Thảo luận:Nguyễn Đăng Hưng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 113.161.93.21 trong đề tài MỘT VÀI VÀI NỘI DUNG VỀ VỤ KIỆN
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Mời thảo luận trước khi xóa nội dung lớn trong bài, bạn dù chính là Nguyễn Đăng Hưng cũng không thể nào xóa thông tin đã có trản khắp mặt báo.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 22:22, ngày 23 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận trước khi đưa thông tin bậy bạ vào để tuyên truyền bôi nhọ cá nhân đáng kính

Đây là thông tin có trên khắp mặt báo uy tín, bạn không thể xóa theo quy định, xin cho biết lý do tại sao? Wiki không phải nơi bảo hộ cho các cá nhân đáng kính. Ngay cả cái ông lập ra cái Wikipedia này còn bị ghi thông tin xấu thì cái ông đáng kính của bạn tại sao lại không?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 00:13, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tại sao thông tin chỉ đăng những vấn đề bên Tôn Đức Thắng kiện giáo sư mà không đăng lại những lời phản biện của giáo sư, có chiều này cũng phải có chiều nọ. Thông tin thiên lệch như vậy thì giữ lại làm gì, những người soạn bài này có mục đích tấn công cá nhân hèn hạ (có một nick và một số IP chỉ viết đúng phần thông tin này, có lẽ do người bên Tôn Đức Thắng tạo ra để viết)

Vậy phải bổ sung thay vì xóa thông tin Tuanminh01 (thảo luận) 00:19, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đã bổ sung phản bác lại những thông tin 1 chiều

Thời nay một số nhà báo ăn tiền để bẻ cong ngòi bút, đổi trắng thay đen. Ai còn lạ gì cái thói đời bẩn thỉu đen bạc. Chỉ có những người quản lý ở đây bàng quang không có thực tế nên chấp nhận mọi loại thông tin không kể tốt xấu

Bổ sung thông tin thì lại bảo chép nguyên nguồn không thèm biên tập, thế các ông tài giỏi biên tập lại đi

Bạn tham gia Wikipedia thì phải nhập gia tùy tục, nôm na là đến nhà ai thì tuân theo ý của chủ nhà, không lẽ muốn sao cũng được. Nếu bạn chưa hiểu rõ quy định Wikipedia xin đọc kỹ lại, mọi người đều phải tuân theo quy định. Wikipedia không phải cơ quan đạo đức, luật pháp hay bao công xử án. Wikipedia chỉ ghi đúng, chính xác thông tin có được từ các nguồn dẫn. Rất rất nhiều người đều không hiểu rõ về Wikipedia nên mới phát ngôn kiểu điển hình như trên. Thông tin bạn mới thêm là sao chép từ báo Thanh niên, điều này được xem vi phạm bản quyền tại Wikipedia, xin biên tập lại trước khi nó bị xóa sau 7 ngày. Wikipedia là 1 tổ chức của Hoa Kỳ rất coi trong luật bản quyền, nó không phải là 1 tổ chức của Việt Nam. Cảm ơn và hãy giữ cái đầu bình tĩnh khôn ngoan hơn. Nếu bạn không có khả năng biên tập thì cộng đồng sẽ biên tập, việc gán nhãn chỉ để thông báo cho mọi người biết tình trạng của bài.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 00:32, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đoạn tiêu cực về tiểu sử người còn sống, gây mâu thuẫn và cần biên tập lại, tạm thời cắt bỏ sang đây[sửa mã nguồn]

Tôi cắt toàn bộ phần này đem sang đây, mong các bạn quan tâm về bài này chỉnh sửa lại câu văn, tránh hoàn toàn viết theo hướng dẫn dắt người đọc tin vào một sự nghi ngờ có tính tiêu cực về nhân vật này. Những thông tin trong đơn kiện của trường, suy cho cùng nó vẫn chỉ là những nhận xét chủ quan của nguyên đơn, không có giá trị như một sự thật. Chúng ta là wikipedia, không phải là báo lá cải. majjhimā paṭipadā Diskussion 03:16, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cả phần nhận xét của các nhân vật mà không ai biết là ai, cho dù tích cực cũng vi phạm quy định về tiểu sử người còn sống, tôi cũng cắt sang đây. majjhimā paṭipadā Diskussion 03:24, ngày 24 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời
Kiện tụng và tố cáo

Ngày 1.7.2014 Trường Đại học Tôn Đức Thắng kiện ông Hưng vi phạm hợp đồng, đòi ông này phải bồi thường thiệt hại và xin lỗi công khai[1][2][3]. Trong đơn khởi kiện, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, giữa trường và ông Hưng có ký hợp đồng làm việc, thời hạn từ ngày 1/7/2012 - 1/7/2015. Theo hợp đồng, một trong 4 công việc chính mà ông Hưng phải thực hiện là: "Lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của ĐH Tôn Đức Thắng, xây dựng một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu được cộng đồng quốc tế công nhận theo tiêu chuẩn ISI trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hành và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí". Tuy nhiên, theo phía Đại học Tôn Đức Thắng đánh giá, ông Hưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hợp đồng.
Liên quan đến vụ việc, trả lời câu hỏi của TBKTSG Online, ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Springer cho biết qua một thư điện tử chủ sở hữu của tạp chí Asian-Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN) [4] do GS Nguyễn Đăng Hưng làm Tổng biên tập là nhà xuất bản Springer. Theo ông ta, trong hợp đồng thành lập tạp chí này, trường Đại học Tôn Đức Thắng không hề được nhắc đến.[5]

Một tờ báo khá uy tín của Việt Nam là Báo Tuổi Trẻ đưa tin khá chi tiết về những nội dung mà ông Hưng bị kiện như sau [6]:

  • "không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả các nhiệm vụ được quy định tại hợp đồng". Và do "nhận thấy việc hợp tác giữa hai bên không thể tiếp tục";
  • "đã có dấu hiệu gian dối khi tự ý thỏa thuận về việc Nhà xuất bản Springer và ban biên tập sẽ là các nhà sáng lập song hành của tạp chí, gạt bỏ đi vai trò sáng lập của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ông Hưng còn chủ động thỏa thuận với Nhà xuất bản Springer rằng Springer là chủ của tạp chí";
  • "chính thức phủ nhận mọi sự tài trợ, đầu tư cả tài chính, nhân sự mà trường đã sử dụng cho quá trình xây dựng, thành lập tạp chí và vi phạm hợp đồng";
  • "Trường ĐH Tôn Đức Thắng yêu cầu ông Hưng phải hoàn trả toàn bộ kinh phí mà trường đã đầu tư cho ông và cộng sự liên quan để thực hiện việc xây dựng tạp chí APJCEN là 461.364.522 đồng" - đơn kiện viết. Ngoài ra, trường này cũng kiện giáo sư Nguyễn Đăng Hưng có "hành vi đăng tải những thông tin không đúng sự thật trên mạng" mà trường cho rằng gây mất uy tín nhà trường."

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông Hưng đã bị đại học này tố cáo ra Công An Quận 7 thuộc TP.HCM [7]. Đơn tố cáo cho rằng ông Nguyễn Đăng Hưng có "hành vi bịa đặt và phát tán các thông tin sai lệch có tính vu khống hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nhà trường". Bên cạnh đó, đại học này cũng tố cáo ông Hưng "lừa đảo" khi "ngầm thỏa thuận với nhà xuất bản để gạt vai trò sáng lập, chủ quản của trường ra khỏi tạp chí..." . Về vấn đề này, báo Dân Trí cũng cho biết Đại học Tôn Đức đã đề nghị khởi tố hình sự đối với ông Hưng [8].

Ngày 22 tháng 8, TAND Q. 9, TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự giữa Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ông Nguyễn Đăng Hưng, lý do là nguyên đơn là Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã rút đơn khởi kiện. Đại diện Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, đơn khởi kiện trước đây có sai sót, để ông Nguyễn Quốc Bảo đứng đơn dưới sự ủy quyền của nhà trường[9], nên trường đã rút lại đơn này vào ngày 22, đã làm lại theo đúng thủ tục tố tụng và sẽ nộp đơn khởi kiện mới vào sáng 25 tháng 8[10].

Ngày 26/8/2014, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng ông Lê Vinh Danh chính thức đứng đơn khởi kiện GS Nguyễn Đăng Hưng và đã nộp lại hồ sơ tại TAND Q.9, TP.HCM[9][11].


Tuy nhiên, theo giáo sư thì về việc trường Tôn Đức Thắng kiện ông không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả các nhiệm vụ được quy định tại hợp đồng, GS Hưng cho biết với vai trò là cố vấn cao cấp, ông chỉ có thể đề đạt sáng kiến, góp ý, cùng lắm là đôn đốc công việc, chứ không có trách nhiệm đứng ra thực hiện.

“Việc thực hiện chưa đến nơi đến chốn không phải vì thiếu nỗ lực tư vấn mà thiếu điều kiện thực hiện. Trường TĐT chưa có nền tảng nhân sự khoa học tối thiểu cần thiết cho việc triển khai. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có thời gian và đào tạo con người khoa học không thể một sớm một chiều”, GS Hưng khẳng định.

GS Hưng bổ sung: “Với công việc mà tôi đang làm cho Tôn Đức Thắng, trường trả lương 15 triệu đồng/tháng là quá rẻ. Trước đây có trường trả tôi 100 triệu đồng/tháng nhưng khi xem qua đề án tôi thấy nhiều điểm không hợp lý nên từ chối. Tôi hợp tác không vì tiền. Còn giá tư vấn của một giáo sư như tôi ở Bỉ những năm 1990 là 1.000 Euro/giờ”.

Mấu chốt trong nội dung đơn kiện chính là việc Tôn Đức Thắng cho rằng GS Hưng không hoàn thành trách nhiệm xây dựng cho trường một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh trong khi trường đã đầu tư chi phí công sức để xúc tiến việc này.

Trong đơn kiện, Tôn Đức Thắng còn cho rằng GS Hưng “đã có dấu hiệu gian dối khi tự ý thỏa thuận về việc Nhà xuất bản Springer và ban biên tập sẽ là các nhà sáng lập song hành của tạp chí, gạt bỏ đi vai trò sáng lập của Tôn Đức Thắng. Ông Hưng còn chủ động thỏa thuận với Nhà xuất bản Springer rằng Springer là chủ của tạp chí”.

Lý giải về việc này, GS Hưng cho biết ý tưởng về việc lập một tờ báo khoa học chuyên ngành nghiêm túc được ông ấp ủ 20 năm nay nhưng chưa thực hiện được vì công việc ông quá bận rộn. Tuy nhiên, khi nghỉ hưu và hợp tác với TĐT ông nêu lên ý tưởng này và ban đầu được sự đồng tình của lãnh đạo TĐT.

Giữa năm 2012, GS Hưng tiến hành liên lạc với 80 nhà khoa học danh tiếng trên thế giới mà ông có mối quan hệ bày tỏ ý định xây dựng tạp chí. Thật bất ngờ có tới 60 người phản hồi đồng ý và tham gia vào ban biên tập tờ APJCEN. Ban biên tập đã đồng ý bầu chọn người khởi xướng là GS Nguyễn Đăng Hưng làm tổng biên tập.

GS Hưng cho biết việc có một ban biên tập đủ uy tín đã khó nhưng để duy trì tờ báo hoạt động càng khó hơn. Muốn tồn tại thì bắt buộc phải có sự hỗ trợ của một nhà xuất bản có uy tín. Các tạp chí khoa học danh tiếng cũng chọn cách làm này. Thế giới có ba nhà xuất bản danh tiếng mà các tạp chí mới mở muốn liên kết là Springer (Đức), Pergamon (Mỹ) và Elserves (Hà Lan).

GS Hưng đã liên lạc với nhà xuất bản Springer và hai bên đã đi tới thỏa thuận là Springer là “chủ quản” lo phần “xác” của tạp chí APJCEN và GS Hưng cùng ban biên tập lo cho phần “hồn”, tức là nội dung của tạp chí.

GS Hưng cho biết cái khó của việc thành lập một tạp chí khoa học tầm cỡ quốc tế là người có ý tưởng và sáng lập phải là một nhà khoa học có đủ uy tín để lôi kéo các nhà khoa học tham gia.

Về việc Tôn Đức Thắng cho rằng ông Lê Văn Út (quyền trưởng phòng quản lý phát triển khoa học và công nghệ của Tôn Đức Thắng) thúc đẩy thành lập tạp chí, GS Hưng cho biết thời điểm đó ông Út là trợ lý của GS Hưng nên chỉ giúp gửi tài liệu, liên lạc với nhà xuất bản sau khi GS Hưng đã dùng uy tín của mình kêu gọi các giáo sư chuyên ngành tham gia với tạp chí.

“Tôi đã viết hàng trăm thư điện tử và các nhà khoa học lừng danh trên thế giới đã phúc đáp tích cực lời mời của tôi tham gia ban biên tập. Ông Út là một tiến sĩ toán học chưa bao giờ có một công bố về ngành cơ học tính toán làm gì có khả năng tập hợp các nhà khoa học danh tiếng về ngành cơ học tính toán được? Ông Út nói ông chính là người thuyết phục Springer đồng ý hợp tác sao ông không kêu gọi Springer hợp tác với TĐT làm tờ báo khác đi sao cứ phải giành APJCEN”, GS Hưng nhấn mạnh.

Trong thư đồng ý hợp tác với tạp chí APJCEN, nhà xuất bản Springer lên tiếng ủng hộ bởi “GS Nguyễn Đăng Hưng là một nhà khoa học lừng danh, với tiếng tăm tốt trên lĩnh vực cơ học và tính toán cơ học. Với mối liên hệ và ảnh hưởng của ông, chúng tôi cho rằng ông sẽ giúp một cách quyết định cho việc quảng bá tờ báo. Chúng tôi chờ đợi là tờ báo sẽ phát triển nhanh chóng”.

Thế nhưng trong email (thư điện tử) của ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Tôn Đức Thắng, gửi cho GS Hưng lại cho rằng APJCEN “không phù hợp với đề án ban đầu và tạp chí này cần phải thuộc về trường Tôn Đức Thắng”. Ông Danh đòi hỏi Tôn Đức Thắng cần được coi là nhà sáng lập APJCEN và có quyền bổ nhiệm tổng biên tập ở đây là GS Hưng.

Trước tình hình này, GS Hưng đã gửi email cho ông Danh lý giải nội dung một tờ báo khoa học đúng nghĩa phải do các nhà khoa học đề xướng và của nhà khoa học. Ban biên tập tờ báo phải là những nhà khoa học có thâm niên, đủ khả năng đảm bảo chất lượng cho tờ báo. Tuy nhiên, cũng cần có một nhà xuất bản chuyên nghiệp để đứng ra quảng bá trên toàn cầu. Đó chính là lý do nhà sáng lập phải là ban biên tập và nhà xuất bản Springer.

Đồng thời GS Hưng còn viết thêm: “Tuy nhiên quyền lợi và uy tín của Tôn Đức Thắng sẽ được đảm bảo vì APJCEN có tổng biên tập, phó tổng biên tập là người đến từ Tôn Đức Thắng, có ban thư ký, có địa chỉ chính thức tại trường Tôn Đức Thắng. Trên tinh thần và trước thế giới khoa học, APJCEN là xuất phát từ trước Tôn Đức Thắng”.

Đồng thời bản thân GS Hưng còn đấu tranh để Springer đồng ý để logo của Tôn Đức Thắng xuất hiện trên bìa tạp chí APJCEN miễn phí trong một năm. Ngoài ra, nếu muốn Tôn Đức Thắng có thể xuất bản và quảng bá bản in của APJCEN sau khi thống nhất với Springer.

Theo GS Hưng với những quyền lợi này, ban đầu ông Lê Vinh Danh đã đồng ý. Tuy nhiên vào ngày 27.2.2014, ở thời điểm tờ báo ra số đầu tiên, ông Danh lại yêu cầu “Tôn Đức Thắng phải là đơn vị sáng lập tạp chí và GS là người được nhà trường bổ nhiệm làm tổng biên tập theo hợp đồng”.

GS Hưng cho biết: “Tôn Đức Thắng phân công tôi là tổng biên tập qua văn bản nào và trên cơ sở gì? Hợp đồng tôi ký với Tôn Đức Thắng chưa hề nhắc tới từ tổng biên tập”.

Trước sự bất đồng khó hòa giải, Tôn Đức Thắng và GS Hưng đã đi đến thống nhất chấm dứt hợp đồng cố vấn cao cấp từ ngày 1.4.2014. Đồng thời, GS Hưng đã có email thông báo đến ban biên tập và nhà xuất bản Springer về việc “nghỉ chơi” với Tôn Đức Thắng vì những đòi hỏi của lãnh đạo trường này.

“Trong một thỏa thuận giữa ban biên tập và Springer, kiện tụng liên quan đến tờ báo sẽ được thụ lý ở tòa án Singapore”, GS Hưng nói.

Phần trên lấy từ link: Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lên tiếng về việc bị Đại học Tôn Đức Thắng kiện

Nhận xét về Nguyễn Đăng Hưng

"Thật là một đặc ân và là niềm hạnh phúc cho tôi khi được quen biết GS. Nguyễn Đăng Hưng. Thật vậy, trước khi tôi trở thành người đồng nghiệp, ông chính đã là người thầy, người hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tiến sĩ của tôi. Thầy Hưng là một người có lòng đam mê đặc biệt và luôn luôn bận rộn trong nghiên cứu khoa học. Chúng tôi thường tranh luận gay gắt với nhau về các chủ đề khoa học và chính trị nhưng luôn luôn trên cơ sở chân tình và thân thiện. Thầy cũng là một người đã có công phát triển các chương trình tính toán rất đặc sắc. Điều quan trọng Thầy đã dạy tôi là luôn luôn nhận thức cơ sở lý thuyết cơ bản môt cách sâu sắc trước khi bước vào những lập trình ứng dụng. Thầy còn là một nhà yêu nước đáng kính phục. Tôi có cảm tưởng Thầy có khả năng chuyển hóa nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng họ đến việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn". Lời của giáo sư Géry de Saxcé (ĐH Khoa học và Công nghệ Lille)[1]

Nhà văn Thái Doãn Hiếu nói về ông như sau "Nguyễn Đăng Hưng là một Việt kiều biểu trưng cho tinh thần lá rụng về cội. Tâm hồn anh trở nên thư thái khi quyết định hồi hương về sống nốt những năm cuối đời ở cố hương trong tình nhà nghĩa nước với bà con ruột rà thân thuộc."[2]

Giáo sư Giulio Maier (Đại học Kỹ thuật Milan) nhân dịp nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Tôn Đức Thắng, đã nói về ông như sau "[…] phát xuất từ cảm giác cá nhân tôi khi tôi đọc những bài thơ (tiếng Pháp) do GS Nguyễn Đăng Hưng sáng tác. Tôi cho rằng việc này có liên quan đến những thành quả đa dạng của nhiều vai trò của ông trong việc quảng bá giáo dục cao cấp ở nhiều nước khác nhau, những thành quả khoa học đa dạng về cơ học ứng dụng của ông mà quốc tế đã ghi nhận có giá trị. Cuốn sách tập hợp những công bố chọn lọc của ông (mà tôi rất vui và vinh dự đã viết bài vào đề) sẽ được cộng đồng quốc tế thưởng lãm."[3][4]

Giáo sư Hoàng Tụy nói về ông trong lời tựu cuốn sách "tuyển chọn các bài báo từ các học trò của ông" như sau: "Tôi ngưỡng mộ GS Nguyễn Đăng Hưng về sự quan tâm, tận tụy của ông đối với sự nghiệp chấn hưng và cải tổ nền giáo dục nước nhà. Tôi đã đọc nhiều bài viết của ông trên các cơ quan ngôn luận đại chúng Việt Nam và điều tôi thích thú là chúng tôi có nhiều tương đồng về quan điểm, về hệ giá trị cần thiết cho công cuộc đổi mới hệ thống đại học tại Việt Nam."[5][6]


BỔ SUNG VỤ KIỆN TỤNG Vì các thông về vụ kiện chưa được rõ ràng trắng đen, đa chiều nên WIKI có thể cho vào box thảo luận này. Các ngòi bút trên các tờ báo này liệu có đáng tin cậy hoàn toàn hay là sự cấu kết, mua chuộc nhằm hãm hại danh tiếng của GS Hưng?... Cái này WIKI chắc không thể biết được?... Vì vậy các thông tin về vụ kiện hoặc là xóa đi hoặc là chờ đợi kết quả chính thức trong tương lai rồi đăng bài. Cảm ơn bạn đọc! 113.161.93.21 (thảo luận) 04:26, ngày 25 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đây là vụ kiện có thật cho nên tôi sẽ viết vào bài dù theo đúng thông tin, còn định hướng là tùy vào độc giả, không thể viện cớ cấu kết thì bỏ qua được.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:50, ngày 25 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

MỘT VÀI VÀI NỘI DUNG VỀ VỤ KIỆN[sửa mã nguồn]

Trên Kinh tế Saigon” Ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Srpinger đã khẳng định trước công luận hai điều căn bản:

1. Chủ sở hữu của tạp chí Asian-Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN) do GS Nguyễn Đăng Hưng làm Tổng biên tập và chủ nhân chính thức là nhà xuất bản Springer.

2. Trong hợp đồng thành lập tạp chí này, trường Đại học Tôn Đức Thắng không hề được nhắc đến. Với tinh thần trách nhiệm, để giúp cho TĐT quảng bá thương hiệu của mình, GS Nguyễn Đăng Hưng đã yêu cầu Springer chấp nhận cho TĐT là đối tác song hành.

Đính kèm:

Hợp đồng sáng lập APJCEN TBT-Spinger http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/APJCE-Agreement-Springer_NDH.pdf


113.161.93.21 (thảo luận) 04:51, ngày 25 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên GS Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học, một nhân cách
  2. ^ Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng 70 tuổi vẫn còn xuân chán"
  3. ^ Computation and modeling in structural and mechanical engineering. Page, Volume 1, Tri Thuc Publisher, 2012"
  4. ^ Phát biểu của GS Giulio Maier tại Đại học Tôn Đức Thắng"
  5. ^ Modeling in Mechanical and civil engineerng, page v, LAP Lambert Academic Publishing, 2010"
  6. ^ GS Hoàng Tụy viết về GS Nguyễn Đăng Hưng