Thảo luận:Cốt toái bổ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 123.24.240.197 trong đề tài Cốt toái bổ
Dự án Thực vật
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thực vật, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thực vật. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Cốt toái bổ[sửa mã nguồn]

Cốt toái bổ (骨碎补) sử dụng trong thực tế của y học cổ truyền Trung Quốc có thể là Drynaria fortunei = Drynaria roosii (槲蕨 = hộc quyết), Pseudodrynaria coronans (崖姜蕨 = nhai khương quyết), Davallia divaricata = Araiostegia divaricata (大叶骨碎补 = đại diệp cốt toái bổ), Davallia mariesii (骨碎补 = cốt toái bổ), Davallia solida (阔叶骨碎补 = khoát diệp cốt toái bổ) và Humata griffithiana = Davallia griffithiana (杯盖阴石蕨 = bôi cái âm thạch quyết) do thành phần hoạt chất của chúng là khá giống nhau.

Tuy nhiên, trong Dược điển Trung Quốc năm 2005 thì người ta chỉ công nhận mỗi Drynaria fortunei là nguồn cung cấp "cốt toái bổ" chính thức, nhưng nó cùng nhiều loài khác của chi Drynaria (tên gọi Việt Nam của các loài trong chi này chủ yếu là tắc kè đá) lại có các tên gọi chủ yếu là hộc quyết (ví dụ: Drynaria delavayi = Xuyên Điền hộc quyết), trong khi tên gọi cốt toái bổ lại là tên gọi chính thức của chi Davallia (tên gọi Việt Nam của các loài trong chi này chủ yếu là ráng đà hoa), như Davallia amabilis = Vân Quế cốt toái bổ. Vì thế, cần có trang định hướng cho khái niệm cốt toái bổ. Cụ thể nếu bài về Drynaria roosii giữ tên gọi cốt toái bổ thì cần thêm trang Cốt toái bổ (định hướng). 123.24.240.197 (thảo luận) 19:41, ngày 25 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời