Người New Zealand gốc Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Người Việt tại New Zealand)
Người Việt tại New Zealand
Tổng dân số
~12000 (2020)
Khu vực có số dân đáng kể
Auckland, Wellington, Christchurch
Ngôn ngữ
tiếng Việt, tiếng Anh
Tôn giáo
Phật giáo, Kitô giáo
Sắc tộc có liên quan
người Việt Nam, người Úc gốc Việt

Người New Zealand gốc Việt là những người mang quốc tịch New Zealand và có tổ tiên đến từ Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Số người sinh tại Việt Nam, sống tại New Zealand[1]
Năm Số người
1976 236
2001 3.948
2006 4.875
2013 6.660
2018 10.086

Năm 1977 đánh dấu đợt đầu tiên 412 người Việt nhập cư ở New Zealand dưới dạng tỵ nạn, đa số thuộc thành phần ngoại giao và nhân viên liên hệ của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Đến những năm 1979-80, cao điểm của nạn Thuyền nhân Việt Nam thì có khoảng 1.500 người được nhận sang New Zealand; sau đó số lượng giảm dần.[2] Từ năm 1977 đến 1993 tổng cộng có khoảng 4.500 người Việt được định cư ở New Zealand.[3]

Đến cuối thế kỷ 20 thì khoảng 1/3 số người gốc Việt lại rời New Zealand sang Úc trước những khó khăn kinh tế ở New Zealand.[2]

Năm 2018, số lượng người Việt Nam ở New Zealand là 10.086 người. Hầu hết người Việt tập trung sống ở những thành phố lớn Auckland, WellingtonChristchurch. Ở thành phố Auckland thì người Việt sống tập trung ở các khu Ōtāhuhu, Papatoetoe, Manurewa và Māngere.

Vào thời điểm năm 2001 thì chính phủ New Zealand ghi nhận có 4.773 người gốc Việt sinh sống tại New Zealand, đa số tập trung ở Auckland. Khoảng 2/5 theo Phật giáo; 1/5 theo Kitô giáo.[4]

Nhân khẩu học[sửa | sửa mã nguồn]

Dân Số Hiện Tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số gần đây nhất năm 2018, có 10.086 người New Zealand gốc Việt sống tại New Zealand[5].

Phân Bố Dân Cư[sửa | sửa mã nguồn]

Người New Zealand gốc Việt phân bố rộng khắp các khu vực của New Zealand, với một số khu vực có tỷ lệ người Việt cao hơn hẳn:

  • Auckland: 62.7%[5] người New Zealand gốc Việt sinh sống tại đây, làm cho Auckland trở thành nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ở New Zealand. Thành phố này cũng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức văn hóa của người Việt.
  • Wellington: 14.2% người New Zealand gốc Việt sống ở Wellington, thủ đô New Zealand, đóng góp vào bức tranh đa văn hóa của thành phố.
  • Canterbury: 6.8% người New Zealand gốc Việt sống tại đây, với cộng đồng tập trung chủ yếu ở Christchurch, nơi có nhiều người Việt tham gia vào ngành dịch vụ và nhà hàng.
  • Waikato: 3.2% người New Zealand gốc Việt sống tại đây, với sự hiện diện đáng kể ở Hamilton.
  • Manawatū-Whanganui Region: 2.7% người New Zealand gốc Việt sống tại khu vực này.
  • Otago: 2.2% người New Zealand gốc Việt sống tại đây.
  • Hawke's Bay: 1.6% người New Zealand gốc Việt sinh sống tại đây.
  • Bay of Plenty: 1.9% người New Zealand gốc Việt sống tại đây.
  • Nelson: 1.2% người New Zealand gốc Việt sống tại khu vực này.

Các khu vực khác có tỷ lệ người Việt thấp hơn nhưng vẫn có sự hiện diện của cộng đồng người New Zealand gốc Việt, bao gồm:

  • Northland: 0.6%
  • Taranaki: 0.9%
  • Tasman: 0.5%
  • Marlborough: 0.3%
  • West Coast: 0.1%
  • Southland: 0.8%
  • Gisborne: 0.1%

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn Ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người New Zealand gốc Việt nói song ngữ, sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Các trường dạy tiếng Việt và các chương trình cộng đồng giúp duy trì ngôn ngữ này cho thế hệ trẻ.

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn giáo của người New Zealand gốc Việt đã thay đổi đáng kể trong các năm qua:

  • Không tôn giáo: Tăng từ 26.6% năm 2006 lên 54.1% năm 2018.[5]
  • Phật giáo: Giảm từ 47.6% năm 2006 xuống còn 23.8% năm 2018.
  • Kitô giáo: Giảm từ 23.3% năm 2006 xuống còn 16.5% năm 2018.
  • Khác: Các tôn giáo khác như Hindu giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, và các tín ngưỡng khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Migration Vietnamese
  2. ^ a b Vietnamese Migration
  3. ^ “New Zealand's Refugee Sector: Perspectives and Developments, 1987–2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ Vietnamese
  5. ^ a b c “2018 Census ethnic group summaries | Stats NZ”. www.stats.govt.nz. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]