Thảo luận:Fansipan

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi 2601:646:8600:C2F0:101:E74C:A988:B8DE trong đề tài Phan Xi Păng → Fansipan
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Chinh phục đỉnh Phanxipăng mùa xuân”. Báo Tuổi Trẻ. tháng 2 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Untitled[sửa mã nguồn]

Tôi sửa lại "Phan Xi Păng... cao nhất trong ba nước Đông Dương", Đông Dương theo nghĩa rộng là bán đảo Trung-Ấn. Ít nhất là tôi tìm thấy một đỉnh núi cao hơn Phan Xi Păng nằm ở Miến Điệnnúi Hkakabo Razi. - Randall uob 15:58, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mấy ảnh chụp Phan Xi Păng trông xanh thế, không biết có phải là ảnh thật không? Conbo 03:59, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ đó là tự nhiên khi lên núi cao vì tôi đã chụp rất nhiều hình và thấy như vậy với các hình trên núi. Mekong Bluesman 10:11, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phăng Xi Phăng về đêm rất lạnh, lạnh đến nỗi mặc 5 cái áo vẫn lạnh buốt lưng không thể ngủ. bàn luận không ký tên vừa rồi là của 125.212.243.136 (thảo luận • đóng góp)


Tên gọi[sửa mã nguồn]

Bài vết ghi là "tiếng điạ-phương" gọi là "Hủa Xi Pan" nhưng không cho biết là tiếng điạ-phương nào? Ai có thông-tin xin bổ-túc. Duyệt-phố (thảo luận) 06:05, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghi ngờ về tên "Hủa Xi Pan" này. Tại các tỉnh trung du và miền núi Tây Bắc, những người dân tộc thuộc ngữ hệ Hán Tạng (như Hmông, Dao) sống rất nhiều. Tiếng nói của họ là tiếng Quan Hỏa, phổ biến tại miền Tây Nam của Trung Quốc hiện nay, và dĩ nhiên là họ cũng dùng chữ Hán để đặt tên cho các địa danh nơi họ sống. Các địa danh này được phiên âm sang tiếng Việt luôn (không phiên theo âm Hán Việt của người Kinh). Ví dụ như đỉnh núi 番西邦 này, họ gọi là Phan Xi Pan, nhưng người Kinh biết chữ Hán sẽ đọc là Phiên Tây Bang, tạm dịch là "vùng đất phía tây của người phiên". Tôi chẳng thấy có gì liên quan đến "phiến đá khổng lồ chênh vênh" như bài viết cả. Đoàn Trung Hiếu

Kinh nghiệm chinh phục Fansipan[sửa mã nguồn]

Lê Thy (thảo luận) đã lên tới đỉnh Fansipan vào ngày 04/03/2009. Bạn nào có ý định leo Fansipan có thể trao đổi với tôi. Lê Thy (thảo luận) 12:11, ngày 9 tháng 8 năm 2009 (UTC) Chinh phục Fansipan, có thể trao đổi với tôi. Mới về sau 3 ngày 2 đêm tới Sa Pa và lên nóc nhà Đông Dương. Tôi cũng đã đi rồi. Nói chung là không khó, chỉ cần thể lực trung bình và ý chí tốt. Thái Nhi (thảo luận) 14:26, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phan Xi PăngFansipan[sửa mã nguồn]

Xin phép được mở thảo luận này thay bạn @Uycyb3ty4:. Theo bạn thì: "Tên chính thức được in trên cột cờ ở đỉnh núi. "Fansipan" cũng là tên phổ biến nhất (3,2 triệu kết quả trên Google so với 88 nghìn của "Phan Xi Păng") và được sử dụng bởi các trang web của Báo Điện tử Chính phủ (Nguồn), tỉnh Lào Cai (Nguồn) và thị xã Sa Pa (Nguồn). Còn "Phan Xi Păng" đã không còn viết từ cách đây rất lâu, trên Báo Điện tử Chính phủ, lần gần nhất đã là 9 năm trước (Nguồn). Tên từ gốc tiếng dân tộc không nhất thiết phải đi theo tiếng Việt (như Pleiku)."

Mời các thành viên cho ý kiến. Sau 7 ngày nếu không có ý kiến phản đối thì bạn Uycyb3ty4 báo lại để bqv thực hiện tác vụ di chuyển nhé. Cảm ơn bạn. 2601:646:8600:C2F0:101:E74C:A988:B8DE (thảo luận) 16:42, ngày 27 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời