Thảo luận:Người Mỹ gốc Việt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Băng Tỏa trong đề tài Infobox
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “California: động đất sẽ kinh khủng hơn bão Katrina”. báo Người Viễn Xứ. 16/09/2005. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Btw, Mgz, this page wasn't my translation; it was DHN's. – Minh Nguyễn 01:53, 12 Apr 2004 (UTC)

Đặc điểm[sửa mã nguồn]

Sau khi đọc phần sau đây:

Đặc biệt, cộng đồng các sinh viên học sinh người gốc Việt sống ở Mỹ được xếp vào một trong những tập thể sinh viên học sinh người thiểu số có tỉ lệ học giỏi cao nhất Hoa kỳ. Tỉ lệ học trò giỏi này cao hơn cả Trung Hoa và Nhật Bản. Rất nhiều sinh viên học sinh việt Nam là thủ khoa các trường và được nhận nhiều phần thưởng cao quí.

Tôi thấy để thích hợp với một từ điển bách khoa chúng ta phải đưa ra vài xác suất hay thông tin để làm rõ điều này. Nếu không thì phải xóa đi vì, nếu có đúng, nó cũng có vẻ như một ý kiến hay một lối nhìn của một người. Mekong Bluesman 08:01, 11 tháng 7 2005 (UTC)

Tán thành. Nếu không có thống kê thì dễ nhận xét chủ quan. --Avia 08:51, 11 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi sẽ ráng thử tìm lại các con số statistics. Thực ra, đây là dựa trên 1 báo cáo về giáo dục mà tôi đã nghe qua từ hai năm trước. Việc rất nhiều HS VN đứng thủ khoa các trường tại Mỹ là không có gì đáng nghi ngờ. Nếu cần thì có thể liên lạc với hội văn Hoá Khoa Hoc VN tại Hoa kì. Họ hay tổ chức các buổi lễ kỉ niệm ra trường thường niên cho các tân khoa mà đa số tham dự chỉ là "thủ khoa" với "á khoa". Đây là chổ để mình có thể verify tin tức nhưng chỉ sợ họ vì lý do chính trị không muốn liên lạc thôi.

Hy vọng tôi có thể tìm lại được các bài báo cáo này trên WEB. trong vòng 1 tuần nếu không có update thì tôi sẽ xóa và sử nó lại cho hợp với những tin tôi verify được. Nhưng chắc chắn điều này đã được lập lại trwên radio ít nhất 1 lần.

Đây là 1 bài của giáo sư TS Nguyễn Xuân Vinh [1] có ghi vài statictics về SV VN trong ngành liên quan tới y dược.

Tôi cũng đã gửi điện thư đến tổ chức navasa.org để nhờ họ giúp các thông tin. Nếu họ chịu trả lời thì sẽ có các thông tin đúng.

chúc vui vẻ

Võ Quang Nhân 14:57, 11 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi đã xóa đi những gì không thể kiểm chứng lại. Còn phần nào được kiểm chứng xong tôi vẩn giữ nguyên. Không kể số người không đi học ở các trung học và ĐH thì cộng đồng SV/HS ở Mỹ là một trong những cộng đồng HS thuộc sắc dân thiểu số được xem là học gỉoi nhất. Ngay cả tình trạng tuyển sinh ở các trường ĐH lớn nổi tiếng hiện nay ở Hoa Kỳ một số trường đã lợi dụng luật về tỉ lệ (afirmative act) đã nâng cao điểm số để chấp nhận HS Mỹ gốc Việt lên cao hơn cả điểm chuẩn để tuyển sinh SV bản xứ người da trắng. Và điều này hoàn toàn có thể kiểm chứng được.
Tổng thống Bush khen học sinh Việt : Năm nay, có 31 học sinh Việt Nam trong tổng số từ 55 đến 60 trường trung học tại Houston và vùng phụ cận đã tốt nghiệp hoặc Thủ khoa hoặc Á khoa.
Đây là con số kỷ lục trong suốt 10 năm qua, và đã mang sự ngạc nhiên đối với người bản xứ vì cộng đồng Việt Nam chỉ chiếm 2% dân số Houston và vùng phụ cận, nơi mà cho đến năm 1975 hầu như chưa bao giờ có người Việt Nam sinh sống.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/08/060815_houston_viet_students.shtml

Tôi cũng ngạc nhiên không rõ tại sao khi qua Mỹ các em lại học giỏi vậy.Meomeo 06:26, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Nhà khoa học xã hội Carl Bankston có giả thích tại bài viết The Biculturation of the Vietnamese Student. Nguyễn Hữu Dng 07:17, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Trong bài có câu: Những thuyền nhân này nói chung ít học thức hơn những người trong làn sóng thứ nhất.

Tôi cho rằng câu này là chủ quan. Thường chỉ có những gia đình khá giả mới có đủ tiền đóng tàu hay chung tiền cho một chuyến vượt biên (từ 3-10 lượng vàng và so với mực thu nhập bình quân lúc đó vài chục USD/năm) và như vậy ngoài chủ tàu có thể thiếu học thức chứ con em các gia đình có người đi học tập cải tạo học học hành rất giỏi và ngay cả giới trí thức (nhất là các giáo sư, kĩ sư) vì không được trọng vọng đúng mức (nếu không nói là bị lãng quên) và không dược tái dụng bởi chính sách nghi ngờ của nhà nước sau 1975 nên họ cũng thất vọng và tìm đường vượt biên. Sự thất vọng này mạnh đến nổi bất chấp cả luật lệ qúa khắc khe (đi tù 3 năm cải tạo nếu bị bắt và có thể mất mạng vì nhiều li do 1 thăng bạn tôi nó bị bắtvì lý do vượt biên bị tù họ kêu án cho nó như vậy mặc dù nó chỉ mới 16 tuổi!)

Do sư chủ quan của câu trên tôi quyết định xóa để tránh gây thêm các khó chịu cho giới người tị nạn tạo Hoa Kì các nước Tây Âu vì lí do vượt biên.

Làng Đậu 14:10, 11 tháng 8 2005 (UTC)

Sài Gòn sụp đổ[sửa mã nguồn]

Tôi thấy từ "Sài Gòn sụp đổ" kỳ quá nên thay bằng chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ (còn gọi là Chế độ cũ hoặc Chính quyền Sài Gòn) để các bạn trẻ sau này dễ hiểu khi đọc sách gặp từ này.

gốc Việt[sửa mã nguồn]

Là người Mỹ gốc Việt thì chính thức là công dân Hoa Kỳ, được chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ. Có trách nhiệm đối với nước Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là hợp chủng quốc nên gốc gì cũng bình đẳng (lý thuyết).Tự nhớ về quê cha đất tổ và các thế hệ thứ hai, thứ ba còn biết nhận mình là gốc Việt thì quý lắm nhưng đừng xem cộng đồng Việt là một lực lượng thứ 5 thứ 6 mà mâu thuẫn với chính quyền sở tại, người dân sở tại đồng thời gây ra phiền nhiễu không đáng có cho nhau (vì thế tôi xóa từ "thế lực", "tập thể" và thay bằng từ "cộng đồng"). Nên nhớ chính sách hiện hành chỉ cho phép có 1 quốc tịch nên đã nhập tịch Hoa Kỳ là đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam không còn được Chính phủ Việt Nam bảo vệ (dù mới đây đã có quan điểm mới kiều bào cũng là 1 bộ phận không thể chia cắt của dân tộc). Song chính sách gì, quan điểm gì thì kiều bào chỉ gắn với quê hương bằng tình cảm thôi vì chỉ được mang có 1 quốc tịch. Song đây có vẻ là vấn đề "chính trị" tôi không muốn lạm bàn. Tùy ý các vị.

Góp chuyện một tí. Tôi có một số người bạn có/nhập quốc tịch Mỹ/Canada mà không bỏ quốc tịch VN. Tmct 08:58, ngày 22 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ông Đinh Đồng Phụng Việt[sửa mã nguồn]

"Giáo sư Đinh Đồng Phụng Việt, nguyên là Phụ tá bộ trưởng Bộ tư pháp dưới thời Tổng thống George W. Bush, là tác giả đạo luật chống khủng bố PATRIOT Act sau sự kiện 11/9; "

Như vậy,có fải ông Việt là Assistant Attorney General của cái U.S. Department of Justice,tức là ông ấy làm chức tương đương với Thứ trưởng Bộ Tư fáp không?

--redflowers 10:23, 4 tháng 8 2006 (UTC)

Chắc là đúng vậy, theo như tiểu sử của ông Đinh Đồng Phụng Việt tại Bộ tư pháp Hoa Kỳ ghi ông này là Assistant Attorney General for the Office of Legal Policy . Một số báo chí Việt dịch là Phụ tá bộ trưởng Bộ tư pháp hơi tối nghĩa, đề nghị sửa lại và ghi là Thứ trưởng Bộ tư pháp
Temely 01:19, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Assistant dịch thành Trợ lý là đúng, không hề tối nghĩa. Các ông trợ lý (Assistants) này đứng đầu các vụ (Divisions) hoặc cục (Offices) của Bộ Tư pháp, và phải báo cáo với một trong hai ông Thứ trưởng (Deputy Attorney General, hoặc Associate Attorney General) của Bộ Tư pháp. Như vậy, ông Đinh Việt tương đương với Cục trưởng, chứ không thể tương đương với Thứ trưởng được. Avia (thảo luận) 04:02, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Gọi thế nào?[sửa mã nguồn]

Một người Việt gốc Hoa nếu đến Mỹ sinh sống thì (từ bây giờ) có thể gọi là người Mỹ gốc Hoa chứ?Trình Thế Vân 13:56, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hay có thể gọi là "người Mỹ gốc Việt gốc Hoa" và được làm ngắn lại thành "người Mỹ gốc Việt-Hoa" (Sino-Vietnamese American). Mekong Bluesman 23:19, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC) -- Sorry, phải là "người Mỹ gốc Hoa-Việt" thì mới đúng hơn. Mekong Bluesman 01:27, ngày 22 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn MB.Trình Thế Vân 05:15, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguoi My Viet Hoa = Chinese-Vietnamese American.

Mối thù giai cấp[sửa mã nguồn]

Trong bài có đoạn "...sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, làn sóng tị nạn đầu tiên bắt đầu. Nhiều người có mối quan hệ với Mỹ, sợ sự trả đũa của chính quyền mới, là làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975, gồm khoảng 125.000 người mà đa số là gia đình những người trí thức"

  1. Chiến tranh đã kết thúc thì còn tỵ nạn cái gì? Tỵ nạn chiến tranh hay tỵ nạn cộng sản. Nếu là tỵ nạn cộng sản thì vì lý do gì? Vì có mối quan hệ với Mỹ nên phải sợ sự trả đũa của chính quyền cộng sản hay vì lo sợ sự trả thù giai cấp của người cộng sản?
  2. Người trí thức miền Nam đoán định người cộng sản trả đũa họ thế nào mà sợ đến độ vứt bỏ nhà cửa? Họ sợ bị cộng sản tịch thu nhà cửa và bắt lên rừng cuốc đất?
  3. Tại sao những người trí thức Việt Nam lại chọn con đường bỏ nước ra đi? Đến 125 nghìn người mà đa số là gia đình trí thức bỏ nước ra đi vì họ có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, cho thấy có thể kết luận là trí thức miền Nam đã từng hợp tác chặt chẽ với quân đồng minh Hoa Kỳ và sự hợp tác đó là tự nguyện, cũng như có thể kết luận trí thức miền Nam không thích cộng sản và không muốn sống trong sự lãnh đạo của người cộng sản.
  4. Người trí thức là người có hiểu biết về "mối thù giai cấp" mà các chiến binh cộng sản luôn mang trong tim để cân nhắc sự sống còn của bản thân và gia đình. Họ dự đoán về tương lai khi ở dưới chế độ cộng sản và về tương lai cuộc sống tha hương để chọn lựa. Thà mất gốc còn hơn mất tự do trong các trại cải tạo. Thà chuyển nghề làm lao động chân tay, rửa chén, thu hoạch nông sản nơi xứ người còn hơn để cho bản thân và con cái chịu cảnh "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ".
  5. Nếu họ chịu cảnh thế hệ thứ hai, thứ ba của họ mất gốc thành dân Mỹ, Pháp, Canada, Úc thì giải thích thế nào là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khi có một bộ phận không nhỏ "tinh hoa của dân tộc" thích lựa chọn sự mất gốc của cả tương lai hơn là được giải phóng dân tộc?
  6. Nhưng họ đã đi từ trước ngày 30/4, đã đi nhiều lần, từ lâu, từng chặng, chứ không phải sau 30/4 mới bỏ nước ra đi. Chi tiết thời gian "sau sự kiện" không chính xác. Cứ vào các nhà thờ, nhà chùa, trường học, công viên, bến cảng là thấy người tỵ nạn hay thời đó còn gọi là người "chạy giặc" ở nhếch nhác. Tình cảm của người chạy giặc thật thảm thương, họ nhớn nhác và không còn giữ được phong độ vốn có, con cái bỏ học người già bệnh tật, điều kiện ăn ở tạm bợ, tương lại bất định, sống hôm nay không biết ngày mai. Họ chạy từng chặng từ Quảng Trị cho tới Huế, rồi từ Huế vào Đà Nẵng, rồi họ hợp với dân địa phương ở Đà Nẵng chạy tuốt vào Sài gòn, chạy hoài cho tới... Mã Lai, Hồng Công.
  7. Lê Duẩn đã cho rằng có hai mâu thuẫn chính ở miền Nam là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Trong đó mâu thuẫn nào là quyết định, cơ bản và cần phải giải quyết triệt để một cách rõ ràng, dứt khoát một cách không e dè? (Hồ Chí Minh cho rằng mâu thuẫn dân tộc là mấu chốt và cần phải giải quyết trước, quan điểm này khác với Lê Duẩn). Sau 30/4 thì người Hoa (không phải là Hoa Kỳ mà là Hoa Kiều) là nhóm người bằng mọi giá bỏ chạy khỏi Việt Nam: do mâu thuẫn giai cấp hay do mâu thuẫn dân tộc? Có thể kết luận là do mâu thuẫn giai cấp và sau năm 1979 là do mâu thuẫn dân tộc (lúc này TQ gọi họ là nạn kiều).

Từ hiện tượng ồ ạt bỏ quê hương, xứ sở, kể cả bỏ nước ra đi của người dân, của tầng lớp trí thức và sau này là của giai cấp tư sản có thể hiểu gì về bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam?Họ chịu bỏ tất cả từ vàng bạc, của cải, tự do, danh dự, kể cả bán mạng để mua một cơ hội được vượt biên nhằm mưu cầu cái gì? Họ không hãi sợ hải tặc Thái Lan hãm hiếp vợ con họ ngay trước mắt họ là vì cái gì?

Đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ hay cuộc chiến tranh giai cấp, hay cuộc chiến tranh giữa các dân tộc. Vuonglenghi 03:06, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn viết đoạn này là nhằm ý gì? Sửa chữa nó, lược bỏ nó hay trưng bày chính kiến của mình? Đặt ra nhiều câu hỏi như vậy là nhằm ý gì? Tuy không muốn biến nơi này thành diễn đàn nhưng tôi cũng xin nói, trong chiến tranh, người chiến thắng viết nên lịch sử, và kẻ thua phải lưu vong, từ xưa nay vốn vẫn vậy. Xin bạn đừng từ sự kiện những người Việt lưu vong rút ra bất kì kết luận bất hợp lí nào, như thế sẽ làm mất đi tính trung lập (NOPV) của Wikipedia.Midsummerssun (thảo luận) 11:22, ngày 16 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Infobox[sửa mã nguồn]

Trong bốn nhân vật trên infobox có tới ba trong giới giải trí, hai diễn viên. Như vậy có lẽ chưa hợp lý.--Paris (thảo luận) 01:55, ngày 3 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nên dời hết. Những người này tại sao đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt được? Tiểu sử của những người này cho thấy họ không có "typical". NHD (thảo luận) 07:21, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không hiểu tại sao hồi xưa lại có tiết mục đăng hình người vào infobox. Trò này dễ gây tranh cãi cực vì ví dụ, người đứng tuổi sẽ thích hình nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư còn người trẻ lại chỉ thích hình diễn viên ca sĩ. Em đã thay quách bằng bản đồ phân bố nhân khẩu cho bách khoa. –  Băng Tỏa  23:36, ngày 13 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tầm nhìn hẹp[sửa mã nguồn]

Bài này chỉ nói về những người Việt di cư sang Mỹ sau và do sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì phải. Những người Mỹ gốc Việt đầu tiên là ai-trước hay sau đệ nhất thế chiến? Những người di cư sau 1975 mà không phải vì vấn đề chiến tranh Việt Nam 1945-1975 thì sao? 210.245.12.42 (thảo luận) 01:29, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có rất ít thông tin về những người này vì thật sự con số những người đến Mỹ trước 1975 thì rất ít (nếu tôi nhớ không lầm thì trước 1975 có ít hơn 2000 người), còn tôi chưa tìm thấy nhiều thông tin về những người di cư đến Mỹ vì vấn đề kinh tế (đại đa số người Việt ở Mỹ là người tị nạn). Với lại, bài này dùng những số liệu về những người tự nhận là có chủng tộc Việt trong cuộc điều tra dân số chứ đâu phải riêng về những người theo quan điểm chính trị nào? NHD (thảo luận) 04:21, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ủa, hình như DHN & Mxn cũng thuộc thể loại này-người Việt di cư sang Mỹ không phải vì tị nạn? Newone (thảo luận) 02:58, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hầu hết những người gốc Việt tại Hoa Kỳ được định cư vào nước Mỹ theo một diện tị nạn: (1) là thuyền nhân được cho phép nhập cư hay (2) đoàn tụ gia đình theo quy chế của ODP. Còn những người sinh ra tại Hoa Kỳ thì cũng là con cháu của những người này. Tôi không nhớ rõ nhưng chỉ mới gần đây (trong vòng 10 năm) mới cho phép di cư vì lý do kinh tế. NHD (thảo luận) 04:24, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tị nạn vs. Nhập cư[sửa mã nguồn]

Hầu hết những người Mỹ gốc Việt được vào nước Mỹ giữa năm 1975-1995 theo diện tị nạn, cho nên gọi họ là người "nhập cư" là không chính xác. Chính phủ Mỹ có chính sách ưu đãi hơn đối với người tị nạn so với người nhập cư (xem Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông DươngODP). NHD (thảo luận) 07:17, ngày 19 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời