Thảo luận:Sao Diêm Vương

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi ThiênĐế98 trong đề tài Link hư

Diêm hay Minh[sửa mã nguồn]

Báo lỗi: Chữ 冥 là chữ Minh tối tăm như U minh, sao đọc Diêm? Mục nối với Diêm Vương cũng bị lỗi vì chữ Diêm Vương viết là 閻王. Ai chịu trách nhiệm cho Thiên văn học nên sửa lại là Minh Vương tinh, và sửa luôn cả cái Reference chỉ đến Diêm Vương. Mấy cái tên sao tôi giúp ghi chữ Hán cho chắc cú. Thiên Bình/Xứng là một, có lẽ họ phiên thiết sai chữ 秤, thấy thành phần Bình bên phải vội đọc là Bình. Nếu có đặt tên chuẩn nên gọi là Thiên Xứng. --Baodo 16:22, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hông dám phê bình anh; nhưng vốn chữ "minh" tiếng Việt cũng có nghĩa là "sáng" (anh thừa biết chữ minh này trong Hán ngữ viết nhiều nét quá làm tui sợ) Như vậy để chính xác phải gọi là "hành tinh vua tối tăm" ... nếu không tui lại tưởng trên đó sáng trưng. (kidding)
Bây giờ nghiêm túc đây: đây chỉ là 1 phản thí dụ về chuyện ngôn ngữ - Tui chưa hiểu giờ anh định dùng chữ 冥 hay chữ 閻 đây: Bên Hán ngữ thấy họ ghi là "冥王星" tức là "Minh vương tinh" hà hà. Vậy thì hoặc ông tổ ngành thiên văn Việt Nam làm bậy kéo theo mấy chục năm con cháu xài luôn hay là bên Tàu họ đổi tên ? Phản thí dụ về ngôn ngữ học này hay đó! Anh giờ theo xu hướng nào -> Sửa tiếng việt lại cho đúng hay sửa tiếng Tàu ? Theo tôi nên chú thích ra trong bài; (chính trong ngành tin học khi thấy nhiều chữ dịch trật nghĩa nhưng khi viết chỉnh lại thì bị người ta phản đối dữ dội đến nổi tui không muốn viết nữa mà ngành tin học này lâu lắc gì cho cam nó chỉ mới du nhập mạnh vào Việt nam gần 10 năm thôi) Bây giờ "sống chết hai đàng anh nên chọn 1"
Còn chữ Thiên Xứng nên theo đúng ý Anh vì cho đến nay Thiên Bình/Thiên Xứng còn chưa đến nổi nào tôi vẩn nghe nhiều ngưòi gọi là "Thiên xứng"
Hy vọng lần này sẽ có thêm ý kiến nhiều người

Loạt bài về các hành tinh trong Thái Dương Hệ (Hệ Mặt Trời) được viết bởi User:David và tôi. Các chú thich về từ nguyên (kể cả chữ Hán) là tôi viết. Khi đến bài Diêm Vương Tinh tôi đã chú ý 冥王 và "Diêm Vương" (tên mà tôi được nghe quen). Lúc đó tôi nghĩ đó là cách dịch theo ý nghĩa (冥 = "tối" → chỗ tối → địa ngục), không phải là lối dịch theo xát chữ. Bây giờ, dùng Google, chúng ta thấy:

  • "Diêm Vương Tinh" có hơn 1000 hit
  • "Minh Vương Tinh" có 41 hit - nhiều hit là truyện kungfu

Tôi nghĩ là chúng ta phải giải thích trong bài và làm một redirection cho Minh Vương Tinh.

Mekong Bluesman 17:35, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không phải vậy, tôi không biết từ Hán-Việt Diêm Vương tinh lấy từ đâu, nếu là tên Hán-Việt, ắt phải có chữ đi kèm, và chữ Diêm đó là chữ Diêm gì? Tôi chỉ cho biết là chữ Hán chú thích như vậy là sai. Có từ Diêm Vương tinh thật? Tôi gõ Diêm Vương Tinh chữ Hoa "閻王星" tìm ra 90 hits với nhiều trang vớ vẩn, Minh Vương tinh ra "冥王星" 446.000 và đúng là có liên hệ với Thiên văn. Tôi chỉ muốn nêu ra một mâu thuẫn để ai biết chỉnh lại. Cảm nhận riêng tôi: Tên Diêm Vương, nếu thật có thì có lẽ là tên phụ vì không đúng tinh thần khoa học cho lắm. --Baodo 17:54, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Giải thích của "diêm vương" có thể tìm thấy tại đây. Mekong Bluesman 18:17, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vì đã biết rõ nên tôi đã chỉnh bài lại chút ít rồi. Xem như đã giải quyết vấn đề.--Baodo 18:28, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Kì này anh chủ quan rồi: Chữ Diêm vương Tinh đựoc dùng và dạy trong SGK cũ (chương trình thiên văn học Đệ Tam thì phải)nhưng chữ Minh Vương tinh gần như chưa hề có ... mặc dù nó là chữ đúng nhưng người Việt chưa hề xài tới ... Lần này anh muốn chỉnh cách nào thì chỉnh! Còn nếu anh phán chữ Diêm đó là chữ Diêm gì? thì xin thưa chữ Diêm là Diêm không cần chữ Hán trong này. Ý của anh BM. là chính xác theo kiến thức của tôi: cho tới giờ tôi chưa có biết có người Việt nào dùng Minh Vương Tinh để chỉ "Diêm-Vương tinh" cả ngoại trừ Baodo. Còn đây là tui đoán (đại trật ráng chịu) : Có thể vì chữ Minh phát âm trong Việt ngữ rất dể lầm lẫn với ý nghĩa "sáng" nên tác giả đầu tiên có thể cố tình chuyển sang chữ Diêm đi với Vương để cho nó có vẻ tối tăm như địa ngục hà ha!!!
Nhưng thôi chữ Baodo phát hiện ra là chữ đúng còn tại sao người Việt chưa dùng, không dùng thì "bắc thang lên hỏi ông trời"!
À Quên: Vậy giờ anh có định đổi tên bài thành "Minh Vương" minh tinh hông ?  : ^ )
Mệt ông LĐ này quá, vừa ló đầu ra bị ổng nắm ngay! Tôi hỏi lại: Ai ghi chữ 冥王星 vào bài rồi đọc Diêm Vương? Tôi ngây thơ, chỉ thấy sao đọc vậy, ha ha, và có ai nói trong bài là cách đọc Minh Vương "đúng", chỉ ghi thêm là varia lectio thôi mà? --Baodo 19:05, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chời ơi là chời oan cho con, con chỉ muốn cạo thôi chớ không muốn nắm. Nghe tui cạo quách đi không ai nắm kẻ trọc đầu!

Pluto được khám phá trong thập niên 1930...có lẽ ảnh hưởng của Trung Hoa lúc đó đã yếu. Người Việt đặt tên khác người Tàu cũng chẳng gì lạ. x. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, v.v. Nguyễn Hữu Dng 19:01, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ giả thuyết này nhưng cùng chẳng có gì để chứng minh và cuối cùng cùng không biết ra sao ngày sau ?

Tôi thấy giả thuyết người ta tránh dùng chữ "Minh" vì có thể gây ra hiểu lầm có lý. Nguyễn Hữu Dng 19:49, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trong tiếng Hán, Minh Vương là gì? Có tương đương với Diêm Vương của tiếng Việt không? Nếu không, tôi nghĩ chữ Diêm Vương tinh được dịch từ các ngôn ngữ Tây phương (Hades, Pluto - trong thần thoại Hy Lạp là vua âm phủ) chứ không phải chữ Hán? Lúc hành tinh này được khám phá, có lẽ ảnh hưởng của Pháp mạnh hơn. Nguyễn Hữu Dng 20:02, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Minh vương = vua của khu vực u tối (hoặc vua u tối), hiểu xa có thể là Diêm vương :^), vì Pluto cách xa mặt trời nhất so với các ht khác. Nhưng theo tôi, cách gọi Diêm vương pejorative quá trong lĩnh vực khoa học. Nhưng đây chỉ là ý riêng. --Baodo 20:10, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên gọi 冥王 như "diêm vương" là sai; dĩ nhiên dịch (interpret) 冥王 thành "diêm vương" đòi hỏi poetry license. Nhưng, đọc Nguyễn Hữu Dụng bên trên, từ "thần Pluto" sang "Diêm Vương" thì, theo tôi, rất đúng. Mekong Bluesman 20:20, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Người VN chỉ dùng Diêm Vương Tinh hoặc Sao Diêm Vương chứ không ai dùng Minh Vương Tinh hoặc Sao Minh Vương cả, còn người TQ thì chỉ dùng Minh Vương Tinh. Có 2 lý do biện minh:

1. Chữ minh xưa nay thường được người Việt hiểu sáng, còn chữ minh khác (đồng âm khác nghĩa) có nghĩa ngược lại (u tối) ít được biết tới. Kể cả khi biết cả 2 nghĩa thì dùng như vậy sẽ gây lẫn lộn, hiểu lầm, hoặc không biết nên chọn nghĩa nào.

2. Tên gọi hành tinh này do người Việt dịch thẳng từ tiếng Tây Pluto(n) không tham khảo "anh Tàu", lấy luôn từ thông dụng trong tiếng Việt là Diêm Vương. Có khá nhiều trường hợp tên gọi trong 2 tiếng Việt và Hán không trùng nhau, chẳng hạn kinh tuyến trong tiếng Việt là tý ngọ tuyến trong tiếng Hán. Hồi sang tham quan TQ, tôi phát hiện ra là TQ không dùng từ khách sạn như VN mà dùng tửu quán, tửu điếm, tửu lầu chi đó để gọi khách sạn. 1 ví dụ khác bên Tàu và Nhật, Hàn: republic tiếng Anh ban đầu được TQ dịch là Dân quốc, nhưng anh Nhật lại dịch là Cộng hòa, sau này du nhập vào TQ, do đó ta có Trung Hoa Dân quốc, Đại Hàn Dân quốc, Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc.--Nguyễn Việt Long 14:47, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

PS. Vì chỉ người Việt dùng Diêm Vương Tinh, do đó không nên chú tiếng Hán ở Diêm Vương Tinh, vì bên TQ không dùng.--Nguyễn Việt Long 14:53, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Quán nào cũng bán rượu cả hay sao vậy? Nguyễn Hữu Dng 15:31, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với cách giải thích bên trên của Nguyễn Việt Long và, do đó, đã viết lại phần introduction. Mọi người nên đọc và cho tôi biết ý kiến. Mekong Bluesman 03:26, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nói chính xác thì hotel được dịch trong từ điển là lữ điếm /quán /xã, có khi là tân quán, [đại] phạn điếm (phạn=cơm, bữa ăn). Nhưng trong các biển đề kèm tên riêng thì thấy đa số là tửu điếm. Còn từ khách sạn thì từ điển ghi là quán trọ, khách sạn nhỏ (trong tiếng Việt). Từ bảo tàng của tiếng Việt thì họ gọi là bác vật quán.--Nguyễn Việt Long 15:33, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Diêm Vương và Thần Chết[sửa mã nguồn]

Đa số người Việt nghe đến tên Diêm chúa là sợ vãi lúa rồi (vì ông ta như thần chết, ai bị ông ta kêu án nữa đêm thì không sống được tới canh ba), vì Diêm Vương cũng như Trời, Thần có tính tín ngưỡng phổ biến. Người Âu Mỹ chắc nhìn Pluto như một nhân vật thần thoại nên không đáng sợ như vậy. Hình như còn có con chó hoạt hình Walt Disney tên là Pluto nữa. Seforadev 20:25, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là nên phân biệt giữa Diêm Vương (hay thần Pluto) và Thần Chết (hay Thanatos). Thanatos "làm việc" chết, tạo ra nó; trong khi Pluto chỉ là người quản lý tại địa ngục. Mekong Bluesman 20:36, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ở Á Đông, Diêm Vương vừa là Pluto vừa là Thanatos vậy. Vì thuộc hạ của ông ta đi bắt hồn người ta theo lệnh ông ta mà.Seforadev 20:40, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thế có ai thấy Thanatos chưa mà cải: Ông này mặc đồ thụng dài màu Xanh lam xám lợt cao gần 2m, vác cái lưỡi hái dài thòng , cách nay mấy chục năm ổng đến đòi lôi tui đi nhưng tui dữ quá nên ông nói cho mầy nợ đó xem mày làm được gì trên dương thế.
Sao giống nhân vật Constantine quá vậy? Ông mà ngay cả tử thần cũng chịu thua, sao tui chơi lại :D, chạy!!!! --Baodo 22:07, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Diêm la[sửa mã nguồn]

Tôi có thể sai, và rất, rất có thể trong trường hợp này, nhưng tôi nhớ có một từ Việt cổ là "diêm la" dùng để chỉ địa ngục. Tôi không biết từ này có gốc Hán, hay có thể gốc Phạn (qua Hán và vào Việt). Có ai xác nhận từ này cho tôi được không?

Do đó, "diêm" trong "Diêm Vương Tinh" có thể đến từ "diêm la".

Còn nếu "diêm la" chưa bao giờ tồn tại thì mọi người có thể xem "ông già" Mekong Bluesman, đã mất gần hết chất xám, như một người nhìn màu trắng thành màu đen!

Mekong Bluesman 19:42, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hôm nay gọi Diêm Vương nhiều quá, coi chừng ổng lên, lúc đó tranh luận cũng không được ấy nhé! Diêm Vương, chữ Diêm quả là gốc tiếng Phạn, phiên âm đủ là Diêm-ma vương (閻魔王, sa. Yama-rāja), hoặc gọi là Diêm-la vương (閻羅王). Diêm-ma vương cai trị địa ngục cùng với người em gái có tên là Yamī (Thần thoại và Vũ trụ quan Ấn/Phật giáo). Nói cho ông tướng Mekong Bluesman mừng :) --Baodo 19:57, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cám ơn Baodo đã giải thích rất rõ về từ nguyên của "diêm la". Như vậy là "ông trẻ" Mekong Bluesman rồi! Thích quá! Tặng Baodo một ly e-cà phê. Còn "ông tướng" Mekong Bluesman thì chắc chắn là không có rồi - lần cuối tôi dùng một cây súng, người chỉ dẫn quay nó ngược lại và nói "You are holding it the wrong way, sir"! Vũ khí của tôi là bút, hay đúng hơn, bàn phím của máy tính. Mekong Bluesman 20:20, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Không có gì cả, cảm ơn ông Bát Long Thanh Nhân về tách e-cà phê. Ông còn khoẻ hơn nhiều người lắm.... và có hạnh nhẫn nhục siêu việt. Chúc ông sao mà luyện đến cấp Nhẫn nhục ba-la-mật thì hết chuyện để bàn & làm kiếp này, nói chi đến tên Diêm-la vương quèn đang được nhắc đến nữa :). Cheers!

Về một số thuật ngữ trong bài[sửa mã nguồn]

1. AU nên dịch là đơn vị thiên văn như các sách VN vẫn làm. Có thể viết tắt là đ.v.t.v. hoặc đvtv.

2. Cận điểmviễn điểm ở đây phải biết rõ là đối với cái gì, ở đây là điểm cận nhậtđiểm viễn nhật, khác với thông số điểm cận địađiểm viễn địa.

3. Nên dùng hệ Mặt Trời là chính, Thái Dương hệ là phụ (cách gọi khác).

4. Kinh độ điểm mọc rất khó hiểu, ở đây nên dùng hoàng kinh của điểm nút lên. Có 2 điểm nút khi mặt phẳng quỹ đạo thiên thể cắt mặt phẳng hoàng đạo: điểm nút lên & điểm nút xuống.

5. Chu kỳ biểu kiến đúng ra là chu kỳ giao hội (synodic period). Ngoài ra còn có chu kỳ (theo) sao (sidereal period), chu kỳ điểm nút (nodal/nodical period), chu kỳ cận điểm (anomalistic period). Chữ biểu kiến thường tương ứng với apparent trong tiếng Anh.--Nguyễn Việt Long 15:16, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi có thể giải thích cho Nguyễn Việt Long vì một năm trước, khi số thành viên là vài chục và số người viết là ... 3, thì loạt bài về hành tinh được viết bởi Davidtôi, hai người yêu tiếng Việt (trong số nhiều tiếng khác) nhưng không phải là người Việt. David (sinh viên astronomy người Bỉ) và tôi (astronomer trong vườn sau nhà) dịch các bài này từ Wikipedia tiếng Anh và tiếng Pháp. Chúng tôi không tìm được các thuật ngữ cho thiên văn học trong tiếng Việt, nhưng về sau vì có các thành viên mới hơn như User:Vương Ngân Hà, User:Tttrung, User:Nguyễn Thanh Quang... giúp đỡ nên các bài đó có ít bớt các dấu ? bên cạnh các thuật ngữ. Bây giờ có thêm một người nghiên cứu thiên văn học là người Việt thì chúng ta có thể bỏ hết các dấu ? bên cạnh các thuật ngữ còn lại.
  1. Tôi dùng "AU", thay vì "đơn vị thiên văn" dù tôi biết đến nó, vì AU là chuẩn của International Astronomical Union. Bây giờ chúng ta có thể dùng cả hai từ, với chú thích. Bình thường, tôi thích dùng các từ, các thuật ngữ... của các tổ chức quốc tế để độc giả có thể tham cứu thêm nếu cần thiết.
  2. Nếu Nguyễn Việt Long click vào Cận điểmViễn điểm trong bài sẽ thấy là chúng dẫn đến các bài về cận điểm và viễn điểm trên quỹ đạo - một khái niệm (idea) bao gồm điểm cận nhậtđiểm viễn nhật cho các hành tinh của hệ Mặt Trời, cũng như "điểm cận địa" và "điểm viễn địa" cho các vệ tinh chung quanh Trái Đất, hay "điểm cận Vegas" và "điểm viễn Vegas" cho các thiên thể chung quanh sao Vegas... Do đó tôi nghĩ là không cần phải sửa thành điểm cận nhậtđiểm viễn nhật.
  3. Tôi sinh ra tại Hà Nội trong thập niên 1940, ra khỏi Việt Nam trong thập niên 1960, do đó tôi chính là người dùng các từ cổ như "Diêm Vương Tinh" thay vì "Sao Diêm Vương", hay "Thái Dương hệ" thay vì "hệ Mặt Trời", "Bảo Gia Lợi" thay vì "Bun-ga-ri" (Quelle horreur!), đôi khi "Tô Cách Lan" và "Ái Nhĩ Lan" thay vì "Scotland" và "Ireland"... Các từ này được dùng như các từ đồng nghĩa tại Wikipedia tiếng Việt, tuy rằng các từ mới hơn sẽ được dùng nhiều hơn vì số lượng của các thành viên mới.
  4. Longitude of the ascending node đã được dịch thành "Kinh độ điểm mọc" vì lúc đó chưa ai có thể dịch được nó. Ascending node dịch thành "điểm mọc" hay "điểm lên" cũng được vì "lên" và "mọc" đồng nghĩa. Longitude thành "kinh độ" hay "kinh tuyến" hay "hoàng kinh" như Nguyễn Việt Long đề nghị?
  5. Tôi đồng ý với một cách dịch mới cho synodic period. Nếu Nguyễn Việt Long đọc lại lịch sử các bài về hành tinh sẽ thấy David dùng nghĩa tôn giáo của từ synodic để dịch cụm từ synodic period! Tôi biết đó là sai và đã dùng một phrase thuần Việt để dịch nó: "Chu kỳ nhìn từ Trái Đất" - một phrase mà tôi nghĩ là ai cũng hiểu, biết hay không biết Hán-Việt. Về sau, chắc một thành viên khác đã sửa thành "chu kỳ biểu kiến".
Mekong Bluesman 03:40, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Xin mời Nguyễn Việt Long viết các bài sau:
Sau khi có các khái niệm này, mời tiếp bạn xứ tự nhiên sửa trong các bài liên quan để thống nhất. Mong tiếp tục được hợp tác với bạn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:49, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

1.Bác Mekong Bluesman dùng AU với lý lẽ đó là chuẩn quốc tế cũng có lý, nhưng bạn đọc ngoại đạo bập vào bài thấy ngay đơn vị AU chả hiểu là cái gì, giải thích thì chưa có (AU còn màu đỏ chóe), vậy thì hiệu quả truyền đạt không cao. Tôi thấy các sách Pháp hoặc Nga họ chỉ dùng từ và viết tắt của họ chứ không dùng tiếng Anh, chẳng hạn người Pháp viết tắt là UA theo tiếng Pháp (unité astronomique).

2. Nguyên nhân chính tôi muốn bảo vệ tên gọi hệ Mặt Trời là vì muốn bảo vệ trật tự cú pháp tiếng Việt, điều đó quan trọng hơn sự lựa chọn "Thái Dương" hay "Mặt Trời", "Bảo Gia Lợi" hay "Bun-ga-ri"...

3. Các thuật ngữ hoàng kinh (ecliptic[al] /celestial longitude), hoàng vĩ (ecliptic[al] /celestial latitude) là những thuật ngữ đã được dùng tương đối thống nhất trong các sách thiên văn tại VN, khi đó dùng hệ tọa độ hoàng đạo. Trong hệ tọa độ xích đạo thì là xích kinh và xích vĩ. Trường hợp "điểm nút" cũng vậy. Còn về lý mà nói thì "điểm mọc" thường gợi liên tưởng trực quan là thiên thể đó nhô lên khỏi đường chân trời nhìn từ Trái Đất, đối nghĩa với lặn, chứ áp dụng vào điểm quỹ đạo nhô lên khỏi 1 mặt phẳng trừu tượng thì chưa vững. Còn từ "điểm lên" thì chưa lột tả được ý nghĩa nó là điểm giao cắt của quỹ đạo thiên thể với mặt phẳng hoàng đạo. Toàn bộ quỹ đạo thiên thể có vô số điểm lên và điểm xuống, do đó chữ "nút" thêm vào là rất xác đáng.

4. Tốc độ vũ trụ cấp II có thể gọi là tốc độ thoát ly.

5. Tôi không dám hứa trước sẽ viết những gì vì còn phụ thuộc thời gian rỗi. Đúng là phê phán dễ hơn thực hiện (nói dễ hơn làm). Viết 1 bài đòi hỏi thời gian, suy tư hơn rất nhiều so với mấy dòng góp ý hoặc sửa 1 bài có sẵn. Do đó tôi rất phục những người bỏ công sức đột phá vào lĩnh vực gai góc này.--Nguyễn Việt Long 11:59, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

  1. Tôi không biết là bên Wikipedia tiếng Nga họ dùng cách viết tắt của tiếng Nga cho AU. Tôi biết là International Astronomical Union xem AU và UA như hai chữ đồng nghĩa (chắc là để hài lòng hai nền văn hóa quan trọng này) nhưng dùng AU trong các bài vì các thành viên trẻ sống tại Việt Nam của Wikipedia đã chứng minh cho tôi là đa số họ biết tiếng Anh (ảnh hưởng của "toàn cầu hóa"?!!).
  2. Nếu AU còn đỏ thì chắc một thành viên nên viết về nó càng nhanh càng tốt, nhưng tôi nghĩ là trong các lãnh vực thì môn thiên văn học có thể có ít người viết nhất. (Tôi cũng đoán "đỏ chóe" là "rất đỏ", đúng không? Nguyễn Việt Long nên nhớ là tiếng Việt của tôi tuy rất tốt nhưng các idiom và các "tiếng lóng" thì tôi không có thể theo sát được. Một thành viên khác, ông Nhân Võ, còn có tên là Làng Đậu, cũng thích viết với nhiều "tiếng lóng" làm tôi nhiều khi phải đọc nhiều lần nhưng không hoàn toàn hiểu. Một số khác thích dùng các cách viết tắt làm những người như tôi hoàn toàn không hiểu!)
  3. Các thuật ngữ như Longitude of the ascending node, Argument of the perihelion... cần một người chuyên môn về Thiên Văn Học, biết các tiếng Anh, Pháp, Đức, Latinh, Hán và là người Việt dịch.
  4. Tôi hoàn toàn đồng ý với cách dịch lại của thuật ngữ Escape velocity. Tôi biết là có các sách giáo khoa tại Việt Nam dùng "Tốc độ vũ trụ cấp I", "Tốc độ vũ trụ cấp II", "Tốc độ vũ trụ cấp III"... nhưng cách dùng đó làm răç rối một khái niệm, trong tương lai nếu loài người muốn đi xa hơn nữa thì chúng ta sẽ có cấp 5, cấp 6, cấp 7... sao? Do đó, "tốc độ thoát ly" là hay nhất vì nó bao gồm các "cấp".
Mekong Bluesman 18:53, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

"Tốc độ vũ trụ cấp I", "Tốc độ vũ trụ cấp II", "Tốc độ vũ trụ cấp III" là học theo tiếng Nga đấy, bác ạ. Có thời sách khoa học chủ yếu là sách Nga, người đi du học Nga về đông nhất (trong đó có tôi). Nước mình có một số thuật ngữ mỗi anh dịch theo thứ tiếng mà mình biết. Ví dụ cái thứ bức xạ tràn ngập vũ trụ có từ thuở hồng hoang mà có 2 kỹ sư vô tuyến tìm ra rồi được giải Nobel ấy, ngày trước người ta gọi theo tiếng Nga là bức xạ tàn dư, gần đây gọi theo tiếng Anh là bức xạ phông /nền vũ trụ (cosmic background radiation), thế nhưng dịch giả dịch mấy cuốn sách của Trịnh Xuân Thuận từ tiếng Pháp thì gọi nó là bức xạ hóa thạch. Đối với người ngoại đạo mà đọc sách khoa học như vậy thì chẳng biết đâu mà lần, có ai ngờ nó chỉ là một thứ bức xạ.--Nguyễn Việt Long 15:52, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bây giờ họ đã có thể lần lại được rồi khi ấn vào bức xạ tàn dư vũ trụ, bức xạ hóa thạch vũ trụ, ... - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:07, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Hồng hoang" chắc là Hán-Việt nhưng tôi không biết là gì; "ngờ" thì tôi biết chắc là đến từ "nghi ngờ" hay "nghĩ là..."; còn "lần" là gì? "Tìm ra...", đúng hay sai?
Cám ơn Nguyễn Việt Long và Trần Thế Trung đã giải thích. Trong 3 cách dịch của loại bức xạ đó, tôi thấy "bức xạ tàn dư" và "bức xạ hóa thạch" gần với cái "bức xạ còn lại sau Big Bang" hơn là "bức xạ phông/nền", nhưng "bức xạ phông/nền" diễn tả đúng sự kiện tại thời điểm này vì bức xạ đó có tại khắp nơi trong vũ trụ.
Mekong Bluesman 17:58, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Lần: đg. 1. Sờ nắn nhẹ tay chỗ này qua chỗ khác : Lần lưng ; Lần tràng hạt. 2. Tìm kiếm khó khăn : Không lần đâu ra tiền. Nguyễn Hữu Dng 18:03, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Cám ơn Nguyễn Hữu Dụng. Tôi cũng dùng website đó nhưng tôi không biết tại sao lúc đó tôi chỉ thấy "404 Not Found". Bây giờ thì OK. Mekong Bluesman 18:17, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Clearing the neighbourhood[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ dịch ra cũng không hẳn là "hút sạch vật thể quanh quỹ đạo" của hành tinh đâu, nó vẫn còn có các vệ tinh tự nhiên xung quanh nó cơ mà. Xem thêm tại en:Clearing the neighbourhood. Casablanca1911 06:05, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Thế Casa đề nghị dịch là gì? Dịch "cần phải có không gian sạch quanh quy đạo" thì càng không chính xác. Nguyễn Thanh Quang 06:19, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Ừ, có thể như vậy, cần phải có không gian sạch quanh quỹ đạo, và sẽ lại định nghĩa tiếp, "không gian sạch" đó là gì. Casablanca1911 07:13, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Từ tiếng Anh "clear" cũng được diễn giải là "sweep out", chẳng phải là "quét sạch" sao? Tiếp theo mới giải thích chi tiết, là còn lại vệ tinh, v.v... Avia (thảo luận) 07:29, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Đúng là nghĩa đen của từ dịch sang tiếng Việt như thế, nhưng bản chất của điều 3 không phải về vấn đề này, mà nó là việc quy định các quỹ đạo các hành tinh không được cắt chéo nhau. Casablanca1911 07:35, 25 tháng 8 2006 (UTC)

"hút sạch vật thể nhỏ hơn nó nằm trong quỹ đạo của nó" cũng không ổn. Sao Thổ vẫn được gọi là hành tinh cơ mà. Casablanca1911 07:39, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Ngay cả tiêu chuẩn ban đầu ("thiên thể cần có quỹ đạo quanh một ngôi sao"??? ) cũng viết không chuẩn. Tôi đã tạm sửa lại theo định nghĩa mới của IAU. Nếu nói quỹ đạo không cắt chéo nhau thì Sao Hải Vương không được coi là hành tinh sao, vì quỹ đạo của nó cắt với quỹ đạo của Sao Diêm Vương? Thế Casa diễn giải điều 3 một cách ngắn gọn thế nào? Nguyễn Thanh Quang 07:45, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Trong định nghĩa 3 tôi có mở ngoặc "ngoại trừ (các Mặt Trăng) của nó". Nguyễn Thanh Quang 07:58, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Diêm Vương có được gọi là hành tinh nữa đâu, nên quỹ đạo của nó cắt Sao Hải Vương cũng chẳng vấn đề gì. Còn điều 3 đã viết rồi mà: "Nó cần phải có một "khoảng không sạch" quanh quỹ đạo của nó". Casablanca1911 08:00, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Casa nói "bản chất của điều 3 không phải về vấn đề này, mà nó là việc quy định các quỹ đạo các hành tinh không được cắt chéo nhau", thế quỹ đạo Sao Hải Vương cắt với quỹ đạo của Sao Diêm Vương thì Sao Hải Vương không là hành tinh sao? Còn "khoảng không sạch" cũng chẳng rõ ràng và chính xác hơn điều 3 hiện tại. Nguyễn Thanh Quang 08:10, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Thế này nhé, Diêm Vương không phải là hành tinh, do vậy quỹ đạo nó cắt Sao Hải Vương thì Sao Hải Vương vẫn là hành tinh, điều 3 chỉ quy định là "quỹ đạo các hành tinh không được cắt chéo nhau".

Vậy vì vi phạm điều 3 nên Diêm Vương tinh không được coi là hành tinh phải không? Nguyễn Thanh Quang 11:46, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Theo "thiển ý" của tôi thì có lẽ là do điều 3 này. Casablanca1911 05:58, 26 tháng 8 2006 (UTC)
Vâng, thế thì trước khi vi phạm điều 3 thì Diêm Vương tinh vẫn được coi là hành tinh, mà quỹ đạo của nó với quỹ đạo của Hải Vương tinh cắt nhau, vậy tại Sao Hải Vương tinh vẫn là hành tinh còn Diêm Vương tinh thì không? Nguyễn Thanh Quang 06:17, 26 tháng 8 2006 (UTC)
Số lượng hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã được "chốt chặt" là 8 rồi, còn cuộc họp là để xem xét liệu Sao Diêm Vương có được tính thêm là hành tinh thứ 9 hay không. Tám hành tinh hày có quỹ đạo rõ ràng và thống nhất, trừ mỗi Hải Vương Tinh là có quỹ đạo bị quấy rối bởi một thiên thể khác là Diêm Vương Tinh. Do vậy, Hải Vương Tinh không là "đối tượng" chính của cuộc "xét xử" này, mà đối tượng chính là Sao Diêm Vương. Tuy nhiên, chắc cũng do không dám làm thất vọng lớn cho quốc gia có công phát hiện Sao Diêm Vương, nên người ta mặc dù không để cho nó tên gọi là hành tinh, nhưng cũng cố vớt vát với cái tên là "hành tinh lùn", một dạng của hành tinh. Casablanca1911 06:33, 26 tháng 8 2006 (UTC)
Lý luận khoa học phải chính xác và toàn diện, đã đưa ra tiêu chuẩn hành tinh rồi thì các tiêu chuẩn này cũng phải đảm bảo cho các hành tinh còn lại, không hề có tiên đề nào nói là "8 hành tinh kia là hành tinh không cần phải chứng minh hay sử dụng tiêu chuẩn kiểm tra". Tóm lại, tôi không thảo luận nữa vì tôi thấy toàn là suy diễn cá nhân của Casa, thôi chờ khi nào các bài bên tiếng Anh ổn định hoặc tìm được các bài báo khoa học đã. Nguyễn Thanh Quang 06:39, 26 tháng 8 2006 (UTC)

Nói người ta "chốt chặt 8 hành tinh" thì không hoàn toàn chính xác. Chỉ vì 8 hành tinh kia có kích cỡ lớn hơn hẳn Pluto nên khi thảo luận tiêu chuẩn thì Pluto bị "bất lợi" hơn mà thôi. Mà cuộc họp thực ra không phải vì Pluto mà vì UB313, xem UB313 có được kể là hành tinh thứ 10 không. Nhiều người cũng muốn "giữ lại" Pluto là hành tinh, nhưng để nhất quán thì phải thêm cả UB313, cả Charon, cả Ceres, như vậy sẽ có 12 hành tinh, và tương lai chắc còn nhiều nữa. Để khỏi "lạm phát" số hành tinh của Hệ Mặt Trời, người ta mới quyết định "đánh tụt hạng" Pluto. Avia (thảo luận) 08:13, 29 tháng 8 2006 (UTC)

"Chốt chặt" tôi đã để trong hai ngoặc kép rồi, nghĩa là có ý tương đương với nghĩa đen của nó. Còn việc gọi Sao Diêm Vương là hành tinh đã thống nhất đâu, đã ngã ngũ đâu, hành tinh thứ 9 vẫn còn đang trong tranh cãi cơ mà, chưa có gì chính thức về việc xác nhận Diêm Vwong là hành tinh thứ 9 và người ta đang mong chờ tới cuộc họp này để phong chức chính thức cho nó. Đó mới là ý chính, còn các vệ tinh của nó thì họ cũng đem ra xem xét luôn thể trong cuộc họp này. Casablanca1911 08:56, 29 tháng 8 2006 (UTC)

Mặc dù "tư cách hành tinh" của Pluto hay bị tranh luận, nhưng đừng quên là những tranh luận đó chỉ diễn ra trong giới chuyên môn, còn tất cả sách vở giáo trình đều thừa nhận nó là hành tinh, Hệ mặt Trời là có 9 hành tinh (thế thì vấn đề hành tinh thứ 10 mới nóng chứ). Nó đã được phong chức chính thức ngay từ khi được tìm ra, bây giờ người ta mới "xét lại". Chứ không phải lâu nay nó bị treo, bây giờ mới xét. Khác hẳn nhé. Avia (thảo luận) 02:17, 30 tháng 8 2006 (UTC)

"Khoảng không sạch" sẽ rõ ràng khi có bài viết về nó, nhưng vì đang thảo luận để được sự đồng thuận, cho nên có muốn viết khái niệm này để có thể giải thích được rõ hơn thì mình cũng không dám viết.

Còn điều 1, bạn sửa lại làm nó không chính xác rồi, "Quỹ đạo của thiên thể đó cần phải quanh một ngôi sao" là đúng, bạn sửa lại thành "cần nằm trong quỹ đạo một ngôi sao" là sai, vì mặt trời là một ngôi sao, quỹ đạo của nó là đường đi của nó cơ mà, trên quỹ đạo Mặt Trời làm gì có vật thể nào. Casablanca1911 08:22, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn lại mới sửa thành "..qũy đạo quanh Mặt Trời" cũng chưa chính xác lắm. Có thể viết lại chính xác nhất là "quanh một ngôi sao", nếu không thì là "quanh mặt trời" (không viết hoa), vì Mặt Trời chỉ là một ngôi sao trong Hệ Mặt Trời của chúng ta thôi, nó làm hạn chế khái niệm định nghĩa hành tinh cho cả vũ trụ. Casablanca1911 09:19, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Định nghĩa hiện tại của IAU chính thức chỉ áp dụng cho hành tinh trong Hệ Mặt Trời (en:2006 redefinition of planet#Final definition), "quanh mặt trời" (không viết hoa)" hoàn toàn là ý cá nhân của bạn đấy. Nguyễn Thanh Quang 11:11, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi dịch như vậy từ bên enwiki sang "The object must be in orbit around a star, but not be a star itself", bạn dịch thế nào thì dịch. Còn nếu bạn chỉ muốn để xác định trong Hệ Mặt Trời thôi, thì lại phải thêm câu là "được xác định trong Hệ Mặt Trời" từ phần trên thì mới chính xác, không người đọc lại tưởng chỉ có vật thể quay quanh Mặt Trời mới được gọi là hành tinh. Casablanca1911 11:42, 25 tháng 8 2006 (UTC)
en:2006 redefinition of planet#Final definition có định nghĩa rõ ràng hơn. Tôi phải tôi muốn, mà là IAU muốn. Nguyễn Thanh Quang 11:50, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Nói thật tôi chẳng hiểu Casa tham khảo tài liệu nào mà có các khái niệm "khoảng không sạch", "quy định các quỹ đạo các hành tinh không được cắt chéo nhau", rồi cái này không đúng, cái kia mới đúng. Xin đưa ra các nguồn tham khảo tin cậy. Nguyễn Thanh Quang 10:07, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Thì tôi cũng đâu có khẳng định cụm từ đó đúng nhất, thế mới viết ở trên là đang cần thảo luận để được đồng thuận. Còn quy định các quỹ đạo....thì bạn đọc bài bên enwiki thì sẽ hiểu ý tóm tắt của nó là như thế. Bạn hỏi là "Thế Casa đề nghị dịch là gì ?" thì tôi trả lời là đề nghị dịch như vậy. Còn khi đã sửa lại ý ban đầu thì ít ra cũng nên chính xác hơn thông tin cũ đã được viết. Casablanca1911 10:16, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Bản hiện tại không chính xác hơn bản dịch của Casa chỗ nào? Tại sao (xin đưa ra dẫn chứng)? Bài bên wiki tiếng Anh là bài nào, đoạn nào, xin chỉ rõ giúp tôi. Nguyễn Thanh Quang 10:20, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn đọc lại phần thảo luận tôi vừa tô đậm lại ở phía trên. Bài en:Clearing the neighbourhood có đoạn:"it does not then share its orbital region with other bodies of significant size, except for its own satellites,..". Bạn hỏi tôi là "Thế Casa diễn giải điều 3 một cách ngắn gọn thế nào" thì tôi đã trả lời câu có nội dung ngắn gọn như vậy. Các vật thể nằm nhỏ hơn, Sao Thổ có một vành đai gồm nhiều vật thể nằm nhỏ hơn, nó có hút sạch đâu, mà vẫn được gọi là hành tinh ? Casablanca1911 10:35, 25 tháng 8 2006 (UTC)

À, vậy là "quy định các quỹ đạo các hành tinh không được cắt chéo nhau" là từ "it does not then share its orbital region with other bodies of significant size, except for its own satellites,.."; còn "must have cleared the neighbourhood" là "cần phải có không gian sạch" thì tôi chịu thua. Nguyễn Thanh Quang 11:11, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Sao Thổ không hút các Mặt Trăng của nó. Nguyễn Thanh Quang 11:46, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Okie, nếu vành đai của Sao Thổ chỉ bao gồm các Mặt Trăng của nó thôi thì câu của bạn đúng. Và nếu Sao Diêm Vương không bao giờ đi vào trong quỹ đạo của Sao Hải Vương thì câu của bạn càng đúng. Nhưng Sao Hải Vương qua cuộc họp vừa rồi vẫn là một hành tinh. Casablanca1911 12:03, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Đó là câu tiếng Anh trích ra từ một bài có rất nhiều câu, chứ không phải là tôi dịch từng chữ một sang Tiếng Việt. Bạn biết là khó có thể cô đọng cả 1 bài tiếng Anh bằng 1 câu tiếng Việt. "Không gian sạch" tôi đã để trong ngoặc kép, ý là sẽ có một bài định nghĩa riêng cho từ này theo thiên văn học. Tôi đợi chuyên gia đi nghỉ mát về để thống nhất đã, tránh làm tốn công phí sức chứ không thì tôi đã dịch bài en:Clearing the neighbourhood sang tiếng Việt cho rõ ý rồi. Bạn vẫn được tự nhiên sửa bài, nhưng ý mới đừng sai hơn ý cũ. Casablanca1911 11:18, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Cứ coi tôi sửa sai, mời bạn sửa lại cho đúng hơn. Nguyễn Thanh Quang 11:47, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi sửa lại thì vẫn là câu dịch ban đầu của tôi thôi. Casablanca1911 12:05, 25 tháng 8 2006 (UTC)

  1. Thứ nhất là bài của Wiki tiếng Anh nói rõ thế này: It must have cleared the neighborhood around its orbit. This means nothing of comparable mass may orbit near the planet. (While the phrase "comparable mass" sounds vague, there's no comparison between the eight planets and Pluto. The Earth is more than a million times as massive as any near-Earth asteroid. Pluto is only about 20 times as massive as Orcus, which has a similar orbit.) Vậy mọi người tranh luận về các vệ tinh làm gì? Người ta chỉ quan tâm đến các vật có kích cỡ/khối lượng so sánh được với đối tượng thôi (comparable mass hoặc significant size).
    Hết tranh luận về vệ tinh rồi. Ban đầu ý 3 không có, Q sửa lại cho chính xác hơn nên thêm vào, nhưng thêm vào như hiện nay vẫn chưa ổn.
  2. Thứ hai là xem chừng độ chính xác của Wiki tiếng Anh, tôi thấy họ giải thích rất xa nguồn khác. Xem 1 đoạn của BBC này: To qualify as a planet, the assembly agreed that a celestial body must be in orbit around a star while not itself being a star. It must also be large enough that its gravity pulls it into a roughly spherical shape. In addition, the world must dominate its orbit, clearing away other objects. It's on this last point that Pluto fails: its highly elliptical orbit overlaps with that of the much bigger Neptune. [1] Theo đó "clearing the neighbourhood" nghĩa là quỹ đạo của nó phải tách bạch với quỹ đạo của các vật thể khác, chứ không nói gì đến "không gian sạch" quanh nó. Avia (thảo luận) 07:56, 29 tháng 8 2006 (UTC)
    Tôi nghĩ ở đây nên diễn giải theo kết quả vote hiện tại của IAU, các báo chí chưa chắc đã phản ánh chính xác, kể cả BBC. Và vấn đề này thực ra vẫn đang trong vòng tranh luận giữa các nhà thiên văn. Nghe nói định nghĩa mới mang tính chất chính trị nhiều hơn là kỹ thuật và là quan điểm của các nhà động lực học hành tinh và có sự "mâu thuẫn truyền kiếp" giữa các nhà nhà động lực học hành tinhđịa chất học vũ trụ. Và tiêu chuẩn 3 có vẻ vẫn còn chưa rõ ràng. Nguyễn Thanh Quang 08:03, 29 tháng 8 2006 (UTC)
Cách gọi hay khái niệm chỉ để phân biệt các hiện tượng với nhau, gọi tên thế nào chẳng được, miễn là cần giải thích và hiểu đúng được bản chất hiẹn tượng. Cái cụm từ "không gian sạch" tôi đã giải thích phía trên là không phải nói đến nghĩa đen của từ, cũng như bên enwiki, "clearing the neighbourhood" không phải được hiểu theo là nghĩa đen thông thường, nó có liên kết wiki để giải nghĩa. Casablanca1911 08:00, 29 tháng 8 2006 (UTC)

Đúng là theo IAU, nhưng cái nghị quyết cuối cùng của họ quá súc tích, chỉ ghi vỏn vẹn: has cleared the neighbourhood around its orbit. [2]. Xem phần dự thảo nghị quyết, tôi kiếm được cái này. Theo phương án công nhận Pluto là hành tinh thì họ sẽ đặt ra tiêu chí cho "những hành tinh kiểu Pluto", gọi là pluton, thế này: Plutons are distinguished from classical planets in that they reside in orbits around the Sun that take longer than 200 years to complete (i.e. they orbit beyond Neptune). Plutons typically have orbits that are highly tilted with respect to the classical planets (technically referred to as a large orbital inclination). Plutons also typically have orbits that are far from being perfectly circular (technically referred to as having a large orbital eccentricity). [3] Như vậy họ chỉ quan tâm đến đặc tính của quỹ đạo chứ không nói gì đến khoảng không quan đó cả. Avia (thảo luận) 02:17, 30 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi nghĩ trong bài chỉ nên dịch sát theo câu have cleared the neighbourhood around its orbit, ko nên diễn giải theo ý cá nhân đại loại như: "quỹ đạo cắt nhau", hay "khối lượng vượt trội"..., câu này của IAU bản thân chỉ có vậy và khá ko rõ ràng, muốn diễn giải thì viết vào một bài khác như định nghĩa năm 2006 về hành tinhhành tinh lùn với các diễn giải khác nhau và các dẫn chứng rõ ràng. Nguyễn Thanh Quang 04:28, 16 tháng 9 2006 (UTC)

Góc nhìn từ cực?[sửa mã nguồn]

"Sơ đồ bên biểu diễn các vị trí tương đối của quỹ đạo Sao Diêm Vương so với mặt phẳng hoàng đạo (nhìn vuông góc mặt phẳng hoàng đạo) và góc nhìn từ cực (phía trên mặt phẳng hoàng đạo) với vị trí hiện hành của các hành tinh."

Ai đó viết lại câu này cho dễ hiểu một tí. "Góc nhìn từ cực" là cái gì vậy? Tmct 11:51, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi dịch từ bên tiếng Anh sang, bạn nào thấy không thuận thì dịch lại. Casablanca1911 11:56, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn dịch từ câu nào vậy để tôi dịch lại? Tmct 12:02, 25 tháng 8 2006 (UTC)
"The diagrams show both orbits in an ecliptic view (from the direction of the descending node) and the polar view (from above the ecliptic) with the current1 positions of the planets". Đây là câu lấy từ trong phần lịch sử bài viết bên enwiki nen cũng không chắc chắn là câu gốc ban đầu tôi dịch ra (kg chắc là đúng version đó). Casablanca1911 12:05, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Vì không biết thuật ngữ ngành vẽ kỹ thuật hay ngành bản đồ học, tôi diễn xuôi "polar view" cho dễ hiểu. Ai biết thuật ngữ thì chỉnh giúp. Tmct 12:33, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Khái niệm-Định nghĩa[sửa mã nguồn]

Khái niệm hành tinh lùn được định nghĩa như thế nào nhỉ? Newone 06:01, 29 tháng 8 2006 (UTC)

Hành tinh lùn là một thiên thể thỏa mãn điều kiên 1,2 và không thỏa mãn điều 3 của định nghĩa hành tinh. Khái niệm hiện tại trong Wikipedia tiếng Việt của điều 3 chưa chính xác, vì Sao Diêm Vương hiện tại vẫn đang thỏa mãn điều 3 này. Casablanca1911 06:25, 29 tháng 8 2006 (UTC)
Tham khảo en:2006_redefinition_of_planet#Final definition, trong đó IAU định nghĩa hành tinh lùn trong Thái Dương Hệ là thiên thể không thỏa mãn tiêu chuẩn 3 và không phải là một vệ tinh tự nhiên. Nguyễn Thanh Quang 06:28, 29 tháng 8 2006 (UTC)
Avia vừa sửa lại điều 3 thành "Thiên thể phải có quỹ đạo tách bạch với các thiên thể khác" cũng chưa chính xác đâu. Vì hiện nay, Hải Vương vẫn là một hành tinh, và nó có quỹ đạo tách bạch với Diêm Vương đâu. Cụm từ "clearing the neighbourhood" bên enwiki có rất nhiều nội dung để giải nghĩa này, do vậy, nếu chỉ lấy 1 ý thôi thì không chính xác cho phần định nghĩa hành tinh. Do vậy, trong ý thứ 3 này, nên có liên kết của cụm từ ra một bài viết nữa để giải nghĩa. Casablanca1911 06:42, 31 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi tạm hiểu như thế này: Khi hai thiên thể có quỹ đạo cắt nhau, thì người ta sẽ không đánh tụt hạng cả hai, mà so sánh, Hải Vương được phát hiện trước, gần Mặt trời hơn, lớn hơn, v.v... nên được "ưu tiên" xếp vào hành tinh, còn Diêm Vương đến sau nên phải "thiệt thòi". Nếu Casa muốn thêm lại ý "không gian sạch" thì tùy, nhưng nhớ ghi rõ là bên en-Wiki dẫn ý đó theo Soter, mà bài của Soter đăng ngày 16 tháng 8, trước Nghị quyết của IAU (24 tháng 8). Avia (thảo luận) 08:04, 31 tháng 8 2006 (UTC)

Theo tôi, ý 3 nên dịch thế này :"Thiên thể phải có khối lượng vượt trội so với các thiên thể khác quanh vùng quỹ đạo sạch của mình". Casablanca1911 10:46, 31 tháng 8 2006 (UTC)
Ý 3 sửa lại thành :'"'Thiên thể phải loại bỏ các thiên thể khác ở gần quỹ đạo của nó"' cũng chưa chính xác, vì gần quỹ đạo Trái Đất cũng có các tiểu hành tinh. Casablanca1911 04:35, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Có nên xếp bài này vào Thể loại:Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh hay không? Newone 12:09, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Kiểm tra nội dung[sửa mã nguồn]

Tiêu bản hiện nay (chắc là dịch có bổ sung từ wikipedia tiếng Anh) có nhiều chỗ không chính xác. Mong mọi người cùng kiểm tra và sửa, tối thiểu là dịch nguyên văn từ wikipedia tiếng Anh. Thân mến. Thaisk 18:20, ngày 28 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao Diêm Vương bị loại khỏi Hệ Mặt Trời[sửa mã nguồn]

Nhưng mà tuj thấy bảo Sao Diêm Vương bị loại khỏi hệ Mặt Trời rồi cơ mà??? Do khoảng cách của Sao Diêm Vương tới Mặt Trời quá xa nên các nhà nghiên cứu đã lọai bỏ tên của Sao Diêm Vương khỏi danh sách các hành tình thuộc Hệ Mặt trời rôì mà...... ~"~

Các nhà thiên văn đã đổi định nghĩa của chữ "hành tinh", cho nên Sao Diêm Vương không còn là một "hành tinh" nữa. Nhưng con người không có đủ mạnh để đuổi Sao Diêm Vương ra khỏi Hệ Mặt Trời. NHD (thảo luận) 08:05, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Link hư[sửa mã nguồn]

Bài này cần chữa lại, link hư quá nhiều [4] -- Thánh - Đế 08:47, ngày 29 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời