Thảo luận Thành viên:Casablanca1911/Lưu 7

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi DHN trong đề tài Brokeback Mountain

Tiêu bản:Thông tin về sân vận động[sửa mã nguồn]

Casablanca1911 giúp tôi xem Tiêu bản:Thông tin về sân vận động có đúng không. Tôi thử mãi vào AOL Arena mà chưa hoạt động. Chẳng hiểu hôm nay thế nào nữa, chẳng làm được gì cả. Cám ơn Casa nhé.--An Apple of Newton 04:38, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa được. 2 lỗi: Tiêu bản viết hoa nhưng khi nhúng lại ko viết hoa; sai chính tả (tọa độ với tọa độ...).--An Apple of Newton 11:56, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi có nhúng tiêu bản này vào AOL nhưng càng thử càng thấy sai. Mấy lần trước làm tiêu bản không gặp khó khăn như lần này.--An Apple of Newton 12:24, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nước và Nhà[sửa mã nguồn]

Sao Casa lại sửa Nước Tề thành Nhà Tề, Nước Tấn thành Nhà Tấn, nước Ngô thành Nhà Ngô. Đây là từ chỉ ba nước chư hầu thời Xuân Thu có phân biệt rõ ràng với ba Nhà kia cơ mà. Hơn nữa, tôi cho rằng trong Lịch sử Trung Quốc chỉ có Nước Ngô chứ không có Nhà Ngô và ta chỉ phân biệt Nước Ngô (Xuân Thu) với Nước Ngô (Tam Quốc) thôi.Nguyễn Trường Thịnh 06:44, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi ta nên đặt tên theo kiểu bên enwiki, VD:Tần . Bạn cứ để tôi sửa những chỗ đó cho.Nguyễn Trường Thịnh 07:15, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ cái nghĩa khác ấy thì giải thích thêm ở trang định hướng chứ cho quá nhiều chữ vào tên bài (VD: Việt|(nước)|(Xuân Thu)|(Trung Quốc)) thì rắc rối lắm.Nguyễn Trường Thịnh 07:21, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao Cấ lại đổi tên bài thành: Cooper's Hill Cheese-Rolling and Wake; đây là tên tiếng Anh cơ mà, về cuộc thi, lễ hội này đã có một chương trình giới thiệu trên VTV1 rồi. Bùi Đình Thiêm 01:08, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Wikisource[sửa mã nguồn]

Tại vì tôi chưa viết trang "Viết trang mới". :^) Viết trang mới ở Wikisource hơi khác với viết trang mới ở đây tại vì phải có sẵn văn kiện muốn đưa lên. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra trang mới cùng kiểu với Wikipedia: gõ tựa bài vào địa chỉ URL. Tôi chưa có thì giờ viết hướng dẫn đó, nhưng bạn có thể chép hướng dẫn Wikipedia vào đấy không sao. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:23, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn[sửa mã nguồn]

Thank you for helping me with the "X Window manager". Cheers.--Hai Dang Quang 06:18, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Gogol & UTC[sửa mã nguồn]

Tiêu bản này tốt nhất Casa không nên dịch các field vì nếu không quen cú pháp Wiki rất dễ bị nhầm, chỉ cần một lỗi nhỏ cũng gây trục trặc, tốt nhất để nguyên tên field, cái này cũng có cái lợi là những người sau này copy nội dung một bài khác dùng tiêu bản này thì không cần sửa nhiều (ví dụ: Tiêu bản:Infobox Film). Thông thường nếu trên Wikipedia báo 8h UTC tức 15h VN trong máy tính mình thì là đúng, còn không thì do thiết lập múi giờ trong "tùy chọn" của Q hoặc của Casa ko chuẩn. Thử xem lại xem. Nguyễn Thanh Quang 06:30, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mình đã chọn lại chênh giờ trong "tùy chọn" là 7, U thử sửa của U xem. Nguyễn Thanh Quang 06:54, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sao lại 0? Dùng giá trị từ trình duyệt xem, bình thường nó sẽ lấy giờ hệ thống (+7). Nguyễn Thanh Quang 06:59, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Về thành viên Trần Thế Trung[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ hai người nên đối thoại thẳng thắn với nhau thì hay hơn.Vương Ngân Hà 15:05, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bảo vệ trang[sửa mã nguồn]

Bên Wiki tiếng Việt chưa viết quy định này nhưng bên Wiki tiếng Anh có nói là trong trường hợp vi phạm luật huỷ sửa đổi quá ba lần liên tiếp, cần bảo vệ trang tại bản đầu tiên trước lần revert thứ tư và sysop tham gia vào bàn phím chiến không được khóa bài. Xem thêm m:The Wrong Version. Nguyễn Thanh Quang 04:52, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phiên bản ngay trước lần revert thứ tư của Trung là vào lúc 21:13, ngày 30 tháng 6 năm 2006 [1], đúng là phiên bản của Uyên, ko đúng sao? Nguyễn Thanh Quang 08:48, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Dữ liệu nhân vật[sửa mã nguồn]

Mời bạn đọc Wikipedia:Dữ liệu nhân vậtdanh sách việc tôi cần làm. Tôi tính sẽ dùng bot để sưu tập các hồ sơ DLNV này để bổ sung các mục ngày và mục năm, và tương lai để bổ sung các mục địa danh ở đây. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:20, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Bàn tham khảo[sửa mã nguồn]

Bạn không thèm nói năng lịch sự thì vào Wikipedia:Bàn tham khảo mà hỏi trước khi sửa đổi của người khác. Cách làm của bạn là lộng ngôn quá đáng rồi đó. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:21, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không học hỏi mà tự sửa theo giới hạn kiến thức của mình là "ngu lâu khó đào tạo". Chúng ta không có quy định nào chống lại những cách làm "ngu ngốc".- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:29, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn nghĩ là mọi thành viên đều có thể ngồi nghe bạn chửi suốt ngày rồi đi giải đáp các thắc mắc kiến thức cho bạn sao? Bạn muốn người khác giúp mở mang kiến thức cho mình thì phải biết cách đối xử lịch sự với họ.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:40, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sử Ký[sửa mã nguồn]

Bài Sử Ký không bị khóa, bạn có thể sửa đổi theo ý của mình. Vương Ngân Hà 14:25, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã kiểm tra lại, bài hoàn toàn không bị ai khóa cả. Vương Ngân Hà 14:37, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, đúng là Trần Thế Trung khóa lúc 14:08 UTC ngày hôm nay. Vương Ngân Hà 14:40, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Gửi chung cả Trần Thế Trung Casablanca1911. Trước hết, tôi xin lỗi nếu những điều tôi nói dưới đây có thể làm các bạn không hài lòng. Cho dù chưa gặp hai người trong cuộc đời thực, nhưng những việc mà hai bạn đang thể hiện tạo cho tôi cảm giác là hai bạn còn rất trẻ tuổi nên còn thiếu sự bình tĩnhkiên nhẫn. Đóng góp cho Wikipedia là sự tình nguyện của mỗi người, vì thế không nên nặng lời với nhau quá, dễ mất hòa khí. Ngoài ra, Trung là một người quản lý, do vậy cần có sự cởi mở và rộng lượng hơn nữa đối với các thành viên nói chung, đặc biệt là các thành viên mới. Tôi nghĩ rằng người quản lý cần sử dụng hợp lý các quyền hạn được phép để hỗ trợ các thành viên, chứ không phải là tận dụng các quyền hạn đó để cấm đoán họ thực hiện sửa đổi, trừ khi đó là hành động phá hoại rõ ràng. Theo thiển ý của tôi, hai người nên tạm dừng công việc liên quan đến Wiki tiếng Việt một thời gian để suy nghĩ thêm, có thể thời gian đó sẽ có ích hơn cho công việc của hai bạn dành cho Wiki sau này. Trước mắt, tôi nghĩ Trung nên mở khóa bài Sử Ký để các thành viên khác có thể sửa đổi.Vương Ngân Hà 15:19, ngày 5 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trả lời: Thông tin nhà văn[sửa mã nguồn]

Sai thế nào chưa hiểu ý U? Tôi thấy các bài sử dụng tiêu bản này đều ổn cả đấy chứ? Nguyễn Thanh Quang 06:16, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Liên lạc[sửa mã nguồn]

Vừa mở email thấy thư của Casa. Tôi đã reply và có ghi số điện thoại liên hệ.--An Apple of Newton 05:59, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Liên kết giữa ngôn ngữ của thể loại[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Cám ơn các đóng góp hăng hái của bạn cho việc tạo ra các thể loại. Khi bạn vào thể loại bên tiếng Anh, bạn nhớ nhìn xem đã có liên kết giữa ngôn ngữ sang thể loại có sẵn bên tiếng Việt chưa. Nếu đã có, xin bạn đừng tạo ra thể loại mới nữa, mà dùng thể loại đã có sẵn. Điều này giúp tránh thể loại trùng lặp phải xóa đi sau này.

Nếu còn thắc mắc, mời bạn đọc Trợ giúp:Thể loại hay vào Wikipedia:Bàn giúp đỡ; đừng thảo luận tại trang cá nhân của tôi.

Cám ơn.- - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:21, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Okie, nếu vậy, từ lần sau bạn đừng để link sang trang thảo luận của bạn, khi bạn ký tên tại trang cá nhân của tôi. Cám ơn. Casablanca1911 07:15, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ví dụ như en:Category:Businesspeople đã có vi:Thể loại:Doanh nhân; en:Category:Football (soccer) players đã có vi:Thể loại:Cầu thủ bóng đá. - - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:21, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin lưu ý cho người xóa thể loại là "Doanh nhân" và "Thương gia" là khác nhau. Bạn muốn xoá thì cứ việc, hãy giữ "trong sáng cho tiếng Việt", đừng đánh đồng nghĩa của 2 từ này với nhau. Casablanca1911 07:55, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn cứ để link sang trang thảo luận của tôi; nhưng tôi không muốn bạn thảo luận tại trang cá nhân của tôi; vì bạn toàn chửi bậy; gây gổ khó chịu; lại còn muốn tôi thay đổi chữ ký; là một thứ rất riêng tư.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:21, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu bạn là người có văn hoá, bạn biết phải tôn trọng quyền của người khác để chữ ký của họ là hoàn toàn thuộc về họ. Đừng bao giờ yêu cầu người khác thay đổi chữ ký; hành động xúc phạm này tương đương với việc phá hoại trang cá nhân.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:23, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Khi đóng góp tại đây; hãy tôn trọng tuyệt đối mọi người khác đang tham gia; đừng hơi tí là đi vào chuyện riêng tư của người khác, lôi lòng kiên nhẫn, chữ ký hay các đặc điểm cá nhân của người khác ra; mà quan tâm đến bài viết.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:26, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nhân tiện nói luôn chữ ký của tôi thiết kế cho tất cả các bạn bè tham gia tại Wikipedia; ngoại trừ chỉ có một người; nên tôi không tội gì phải thay đổi. Tôi thích được nhận thảo luận từ nhiều bạn khác; không thể vì một người mà tôi phải sửa chữ ký.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:29, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không cần thay đổi chữ ký; chỉ cần nói thẳng với ai mà tôi không muốn họ vào trang thảo luận cá nhân của tôi là đủ. Nếu nói vậy mà người đó còn tiếp tục vào với cớ là ấn vào link trên chữ ký của tôi thì tôi cho rằng người đó là loại "không biết ngượng" hay "ngu quá không hiểu".- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:31, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi biết nhiều thứ bạn thích và nhiều thứ bạn không thích. Nhưng mà kể ra thì bạn là người thích thảo luận tại trang của tôi nhất đấy. Okie, lại chiều bạn lần nữa vậy. Hôm nay chắc lại đến "chu kỳ" của bạn. Chết mất thôi!!! Casablanca1911 07:55, ngày 14 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thanks[sửa mã nguồn]

Thanks for everything! Đồng thời cũng cảm ơn Casa đã giúp update trang Bạn có biết trong lúc tôi vắng mặt. Hình thì sẽ có rồi, nhưng chắc tôi phải nghỉ lại sức đã. Nguyễn Hữu Dng 19:27, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Casa cho tôi xin địa chỉ email để tiện gửi tập tin đính kèm. Nguyễn Hữu Dng 02:35, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ấy chết[sửa mã nguồn]

Không biết thao tác làm sao mà lại xóa mất mấy chữ của Casa. Xin lỗi nhé. Lê Thy

Vẫn rất bận rộn. Bài bốn đêm say rất thú vị nhưng Lê Thy không nghe được. Casa có file gởi cho Lê Thy với.

Mời chào[sửa mã nguồn]

Mời Cá sa ba vào xem Luật việt vị để sút quả tiêu bản chất lượng kém đi hộ với? Newone 09:40, ngày 28 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Brokeback Mountain[sửa mã nguồn]

Khi tôi xem phim đó tôi đang nữa ngủ nữa thức (đang trên máy bay mà). Trong phim không cho thấy rõ Jack bị chết tại sao và cũng không thấy cảnh Ennis thờ ơ với gia đình. Tôi nhớ đoạn trong phim khi bố Ennis chỉ Ennis về một cảnh người bị giết và Ennis sợ rằng cha mình cũng là một trong những người giết. Tôi cũng không nhớ đoạn nói về rải tro. Nguyễn Hữu Dng 05:32, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin cảm ơn.[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã hướng dẫn mình cách xin thay đổi tên hiệu nhé! Chúc bạn luôn vui.

Bạn cứ sửa thoải mái. Tôi đang theo dõi cuộc thảo luận nhưng chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa "Sao đôi" và "Sao kép" nên chưa tham gia. Tôi sẽ thử tìm trong các từ điển chuyên ngành xem sao.Nguyễn Trường Thịnh 08:07, 11 tháng 8 2006 (UTC)

Khi dịch tôi chỉ thấy thuật ngữ "Sao đôi" nghe quen quen như kiểu "Hệ sao đôi" nên dùng thôi.Nguyễn Trường Thịnh 08:13, 11 tháng 8 2006 (UTC)

Đã được viết lại rồi, mời bạn tham gia sửa và thêm thông tin cả phần liên kết ngoài nữa.--Bùi Dương 15:19, 12 tháng 8 2006 (UTC)

Một vài ngày nữa tôi sẽ tham gia viét thêm, khi bài đã được ổn định. Casablanca1911 03:08, 14 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi chưa thấy ở đâu dùng từ trùm sò để chỉ những người keo kiệt, tham lam, hà tiện, bủn xỉn...Bạn đọc từ đâu ra vậy ? Thông thường thì người ta chỉ dùng từ trên để chỉ nói tới một người lãnh đạo tổ chức nàu đó (ông trùm) và họ gán thêm chữ "Sò" từ vở "Nghêu Sò Ốc Hến", một nhân vật khá ranh mãnh và tinh quái.

Ồ, từ này đích thực là chỉ những người keo kiệt, tham lam, hà tiện, bủn xỉn mà Casa chưa thấy đấy.Trần Thế Vinh 16:10, 16 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi chỉ mới thấy những người "keo kiệt, tham lam, hà tiện, bủn xỉn" thì toàn được gọi là "gơ-răng-đê", một nhân vật trong hài kịch của H. Ban-zắc. Còn trong vở "Nghêu Sò Ốc Hến", thì các chi tiết, phân cảnh liên quan đến Trùm Sò có nói lên tính keo kiệt, tham lam, hà tiện, bủn xỉn...mà chỉ có "ham gái" thôi chứ nhỉ ? Nhà Trùm Sò bị ăn trộm (Trộm Ốc "đến thăm") và sau đó Trùm Sò ra quan kiện và gặp Thị Hến ở đó...Casablanca1911 02:14, 17 tháng 8 2006 (UTC)

"G'răng-đê" chắc chỉ có dân chuyên văn xài thôi. "Trùm sò" phổ biến hơn nhiều. Avia (thảo luận) 07:53, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Ồ, như vậy thì chịu, không có các gì giải thích nổi cách dùng từ "trùm sò' để chỉ những người keo kiệt, tham lam, hà tiện, bủn xỉn..vì xuất xứ của cái người có tên như thế (từ vở Nghêu Sò Ốc Hến) cũng không có tính cách như vậy. Còn "gơ-răng-đê" hiện nay đã là một khái niệm rồi, nhắc đến ai cũng hiểu, không chỉ dân văn, có lẽ hai miền khác nhau nên cách sử dụng từ khác nhau.:) Casablanca1911 08:00, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi là người miền bắc nhưng không thấy chữ "gơ-răng-đê" được dùng nhiều. Coco 08:25, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Thế bạn thấy họ dùng từ gì vậy ngoại trừ việc nói "đích danh" những tính từ trên. Bạn có thể thấy từ này được nhắc trên một số trang khi search Google. Casablanca1911 08:30, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi cũng người Bắc, nhưng chỉ nghe thấy từ "gơ-răng-đê" vài lần thôi,nhưng chỉ toàn từ miệng những người mà bây giờ đã là U50-U60. Nghe ít quá nên quên nghĩa, vừa rồi đọc thì mới nhớ ra. Thông thường nhất là tôi thấy người ta nói thẳng "ki" hoặc "keo", gần đây thấy mấy U25 dùng từ "suzuki". x
"Trùm sò" với nghĩa keo kiệt thì hình như tôi nghe lần đầu. Có lẽ nghĩa này chỉ phổ biến ở trong Nam chăng?Tmct 09:34, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Ồ, vậy thì đúng là bạn chắc ít liên quan đến những người có tính cách đó. Còn "ki", "keo" lại là một kiểu gọi khác (chỉ là ki bo thôi), "mức độ" của nó thấp hơn nhiều so với những nhân vật mà có tính "keo kiệt, tham lam, hà tiện, bủn xỉn". Bạn viết là chỉ có U50 và U60 mới dùng làm tôi "tủi thân" quá. Hic. Tôi nhớ hồi trước, trên truyền hình đã phát vở kịch nói "Lão hà tiện" (L’avare) của Molière được các diễn viên Nhà hát VN diễn (khá lâu rồi, đợt cùng với kịch "trưởng giả học làm sang"), lạ ở chỗ là cũng có 1 nhân vật tham lam, bủn xỉn hà tiện tên là "gơ răng đê", (không biết có đạo văn không đây) sau đó trên truyền hình lại có bộ phim này do diễn viên gạo cội người Pháp đóng (hiện tôi chưa nhớ ra tên) từ đó, cái tên "gơ-răng-đê" đã trở nên phổ biến và bị ấn tượng bởi nhân vật chính trong truyện "Lão hà tiện" cho nên đã được sử dụng bình dân. Casablanca1911 09:41, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi tưởng "gơ-răng-đê" là tên nhân vật trong tiểu thuyết của Banzac chứ nhỉ. Diễn viên đóng vài lão hà tiện tên là Louis de Fune thì phải. Từ "gơ-răng-đê" này trở thành từ cổ mất rồi. Ngay cả cụm từ "đinh chắc thế" mà thời tôi còn học đh sv hay dùng bây giờ cũng không còn phổ biến nữa. Ngôn ngữ biến đổi nhanh thật.Coco 22:39, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Ừ, đúng là của Banzac nhưng vì nội dung 2 tác phẩm của Banzac và Molie giống nhau nên mọi người hay nhầm lẫn chúng với nhau. Casablanca1911 00:13, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Casa ơi, nhân vật "Lão hà tiện" của Molière là Harpagon (Ác-pa-gông) mà. Chỗ tôi thì có xài tên này, thay vì Grande. Avia (thảo luận) 02:11, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Nghe nói trên wiki sắp phát hiện ra một vụ "đạo văn" nên G tui cũng hứng thú vào xem thử. Nhưng có lẽ thành viên Casablanca1911 có nhiều nguồn hơi bị hàn lâm nên đưa ra rất nhiều thông tin gây sốc (!):

  • Thứ nhất, Grande là một nhân vật 'trong tiểu thuyết Eugénie Grande (một trong 97 tác phẩm của bộ Tấn trò đời) của Balzac chứ không phải trong hài kịch (?) như đã dẫn chứng. Và Lão hà tiện lại là một vở hài kịch chứ không phải truyện.
  • Balzac sinh năm 1799, Molière sinh năm 1622, không lẽ ông có tài đạo văn xuyên... hậu thế kỷ?! (Tội nghiệp thiên tài!). Và trong tác phẩm Lão hà tiện hoàn toàn không có nhân vật Grande nào cả.
  • Hai tác phẩm Eugénie GrandeLão hà tiện có hai nội dung hoàn toàn khác nhau. Eugénie Grande là câu chuyện buồn thảm về cuộc đời của Eugénie- con gái nhà tư sản Grande. Tính chất tư sản của Grande bộc lộ rõ nhất ở chi tiết giam con gái trong buồng kín, cho ăn bánh nhạt chỉ vì Eugéni trao túi tiền dành dụm được cho người khác khiến lão mất thú vui nhìn ngắm các đồng tiền vàng.

Còn vở hài kịch 5 hồi-Lão hà tiện chủ yếu nói về nhân vật keo kiệt, bủn xỉn Harpagon, kẻ không cho đầy tớ lau cọ quá mạnh kẻo mòn đồ gỗ, đi lại khéo léo kẻo người khác biết mình mặc quần rách, vì cái tráp vàng bị mất mà sung sướng đánh đổi tình yêu, nghi ngờ cả thế giới toàn một lũ ăn trộm....
Như vậy so mức độ keo kiệt thì Harpagon mới là "nhân vật điển hình" trong văn chương, còn mức độ phổ biến khái niệm ở ngoài đời thì G tui...chưa thống kê được! -D

Tóm lại, nếu có thông tin như thành viên Casablanca1911 đã đưa thì nhà hát kịch Việt Nam phải chịu trách nhiệm về vụ... đạo văn này. Tuy nhiên, G tui không chấp nhận giả thiết vô lí này. Do vậy, thành viên Casablanca1911 nên chú ý rút kinh nghiệm không nên đưa vào wiki những nguồn thông tin theo bộ nhớ của mình một cách thiếu chính xác. G.G 06:57, 23 tháng 8 2006 (UTC)

  • Ồ, đây đang là trang thảo luận chứ không phải là bài chính. Các thông tin trong bài chính sẽ cần chính xác và cần nguồn kiểm chứng, do vậy, bạn không cần lo ngại về "sự tổn thương" của WWikipedia.
  • Trong trang thảo luận, ai cũng có quyền bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình như thế nào, và không phải e ngại vì tính chính xác của thông tin (ngoại trừ trường hợp họ nhất quyết khẳng định như vậy), tôi không rõ là có ai dám khẳng định mọi suy nghĩ hay thảo luận của mình đã được viết ra từ trước đến giờ là đúng 100% và hoàn toàn chính xác tuyệt đối.
  • Bạn đọc lại thảo luận phía trên của tôi một cách chậm thôi, các thảo luận ở phía trên có mục đích là để chứng minh lý do tại sao "Gơ-răng-đê" lại liên quan đến nhân vật hà tiện, tham lam, keo kiệt; mà thực tế trong tác phẩm của Balzac thì tính cách nhân vật cũng không hoàn toàn thế. Theo trí nhớ của tôi, thì vở hài kịch đã được diễn có nhân vật là "Gơ-răng-đê" rất keo kiệt, tham lam, bủn xỉn; sau đó, tác phẩm này lại được chuyển thể thành phim "Lão hà tiện" do các diễn viên của Pháp đóng. Do đó, mới có sự liên quan giữa "Gơ-răng-đê" và các tính cách trên.
  • Còn về cách dùng từ "kịch" hay "hài kịch" hay "truyện"...quả là tôi cũng không để ý đến cách dùng từ vì tác phẩm văn học có giá trị thường được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác và cũng không chủ định thảo luận về nội dung hai tác phẩm này ở mục từ "Trùm sò" này.
  • Còn việc giống nhau giữa hai tác phẩm, tôi xin đính chính lại là chỉ về hai nhân chính là Grande và Harpagon thôi. Chỗ này hơi sơ ý vì đầu óc vẫn chỉ đang nghĩ đến chủ đề của cuộc thảo luận là tính cách hai nhân vật này. Tổng quan hai tác phẩm rõ ràng là không giống nhau, nhưng chi tiết thì có thể.
  • Cuối cùng, bạn hay xem lại cách dùng từ của tôi, không hề có từ nào mang tính khẳng định. Bạn lưu ý là tôi đã chỉ hỏi chấm "không biết có đạo văn hay không và các câu viết hiện nay đều có xu hướng để kêu gọi mọi người cùng thảo luận tiếp và làm rõ thêm vấn đề. Tôi không hề có suy nghĩ là những người đang thảo luận với mình là những người không biết gì về 2 tác phẩm này, mà có thể họ không biết về quá trình tiếp cận của tác phẩm với người Việt Nam thời gian trước đây. Bạn thấy đấy, tôi chỉ thảo luận về cái tên và tính cách nhân vật đó, còn nội dung tác phẩm như thế nào thì không đề cập đến vì cũng chẳng ai cần biết.
  • Tôi nghĩ bây giờ mà có cuộc thi như kiểu "Ai là triệu phú" thì khi có hai lựa chọn "gơ-răng-đê" và "ác-pa-gông" xem tên nào được mọi người sử dụng để nói đến tính cách keo kiệt, tham lam. bủn xỉn, hà tiện... thì khán giả chắc sẽ chọn "gơ-răng-đê".
À, cái này mới là ý kiến riêng của Casa thôi. Avia (thảo luận) 01:29, 24 tháng 8 2006 (UTC)
Đúng vậy, mấy ai được ngồi lên chiếc ghế đỏ đó, cho nên hiện giờ Casa vẫn có quyền mơ và tính trước khả năng xảy ra chứ nhỉ:). Casablanca1911 01:47, 24 tháng 8 2006 (UTC)
  • Và xin thảo luận tiếp là, các tác phẩm trên được tiếp xúc với khán giả VN khi mà ngôn ngữ, tên gọi các nhân vật cũng như các tác phẩm ngoại văn lúc bấy giờ còn rất xa lạ với người dân. Những người U50t - U60t tôi nghĩ là chắc không có cơ hội đọc những tác phẩm trên, mà họ chỉ được biết đến thông qua truyền hình. Vậy thì cớ gì mà chữ "gơ-răng-đê" lại được liên quan và sử dụng để nói các tính cách trên (Xin lưu ý là tôi dùng từ phiên âm ra, không phải dùng tên đúng của nhân vật). Tôi cũng dám chắc là họ dùng từ này theo tai nghe của họ chứ cũng không hề biết tên thật (Grande) của nhân vật này.
Đoạn này thì tôi lại cãi được rồi đây;) Các cụ U50, 60, 70 đọc nhiều là đằng khác. Truyện của Banzac thuộc loại kinh điển, ngày xưa các tác phẩm văn học cổ điển, nhất là từ tiếng Pháp, được chú trọng dịch và xuất bản hơn bây giờ nhiều. Thời tôi nhỏ thì những những cuốn Banzac cổ mốc meo tôi ngại không đọc mà chỉ nghe kể, còn khi lớn thì những bản dịch mới (nếu có) lại cẩu thả quá nên tôi cũng chẳng dám đọc nốt. Tmct 12:46, 23 tháng 8 2006 (UTC)
Công nhận là mọi người đọc truyện loại kinh điển, nhưng tôi e rằng, các tác phẩm được đọc nhiều nhất là tác phẩm được dịch từ tiếng Nga cơ (tôi thì các cụ có sách nào thì tôi cũng đọc hết), còn tiếng Pháp thì cũng có nhưng không nhiều và phổ thông bằng tiếng Nga...Không hiểu ý bạn là các cụ đọc từ hồi trước chiến tranh hay sau chiến tranh nhỉ ? Đấy, có Tmct công nhận là các cụ hồi xưa đọc tác phẩm tiếng Pháp, rồi cũng có thấy sử dụng từ "gơ-răng-đê" để chỉ những người có tính cách trên này. Vậy thì bao giờ bạn tự hỏi các cụ vậy. Còn xung quanh tôi thì mọi người toàn dùng từ này và "sự giải thích và suy luận" của tôi như vậy, ai thấy chấp nhận được thì okie, nếu không thì cũng chẳng sao, vì có người nào biết hết mọi việc trên đời đâu. Có tài liệu giải thích được việc này thì đã không mất công thảo luận dài dòng như thế này. Casablanca1911 13:31, 23 tháng 8 2006 (UTC)
  • Dẫu sao thì tôi cũng không hề nghĩ là thảo luận tại trang cá nhân của tôi có tầm quan trọng nhường vậy. Casablanca1911 07:46, 23 tháng 8 2006 (UTC)

"Pótay.com"!!! Chắc các cụ ở ngoải được học một loại...đặc sản khác hè? G.G 12:42, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Cũng dễ hiểu thôi, vì bạn không tham gia thảo luận ngay từ đầu nên không rõ "tinh thần" của cuộc thảo luận. Wikipedia không có "đặc sản" (nhà ngôn ngữ học) tham gia nên khổ thế đấy, toàn phải sử dụng "cây nhà lá vườn" để giải thích "sự vật, hiện tượng" Casablanca1911 14:00, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Thấy mọi người thảo luận sôi nổi quá tôi cũng xin góp tí: Tôi cho rằng cả ba tên riêng "Trùm Sò", "Grandet" và "Harpagon" đều được điển hình hoá và trở thành tính từ trong tiếng Việt để chỉ thói keo kiệt, bủn xỉn.

  • trùm sò: lấy từ nhân vật Sò trong vở "Nghêu Sò Ốc Hến", có lẽ phổ biến trong miền Nam.
  • gơ-răng-đê: lấy từ nhân vật Grandet của Balzac(xem fr:Eugénie Grandet), có lẽ phổ biến tại miền Bắc. Trước đây tôi rất thường hay được nghe câu "gơ-răng-đê phải gọi bằng cụ".
  • ac-pa-gông: lấy từ nhân vật Harpagon trong vở fr:L'Avare ou l'École du mensonge của fr:Molière.

Nguyễn Thanh Quang 17:22, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Có Q biết tiêng Pháp nên mọi người được biết thêm tên chính xác của nhân vật này là Grandet. Câu "gơ-răng-đê phải gọi bằng cụ" đúng là được dùng thường xuyên. Về từ này thì không cần bàn luận về nguồn gốc nữa rồi. Chỉ có mỗi từ "Trùm Sò" là còn nghi ngờ vì gốc gác lai lịch của nó chẳng liên quan tí nào đến các tính cách trên. Casablanca1911 17:29, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Re: Tìm tiêu bản[sửa mã nguồn]

Có phải tiêu bản này không? Nguyễn Thanh Quang 03:24, 19 tháng 8 2006 (UTC)

Đúng rồi, Q tìm kiểu gì nhỉ ? Sao mình search mãi không thấy có [2]. Thanks. Casablanca1911 03:33, 19 tháng 8 2006 (UTC)
Chắc mình gặp may. Nguyễn Thanh Quang 11:28, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Di chuyển đến Wiktionary[sửa mã nguồn]

Có một số mục từ mà có thể hoàn toàn là mục từ trong BKTT, ví dụ quốc khánh thì không nên dùng tiêu bản {{Di chuyển đến Wiktionary}}}, thay vào đó hãy dùng {{sơ khai}} hoặc {{rất sơ khai}}. Nguyễn Thanh Quang 11:28, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Tại vì mình thấy mấy bài như Thanh Chương, nucleon, Ao Vua, đệm ghi-ta, đạo thư...được mang sang Wiktionary, mà mấy bài này rõ ràng cũng có thể được là mục từ tại Wikipedia (đủ tiêu chuẩn đưa vào), nhưng vì nội dung bài quá ngắn (1 câu) nên đã bị chuyển đi. Casablanca1911 11:34, 20 tháng 8 2006 (UTC)
Theo mình, trong trường hợp này chỉ có Ao VuaThanh Chương là có thể được xem xét transwiki từ Wiktionary sang Wikipedia. Các mục từ còn lại chỉ phù hợp cho Wiktionary. Nguyễn Thanh Quang 11:37, 20 tháng 8 2006 (UTC)
"Nucleon" bên enwiki cũng có bài viết cơ mà, "đạo thư" thì là một loại sách cổ (tương tự như loại "Sử Ký", "thiện thư"), như có sách "Đạo thư thập nhị chủng", trong các truyện cũ như như truyện của Kim Dung cũng có nhắc đến đạo thư...còn "đệm ghi ta" là một phương pháp chơi đàn ghi ta, có rất nhiều kiểu đệm ghi ta cần được giới thiệu, cũng có thể có ở Wikipedia được. Casablanca1911 11:47, 20 tháng 8 2006 (UTC)

Chú thích[sửa mã nguồn]

Trong bài báo đăng trên website của Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam, có câu "Đã có rất nhiều cuốn sách được thai nghén từ môi trường Internet và chọn Internet là nhà xuất bản. Điển hình là Nguyễn Thế Hoàng Linh với "Chuyện của thiên tài" và Trần Thu Trang với "Phải lấy người như anh"...". Thiết nghĩ đây là một câu dẫn chứng đủ cho câu "một đại biểu nổi bật của đội ngũ tác giả viết và chia sẻ tác phẩm qua mạng Internet". Vì hai trường hợp được nêu trong bài đều là điển hình.

Còn trong bài báo đăng trên website của Báo Bưu điện Việt Nam có câu "Cuốn "Phải lấy người như anh" hiện đang là cuốn sách bán chạy nhất trên đất Hà Thành. Còn "Nhật ký tình yêu" đã trở thành cơn sốt của giới trẻ trong dịp ngày lễ 8/3 vừa qua". Thiết nghĩ, đó cũng là một dẫn chứng đủ.

Tôi hiện giờ không có điều kiện thống kê số liệu cụ thể về lượng sách của TTT đã bán ra nên chỉ dựa vào báo chí. Cảm ơn bạn đã góp ý.

Tôi đã đọc bản sửa của bạn, rất hợp lý và khách quan. Tôi sẽ phải học hỏi nhiều.

Đôrêmon[sửa mã nguồn]

Tôi định vào Sài Gòn rồi mua luôn cho tiện khỏi phải mang theo nhiều nơi. Đâu biết là hết rồi. Nguyễn Hữu Dng 06:34, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Ồ, đúng là "khôn ngoan không lại được với trời", chẳng thể tính toán trước được mọi điều. Hùi trước, ở VN còn có bán loại kẹo cao su ngoại Đôrêmon, trong mỗi phong kẹo lại có một tập truyện tí xíu có kích thước bằng đúng phong kẹo, chữ thì tôi không nhớ là tiếng Nhật hay Hàn Quốc gì đó (không phải chữ Tàu), không biết DHN có biết những cuốn truyện mini đó không:) Casablanca1911 06:39, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Không biết. Tôi nhớ hồi tôi còn sống ở Việt Nam thì truyện Đôrêmon còn bán giá chỉ 2500đ mỗi cuốn. Tôi xem được đến tập bốn mươi mấy rồi qua Mỹ ở. Nguyễn Hữu Dng 06:41, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Nguyễn Xuân Yêm[sửa mã nguồn]

Chỉ các quản lý xem được nội dung bài đã bị xóa. Nếu Casa cần thì tôi gửi qua email. An Apple of Newton thảo luận 11:12, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Không cần phải email. Một sysop lấy cái url của website bị vi phạm và paste nó vào trang thảo luận của bài đó và... voilà. Mekong Bluesman 01:24, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Phiên bản bị xóa (Bài do Thành viên:Bùi Đình Thiêm viết).

Nguyễn Xuân Yêm(1957-Nay) là một trong những nhà tội phạm học hàng đầu Việt Nam.

Tiểu sử[sửa mã nguồn]

Những tác phẩm chính[sửa mã nguồn]

Ông là tác giả của những công trình hàng đầu nghiên cứu về tội phạm học như:

  • Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Nhà xuất bản CAND, 2001.
  • Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm.
  • Tội phạm quốc tế những bàn tay bạch tuộc. NXB CTQG 2001.
  • Con nhện xám - Interpol.
  • Mại dâm, ma túy, cờ bạc tội phạm học hiện đại. NXB CAND 2001
  • Dẫn độ tội phạm, tương trợ pháp lý về hình sự. NXB CTQG, 2000
  • Tội phạm có tổ chức, Mafia và toàn cầu hóa tội phạm. NXBCAND 2003.

Đồng tác giả:

  • Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện. NXB CAND 2002.
  • Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội = Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Nguyễn Xuân Yêm, Đỗ Bá Cở,NXB CAND 2004.
  • Tệ nạn xã hội ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.

Re: Tên quốc gia trong Infobox Country[sửa mã nguồn]

"Theo ý tôi, bài viết tại tiếng Việt thì nên ưu tiên tên tiếng Việt. Bây giờ, ngay cả trong nội dung các bài viết, những từ như "Hồng Kông" thì đều sửa thành "Hongkong", "Pa -ri" thì lại sửa thành "Paris", rồi "Ai-len" thì lại sửa thành "Ireland"..."

OK... tại sao tôi cảm thấy Vòng n+1 về tên quốc gia (và Vòng m+n về tiếng nào là tiếng Việt) sắp xảy ra?!

Nếu Casablanca1911 vẫn còn energy sau Trần Thu Trang chưa hài lòng về tiền lệ cách viết các tên quốc gia của chúng ta, mời Casablanca1911 mở đầu Vòng n+1 tại Thảo luận:Danh sách quốc gia.

Mekong Bluesman 06:50, 26 tháng 8 2006 (UTC)

PS: Casablanca1911 thật sự tin là "Ai-len" tiếng Việt hơn "Ireland", thật không??? Mekong Bluesman 06:50, 26 tháng 8 2006 (UTC)

Vâng, đúng là tin thật sự, vì Casa và các bạn học, biết đến từ này từ sách giáo khoa trong phổ thông (hồi bé và khi tình hình thông tin ở VN còn bị hạn chế thì mấy khi quan tâm đến nước này khi nó không có vụ gì thực sự "nổi tiếng" lắm). Có thể nói là chưa bao giờ Casa viết từ "Ireland", đơn giản là khi viết như vậy, đưa cho người không được học tiếng Anh, họ sẽ không biết đọc như thế nào là đúng, "đọc" theo đúng nghĩa đen. Còn nếu đã thống nhất tên gọi này ở Wiki thì nên cho thêm phần này vào trong Wikipedia:Cẩm nang về văn phong, vì ít thành viên Việt Nam nào có thể ngờ rằng, trong bài viết dùng từ "Ireland" thì đúng hơn là "Ai len" (vì khác với trong sách giáo khoa). PS: Thảo luận trên bây giờ tôi mới được biết và bây giờ sẽ đọc lại nhưng theo tôi, tốt nhất là nên căn cứ vào sách giáo khoa (nếu quốc gia đó đã từng được đề cập đến). Casablanca1911 07:07, 26 tháng 8 2006 (UTC)
Đa số các danh sách của Wikipedia tiếng Việt (nhất là các danh sách được viết từ lâu) có mục đích giúp người viết hơn là giúp người đọc. Đó là giúp các người viết không phải nhớ các danh sách đó trong đầu mà vẫn viết được bài dùng cùng các tên riêng cho các hành tinh, các chòm sao, các quốc gia, các chất hóa học, các tên quý tộc... một cách nhất quán (không làm cho người đọc thấy tại đầu bài là Thủy Tinh, giữa bài là Sao Thủy); đâu có nhiều người gõ "danh sách các quốc gia" vào trong ô tìm kiếm.
Có các danh sách đó không có nghĩa là các từ theo lối phiên âm là không "chuẩn". Như Casablanca1911 biết, trang redirect được tạo ra để phục vụ mục đích này. Các người muốn tìm hiểu về quốc gia "Ai-len", quốc gia "Ireland" hay quốc gia "Ái Nhĩ Lan"... đều tìm được nó. Cách dùng từ bản địa cho tên bài giúp ích trong việc tìm kiếm tài liệu, tạo liên kết ngôn ngữ và giáo dục thêm người đọc là "chính thức" nó được viết như thế nào. Khi chúng ta gặp các từ khó phát âm, chúng ta có thể viết cách phát âm giữa hai dấu (và) -- không có quy luật nào ngăn cản việc này.
(Sau này có nhiều danh sách được tạo ra mà tôi đã tiếp tục có câu hỏi về sự cần thiết của chúng. Nhưng đó lại là một vấn đề khác.)
Còn "...tốt nhất là nên căn cứ vào sách giáo khoa", cái danh sách của bộ Ngoại giao Việt Nam có "chuẩn"hơn sách giáo khoa không? Tại sao sau khi biết nó mà mọi người tại đây, lúc đó, vẫn không dùng?
Mekong Bluesman 07:30, 26 tháng 8 2006 (UTC)

Thế thì Casa cũng chịu, không biết là tại sao mọi người ở đây không chịu dùng. Casa vừa xem lại trang của Bộ Ngoại giao [3] thấy họ cũng dùng là Ai-len. Lúc nãy Casa chạy ra hàng sách bên cạnh xem thì sách giáo khoa địa lý lớp 7 để học, để làm giáo án, để làm bài tập...cũng vẫn dùng Ai len. Quyển Át lát bản đồ các nước thế giới cũng dùng như vậy và cả trong quả địa cầu nữa. Ngoài ra, danh sách nước trong Bộ Ngoại giao, Casa đọc qua thấy ổn, tên các nước đúng như đã được học trong sách giáo khoa. Theo Thảo luận Wikipedia:Tên bài#SGK & từ điển thì mọi người cũng có vẻ đồng ý với nguồn là từ Sách giáo khoa đấy chứ. Casablanca1911 08:45, 26 tháng 8 2006 (UTC)

Còn chuyện tên riêng của quốc gia, khi viết thành bài về quốc gia đó, nên lấy tên nào là tên chính, tên nào là tên redirect thì cũng không quan trọng lắm (vì chỉ quay về một nội dung thôi). Việc Casa đã thảo luận trong trang của MB là về việc nội dung một bài viết nào đó, có nhắc tới địa danh này. Việc sửa lại từ "Ai len" thành "Ireland", hay "Hồng Kông" thành "Hongkong" liệu có cần thiết không, hỏi như vậy cho rõ, để lần sau trong khi Casa viết bài, đỡ mất công một người khác lại phải chỉnh lại các tên riêng đó.
Các tên riêng hiện nay ở Wiki vẫn chưa được thống nhất. Như các tên riêng Hàn Quốc đó, nhiều người vẫn không muốn dùng tên phiên âm la tinh, mà lại muốn dùng tên Hán-Việt và tự tra từ tiếng Hàn. Còn tên quốc gia, thì mọi người lại có xu hướng bỏ tiếng Hán Việt đi, mà lại dùng tiếng Anh (như nước Ireland). Bác MB có biết là khi từ Ireland không xuất hiện trong sách giáo khoa, học sinh VN lại không được học tiếng Anh (mà ở độ tuổi này, có học tiếng Anh cũng chỉ là cơ bản trong giao tiếp hằng ngày thôi) thì sao họ có thể biết Ireland là nước gì và đọc như thế nào được, trong khi nói là Ai len thì ai cũng hiểu đó là tên một quốc gia. Tôi thấy trong Wikipedia:Biểu quyết/Tên quốc gia Mekong cũng đã có nhắc nhở "Sau đó bài Danh Sách Quốc Gia phải được để vào Trang Chính và nhắc đến trong các bài giúp đỡ viết một bài mới để mọi người có thể dùng nó như một chuẩn (standard)" mà hình như chưa được làm nên mấy khi có ai biết tới. Casablanca1911 09:04, 26 tháng 8 2006 (UTC)
Xin xem Wikipedia:Biểu quyết/Tên quốc gia. 71.118.46.102 09:33, 26 tháng 8 2006 (UTC)

LĐ chỉ đi chơi chừa chổ cho người khác làm chứ có chết đâu NU cứ việc liên lạc; LĐ sẽ trả lời trừ khi không trả lời nổi.:-) Giờ LĐ tự tước quyền để cho ai muốn ăn hiếp cũng được, muốn cấm cũng OK (vốn khi làm sysop cũng vẩn hay bị NU ăn hiếp mờ:-). Vẩn còn đóng góp cho Wiki cơ. LĐ

Hán Việt[sửa mã nguồn]

Trong các từ trên có hai từ thường thấy trong Phật học là chứng ngộ sở tri . chữ Hán vốn đa nghĩa nên dể gây nhầm lẫn.

Còn chữ thụ tri hay thọ tri ít thấy hay chỉ là chữ Hán việt dùng với nghĩa thường?? Cũng có thể đây là chữ thọ trì, thụ trì mà NU nỡ quên bỏ dấu huyền là mắt LĐ "mơ huyền" theo?

OK. Phải chi có User:Baodo thì anh ta giải nhanh như chớp. còn LĐ phải "coi tới coi lui" cho chắc và sẽ đi từ dể tới khó nhé: (LĐ chỉ hiểu theo nghĩa Phật (mà LĐ) học lóm thôi nhé không dám/nên chạy lung tung sang các nghĩa thông thường)

Chứng ngộ là một sự kiện mà hành giả (người thực hành, người đang có tạo tác) trực nhận chân lí tối thượng.

Hiểu Thông thường theo nhiều phái trong Đại thừa (trong đó có thiền tông) thì sự chứng ngộ này là một quá trình đột biến. Sự đột biến này chỉ nhanh trong khoảnh khắc (sát na) và người tu học thấu được lẽ đạo mà họ nổ lực để tìm cách nghiệm thu. (người ngoài có thể xem đây là quá trình tâm lí đặc biệt). Tuy vậy hầu hết các thiền giả hay các hành giả đều phải qua 1 quá trình thực nghiệm lâu dài (tu hoc, thiền, trì chú, hay niệm danh phât,...có tới 36 ngàn pháp môn để tu). Và bước cuối chỉ là bước bùng nổ. đây còn gọi là đốn ngộ

Tuy nhiên, theo nhiều tông phái khác lại cho rằng quá trình chứng ngộ sẽ tiệm biến nghĩa là có từng cấp độ ngộ khác nhau và bước chứng ngộ cuối cùng sẽ tương đương với việc "hiểu thấu" chân lí tối thượng. (họ cho rằng chính Phật Thích Ca trong 49 ngày ngồi thiền dưới cội bồ đề cùng phải ngộ từng cấp bật cho đến bước cuối cùng) Quá trình này thường được gọi là tiệm tu

Đặc điểm chung: người ta chỉ chứng ngộ trong lúc còn sống!

Cho đén cùng, tiệm hay đốn đều chỉ là uớc lệ do con người đặt ra, thực tế buớc ngộ cuối cùng mới nên được hiểu là chứng ngộ. Nhiều thiền sư giảng dạy cả hai phương pháp thuộc về cả hai cách (đốn và tiệm) như thiền sư Hám Sơn và nhiều thiền sư sau này.


Sở tri là những (vốn) tri thức, hiểu biết, tri giác thu nhận được từ thế giới chung quanh. Bản thân chữ này tự nó không có nghĩa xấu, nhưng vì chính các hiểu biết tri kiến thành kiến sẽ góp phần che mờ sự sáng suốt vốn sẵn có của tâm, hơn nữa chính các hiểu biết này tạo nên tiền đề cho ngã mạn, kiêu căng, chấp trước nên cần phải buông bỏ các tri kiến này (nhưng không có nghĩa là bỏ quên, từ chối hay phủ nhận chúng hay ngược lại!??). Theo Phật không chỉ những hiểu biết thông thường là trở ngại mà ngay cả Phật pháp cũng sè là trở ngại cho quá trình tu chứng ("pháp còn phải bỏ hà huống phi pháp").

Thọ trì nghĩa là hấp thu, (hiểu) (từ người giảng pháp hay từ việc nổ lực tìm hiểu) và trì tụng (nghĩa là giữ nó để tụng đọc tìm hiểu hằng ngày)


thụ tri thì LĐ không biết dùng trong hoàn cảnh nào với nghĩa nào nên chịu.

Chúc may mắn


LĐ không biết nhiều lắm về Mật Tông mặc dù có đọc 1 số sách nhưng toàn là bản Anh ngữ nên không dám phán nhưng theo cách hiểu thì như sau -- do tác giả sử đụng đi kèm nhau "thụ tri" và "sở tri" nên ta có thể đoán tác giả (hay dịch giả) đã dùng chung 1 chữ tri (tức là tri thức, hiểu biết).(知 tri)


Còn thụ có 3 chữ có thể dùng nghĩa ghép trong trường hợp này

  • 受 thụ: thọ nhận, chịu lấy, hàm chứa, nghe theo (nghĩa này rất hay dùng trong kinh sách Phật giáo)
  • 售 thụ: Bán đi, bán ra.
  • 授 thụ: Cho, trao cho, Truyền thụ.


Như vậy Theo LĐ thì nghĩa của chữ thụ tri mà tác giả dùng ở đây là: Các tri giác nhận được hay nghe theo (ở đây, nó có thể bao gồm cả các tri thức nhận được từ bên trong tức là từ A lại da thức và các tri kiến bẩm sinh (nghĩa sâu hơn chữ sở tri: chỉ là kiến thức tri thức từ thế giới bên ngoài)

Cảm ơn "Cà Sa" đã cho LĐ học thêm chữ này.

Tóm lại, một cách sơ lược LĐ hiểu "sở tri" là các tri thức từ các đối tượng và "thụ tri" là có tri thức sẵn có (từ bên trong và từ kinh nghiệm).

Ở dây xin xác định cho rõ là sự hiểu các chữ này là do LĐ hiểu chứ không phải là "tiêu chuẩn ngữ nghĩa Phật giáo". Dĩ nhiên LĐ hy vọng là mình hiểu đúng và ssãng sàng học lại nếu có ai chỉ nghĩa rõ hơn.

Lưu ý: Trong Phật giáo chữ "sở" vốn nghĩa rất rộng nên có thể LĐ chưa ghì đủ hết các nghĩa của nó

所 sở (8n):

  1. Xứ sở. Như công sở. Tính gộp hết thẩy các cái của mình có gọi là sở hữu 所有.
    Một khu nhà gọi là nhất sở 一所.
    Thửa, dùng làm lời nói đệm. Như ái kì sở thân 愛其所親 yêu thửa người thân mình.
    Lời nói chưa định. Như phụ khứ lý sở phục hoàn 父去里所復還 cha đi hơn dặm lại về.
    Nếu, nghĩa như chữ giả 者.
    Nơi, chốn, nhà Phật cho phần căn (gốc rể) là năng, phần trần (ngọn) là sở. Như mắt trông thấy sắc, thì mắt là năng, mà sắc là sở.

có một xác suất nhỏ hơn: "thụ tri" là các tri kiến được mình biểu lộ ra (từ bên trong), còn sở tri là là tri thức mình thu nhận vào (từ môi trường). Nhưng LĐ không chắc vì đây là nghĩa Hán Việt ít thấy trong sách Phật giáo thông thường


NU có thể hiểu thấu hơn, bằng cách... tiếp tục đọc sâu vào cuốn sách đó nhiều khi tác giả sẽ để lộ các chi tiết rõ ràng là ông ta muốn ý chỉ nghiã gì.

Chúc NU may mắn

Cảm ơn Tác giả Thiều Chửu!


Tình cờ đọc lại bài Mạn đà la mới thấy câu "Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách" --> Đây có thể là các đối tượng của "thọ tri" và "sở tri" Ai đó, dùng chữ "nhân cách" chắc hơi "khó hiểu", đ/v bên đại thừa phải chăng nó tương ưng với chữ "ngã" ?.

chúc may mắn

Đã gửi 1 attachment vào casablanca1911@yahoo.com về nghệ thut trên giấy A4. enjoy! (15.235.153.107 14:31, 5 tháng 9 2006 (UTC))

Standard VS semi-standard[sửa mã nguồn]

Ngày truớc, khi LĐ đề nghị "tiêu chuẩn đưa vào" là vì mụch đích giảm tranh cãi và giảm thì giờ....bỏ phiếu. Lúc đó, số thành viên và số bài còn rất ít nên cần thiết phải có các bài quan trọng trước. tình hình giờ khác nhiều: Ngay cả một tiêu chuẩn e rằng cũng khó tìm được đồng thuận trừ khi... ông VietBio làm việc thật cực lực. Có một cách khác là... cứ tiếp tục điều chỉnh các điều lệ cho vừa phải trong vài ngày nữa rồi cứ việc đề nghị... Bỏ phiếu cho cái tiêu chuẩn đó; vì cho dù có bàn thêm 10000 dòng cũng sẽ khó ăn nhập gì chỉ có lá phiếu của các thành viên mới quyết định. Lúc bỏ phiếu, nên gửi nhắn tin tới tất cả các sysop. Có nhiều sysop sẽ đem lại 1 cái nhìn rộng hơn. Chúc may mắn LĐ

Lá phiếu lúc nào cũng là sự quyết định tối hậu, thật ra khi viết ra một luật lệ hay 1 tiêu chuẩn (thậm chí chỉ cần cái guiline) thôi người đề nghị cũng nên rất cẩn thận tránh va chạm với những cái đã đựoc sử dụng từ truớc. Sự cẩn thận của tiêu thuẩn đưa vào ban đầu đã bị phủ lấp bởi cái tiêu chuẩn xóa bài tiêu chuẩn này đã hoàn toàn cắt bỏ không xác định rõ ràng thế nào là "bài thiếu chất lượng" (thi'êu kiểu nào) luật đã càng mập mờ hay càng ngắn gọn thì càng dể bị suy diễn sai! Thật ra về hình thức bài TTT không hề thiếu chất lượng (tức là lối hành văn trung tính, nội dung thông tin chính xác và trình bày đúng theo wiki,...) mà là thiếu phẩm lượng nếu có (tức là giá trị sử dụng thực tế của bài viết - những bài viết quảng cáo cá nhân hay tổ chức đôi khi có chất lượng rất cao cố tình khiến cho người đọc lầm lẫn rằng giá trị nó cao -- bởi vì người viết sẽ "không khéo" lồng vào trong bài viết một vài phẩm lượng thực. Đây là kĩ thuật thường thấy của nghệ thuật quảng cáo nhưng nếu đứng trên 1 góc nhìn "xa xăm" nào đó (khách quan tuyệt đối) người đọc sẽ dể dàng "lôi" ra mụch tiêu của bai quảng cáo đó. LĐ ttận mắt chứng kiến một loại thuốc được bán ra thị trường mà nhà sản xuất đã thay vì quảng cáo lại bỏ tiền ra phổ biến các kết quả thí nghiệm y học lâm sàng nào "có lợi" (dĩ nhiên là họ lờ đi các phản ứng phụ vô cùng tai hại hoặc lờ đi các "phản thử nghiệm. Thay vì họ quảng cáo thì họ giờ đóng vai trò nhà nghiên cứu hay nhà bình luận khách quan!!!!). Chất và phẩm ở đây là chữ mà LĐ tạm dùng thôi! Rất tiếc lúc tham gia LĐ chỉ chú ý đến phần bãi miễn hay bầu báng cho một sysop mà không đẻ ý đến các luật xóa bài (LĐ không đề xuất và cũng ít lo đến việc xóa bài nên không đọc tới).
Ngày hôm nay LĐ không khuyên NU bỏ không vote nhưng... Mọi tiêu chuẩn dù công phu tới đâu hay mọi bài viết có chất lượng nhưng phẩm lượng có vấn đề (như bài TTT) thì sẽ phải gây đụng độ tiếp. Trừ khi mọi người biết rõ ràng tách bạch phân loại giữa 2 thứ Chất và Phẩm và viết ra cái tiêu chuẩn phân định rõ ràng hai loại này.
chúc NU may mắn -- LĐ
Trong luật pháp không có khái niệm bán tiêu chuẩn hay bán quy định. Cái gì luật đã quy định là tiêu chuẩn/quy định de jure, cho dù nó có thể lỗi thời hoặc không chính xác trong tương lai (nên có thể được sửa đổi trong tương lai), nhưng chừng nào luật chưa sửa thì nó vẫn có hiệu lực pháp lý tối cao. Việc người ta áp dụng một điều gì đó mà luật không/chưa quy định (do sự phát triển quá nhanh của lĩnh vực đó làm cho các quy định của luật hiện hành bị lỗi thời), cho dù rất phổ biến thì trong luật quốc tế người ta ghi nhận như là một điều (tiêu chuẩn) "de facto" (nếu nó không trái với luật hiện hành). Còn nếu trái thì nó vẫn là vi phạm luật hiện hành và không thể áp dụng mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Luật quốc tế nói chung và luật các quốc gia nói riêng cũng ghi nhận các thông lệ tập quán (en:Custom (law)). Chúng ra đời và vận hành khá tốt từ rất lâu trước khi có các luật lệ ban hành và có thể sẽ không bị điều chỉnh bởi các luật ra đời sau này, nếu chúng không mâu thuẫn với quy định của luật, do các điều chỉnh này là không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu chúng không phù hợp với các quy định trong luật thì vẫn có thể bị bãi bỏ. Chẳng hạn, tập quán có lễ dạm ngõ, lễ hỏi trong công việc cưới xin của người Việt Nam là tập quán không mâu thuẫn với các quy định của luật hôn nhân và gia đình nên luật có thể "lờ" đi không đề cập tới, nhưng tập quán tảo hôn hay nối dây thì vi phạm và luật phải điều chỉnh.Vương Ngân Hà 04:34, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Không cãi nhau[sửa mã nguồn]

Chỉ thảo luận nếu cần, ít thời gian quá mà. Tiếc quá, gần mà không gặp được. Lưu Ly 15:10, 13 tháng 9 2006 (UTC)

Lâu quá, quên mất mấy cái lệnh cơ bản, sai sót gì thì sửa giúp nhá, cám ơn. Chúc ngủ ngon. Lưu Ly 15:49, 13 tháng 9 2006 (UTC)

The Encyclopedia of Vietnamese Music[sửa mã nguồn]

Tôi cũng không biết nữa. Nếu cần ta có thể hỏi họ có dùng giấy phép tự do không. Nguyễn Hữu Dng 04:57, 16 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi vừa nói chuyện với người quản lý của Website này. Anh ta không chống việc đưa nội dung từ nơi đó đến đây, miễn là có ghi rõ nguồn gốc của văn bản. Casa chỉ cần chờ vài ba ngày để anh ấy cập nhật trang và cho thêm thông tin giấy phép bản quyền. Anh ấy cũng có thể có dự định đóng góp vào đây. Nguyễn Hữu Dng 04:24, 19 tháng 9 2006 (UTC)