Thương nhân mũ đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thương nhân mũ đỏ
Nguồn gốcNhà Thanh
Nhân vật đại diệnHồ Tuyết Nham
Chân dung "Thương nhân mũ đỏ" Hồ Tuyết Nham

Thương nhân mũ đỏ[1] (tiếng Trung: 紅頂商人; Hán-Việt: Hồng đỉnh thương nhân; bính âm: Hóngdǐng shāngrén), hoặc doanh nhân mũ đỏ,[2] doanh nhân đội mũ đỏ,[3] ám chỉ quan chức chính phủ cũng xuất hiện với tư cách là một doanh nhân, kết hợp giữa vai trò công chức và doanh nhân, tức là "doanh nhân chính phủ".[4]

Thuật ngữ này có nguồn gốc từ thời Thanh và ban đầu được sử dụng để mô tả những quan chức nhà nước cũng tham gia vào các hoạt động thương mại.[5] Vào thời đó, giới quan chức giàu có thường đội có gắn viên hồng ngọc.[6] Đại diện tiêu biểu của "thương nhân mũ đỏ" là Hồ Tuyết Nham, một doanh nhân nổi tiếng vào cuối thời Thanh.[7]

Ngày nay, thuật ngữ "thương nhân mũ đỏ" được sử dụng rộng rãi để chỉ những doanh nhân có mối quan hệ tốt với các quan chức chính phủ cấp cao quan trọng.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Michael Dillon (1 tháng 12 năm 2016). Encyclopedia of Chinese History. Taylor & Francis. tr. 303–. ISBN 978-1-317-81716-1.
  2. ^ Elie Virgile Chrysostome; Rick Molz (16 tháng 4 năm 2014). Building Businesses in Emerging and Developing Countries: Challenges and Opportunities. Routledge. tr. 116–. ISBN 978-1-136-16885-7.
  3. ^ Cheng Li (7 tháng 7 năm 2006). “Reshuffling Four Tiers of Local Leaders:Goals and Implications” (PDF). Hoover Institution.
  4. ^ “Contemporary "Hu Xueyan" persons”. Deutsche Welle. 18 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ G. E. Anderson (19 tháng 6 năm 2012). Designated Drivers: How China Plans to Dominate the Global Auto Industry. John Wiley & Sons. tr. 3–. ISBN 978-1-118-32885-9.
  6. ^ “8,000 Chinese officials quit business posts”. People's Daily Online. 29 tháng 12 năm 2004.
  7. ^ “Folly of blindly chasing profits”. The Standard. 30 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ Crime, Law and Social Change (27 tháng 4 năm 2021). “The changing forms of corruption in China”. Springer.com. 75 (3). tr. 247–265. doi:10.1007/s10611-021-09952-3.