Procaine benzylpenicillin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Procaine benzylpenicillin
Kết hợp của
Benzylpenicillinkháng sinh
Procainethuốc mê
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiBicillin C-R,[1] other
Đồng nghĩapenicillin G procaine, procaine penicillin G, procaine penicillin
AHFS/Drugs.comThông tin thuốc chuyên nghiệp FDA
Danh mục cho thai kỳ
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người) [1]
Dược đồ sử dụngIM
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Các định danh
Số đăng ký CAS
ChEMBL
Số EE707 (antibiotics) Sửa dữ liệu tại Wikidata
ECHA InfoCard100.000.187
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Procaine benzylpenicillin hay còn được gọi là penicillin G procaine, là một kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.[2] Cụ thể hơn thì kháng sinh này được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, bệnh than, nhiễm trùng miệng, viêm phổi, bạch hầu, viêm mô tế bào và động vật cắn.[2] Kháng sinh này được vào cơ thể bằng cách tiêm vào cơ.[2]

Các tác dụng phụ của thuốc này bao gồm đau tại chỗ tiêm, các vấn đề về đông máu, co giật và phản ứng dị ứng bao gồm cả sốc phản vệ.[2] Khi được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, một phản ứng với tên là Jarisch-Herxheimer có thể xảy ra.[2] Procaine benzylpenicillin không được khuyến cáo sử dụng ở những người có tiền sử dị ứng penicillin hoặc dị ứng procaine.[1][2] Sử dụng trong giai đoạn mang thai và cho con bú là tương đối an toàn.[1] Procaine benzylpenicillin thuộc nhóm thuốc penicillinbeta lactam.[2] Nó hoạt động thông qua benzylpenicillin và từ đó giết chết vi khuẩn.[1][3] Procaine được phối hợp làm thời gian hiệu quả lâu hơn.[4]

Procaine benzylpenicillin đã được giới thiệu để sử dụng trong y tế vào năm 1948.[1] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, hay nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,09 đến 0,18 USD mỗi ngày.[6] Tại Hoa Kỳ, một khóa điều trị có giá từ 100 đến 200 USD.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 95. ISBN 9781284057560.
  2. ^ a b c d e f g h WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 113, 607, 618. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “Penicillin G Procaine - FDA prescribing information, side effects and uses”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Ebadi, Manuchair (2007). Desk Reference of Clinical Pharmacology, Second Edition (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 555. ISBN 9781420047448. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Penicillin, Procaine Benzyl”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.