
Quốc tịchZambia
Đảng chính trịPhong trào Dân chủ Đa đảng (MMD)
Phối ngẫuSikota Wina
Con cái11
Chuyên nghiệpChính trị gia

Công chúa Naganda Nakatindi Wina (15 tháng 2 năm 1945 – 5 tháng 4 năm 2012)[1] là chính trị gia người Zambia và là thành viên của gia đình hoàng gia Barotseland.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Công chúa Naganda Nakatindi Wina (tên khai sinh Mukwae Nakatindi) sinh ra trong gia đình hoàng gia Barotseland, cháu gái của vua Yeta Đệ Tam thuộc dân tộc Lozi. Nakatindi là một trong 11 người con của bà Nakatindi Yeta Nganga và ông Induna Yuyi Nganda.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nền chính trị đa đảng Zambia được thành lập đầu những năm 90 của thế kỉ XX, bà tham gia Phong trào Dân chủ Đa đảng (MMD). Năm 1992, bà là Bộ trưởng Bộ Du lịch Zambia. Năm 1993, bà giữ chức Bộ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng và Phúc lợi Xã hội cho đến năm 1994

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm đầu thập niên 90, một loạt vụ bê bối nhập khẩu ma túy liên quan đến các chính trị gia MMD. Ngân hàng Thế giới đã đề nghị với Frederick Chiluba, Tổng thống Zambia đương thời, phải đối phó với tình huống này. Nakatini Wini được cho là có dính líu đến vụ bê bối báo chí Zambian, nhưng tổng thống Chiluba từ chối sa thải bà,. Ông cho rằng truyền thông đã phóng đại quá mức tình hình thực tế.[3] Tuy nhiên đến năm 1998, tổng thống đã bắt giam bà[2] khi thấy bà dính líu đến nỗ lực đảo chính Zambia năm 1997. Đây là cuộc đảo chính quân đội kéo dài 3 giờ, từ 6 giờ đến 9 giờ sáng ngày 28 tháng 10. Bà bị giam tại nhà tù Mukobeko cùng với chồng bà Induna Sikota Wina.[4]

Năm 2000, bà kêu gọi phụ nữ tẩy chay Liên minh châu Phi do không có bình đẳng giới. Bà cho rằng việc cho phụ nữ tham gia Liên minh chỉ là hình thức, "tô điểm" cho những nhà lãnh đạo nam giới[5]

Sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, bà được chẩn đoán mắc bệnh tim và được chuyển đến bệnh viện tại Johannesburg, Nam Phi. Bà qua đời sau ca phẫu thuật ngày 5 tháng 4 năm 2012. Con trai của cô, Wina Wina, đã cảm ơn chính quyền Nam Phi vì cho phép bà được điều trị tại đây.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sata leads scores of mourners to pay repects to Princess Nakatindi QFM, ngày 13 tháng 4 năm 2012
  2. ^ a b “Lozi”. RoyalArk.net. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Ihonvbere, Julius O. (tháng 11 năm 1993). “Threats to Democratization in Sub-Saharan Africa: The Case of Zambia”. Journal of Asian and African Studies. 27 (3): 229.
  4. ^ “Sata should know this, declarations are not development”. Zambian Watchdog. ngày 27 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ Akyeampong, Emmanuel Kwaku; Gates, Jr., Henry Louis (2012). Dictionary of African Biography. New York: Oxford University Press. tr. 164–165. ISBN 978-0-195382-075.
  6. ^ “Princess Nakatindi Wina has died”. Lusaka Times. ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.