Thảo luận Thể loại:Vườn quốc gia Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ban nên xem thêm bài viết về rừng đặc dụng. Silviculture 02:34, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Theo tôi nghĩ thì nên đổi tên thể loại thành: "vườn quốc gia tại Việt nam" thì đúng với tính chất của nó hơnSilviculture 02:51, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Đã có bài viết về danh sách các vườn quốc gia Việt nam rồi, có nên để thể loại này không?Silviculture 12:06, 13 tháng 10 2006 (UTC)

Nên tồn tại bài viết này không?[sửa mã nguồn]

Có cần thiết tồn tại bài viết này hay không khi mà bên cạnh nó đã có bài viết về rừng đặc dụng và bài viết Danh sách vườn quốc gia Việt Nam. Nên chăng chúng ta nên sát nhập bài này vào nội dung 2 bài viết trên? --Silviculture 14:16, 16 tháng 11 2006 (UTC)

Đây không phải là bài viết mà là thể loại (category). Thể loại giống như một thư mục để chứa các bài viết có liên quan. Chẳng hạn như các bài viết về vườn quốc gia nên được xếp chung vào một thể loại, nếu không gom vào một thể loại thì các bài viết có liên quan sẽ tản lạc nhau. Còn nếu xếp chung vào Thể loại:Rừng đặc dụng thì cũng được; nhưng rừng đặc dụng có nhiều hình thức, bên cạnh vườn quốc gia còn có khu bảo tồn thiên nhiên chẳng hạn. Nếu tất cả các bài viết về vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng văn hóa... đều đưa vào một nơi thì thể loại này có thể không có tính phân loại và hệ thống, cũng như dễ phình to quá mức. --Á Lý Sa (thảo luận) 15:52, 16 tháng 11 2006 (UTC)

Vườn quốc gia Côn Đảo[sửa mã nguồn]

http://condaoseatravel.com.vn/du-lich-con-dao/90-diem-du-lich-con-dao.html có diện tích gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha vùng nước. Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển. Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý như rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)... Sự đa dạng sinh học của vùng biển Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam. http://condaoseatravel.com/images/stories/con%20dao%20island.jpg

Là một vùng đảo tương đối xa bờ, hoạt động của con người chưa làm biến đổi lớn tính tự nhiên của các hệ sinh thái biển. Rạn san hô ở đây còn giữ được những đặc tính đặc trưng cho vùng biển. Các nghiên cứu cho thấy san hô có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong số rạn san hô nghiên cứu, có đến 74,2% san hô đạt độ phủ cao, chỉ có 2,8% thuộc loại phủ thấp. Mật độ cá rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt trung bình 400 con/m2. Đây là giá trị rất cao so với các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam.

Có thể coi http://condaoseatravel.com.vn/con-dao.html như một cầu nối cho sự phát tán sinh vật từ trung tâm đa dạng của vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình dương đến vùng biển ven bờ Việt Nam.

Chế độ dòng chảy Biển Đông với sự thay đổi hai mùa gió chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ấu trùng sinh vật biển từ Côn Đảo đi về phía Bắc và phía Nam. Ngược lại, vùng biển này dễ dàng thu nhận nguồn phát tán từ các nơi khác. Do vậy, thành phần loài sinh vật biển ghi nhận ở đây tương đối đa dạng. Cho đến nay, đã phát hiện 285 loài san hô cứng, 202 loài cá, 153 loài thân mềm, 130 loài giun nhiều tơ, 110 loài giáp xác, 46 loài da gai. TS Võ Sĩ Tuấn, phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết: Côn Đảo được xếp vào vùng có độ đa dạng cao về giống loài của san hô tạo rạn. Thành phần thân mềm cũng được coi là đa dạng nhất khi so sánh với các quần đảo lớn khác ở Việt Nam.

Về đa dạng sinh thái, vùng nước nông Côn Đảo có cả rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong đó, rạn san hô quần cư là khá phổ biến, có thể tìm thấy ở hầu hết vùng ven đảo. Loại rạn riềm điển hình chiếm đến 59%, chứng tỏ rạn san hô này có điều kiện phát triển trong một thời gian dài. Cỏ biển tuy không phân bố rộng nhưng tập trung trên diện tích tích lớn, khoảng trên 200ha. Đa dạng sinh thái tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài sinh vật quý hiếm. Nghiên cứu về môi trường biển cho thấy chưa có sự ô nhiễm biển ở đây.

Hiện nay, http://condaoseatravel.com.vn/con-dao.html là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (Dugong dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lợi ven biển và các hệ sinh thái nước nông Côn Đảo. Dù sao, cùng với sự tồn tại của rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và mối quan hệ sinh thái giữa chúng là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản, ươm giống của nhiều nguồn lợi. Các nghiên cứu của Viện Hải dương học về trứng cá, cá bột ở VQG Côn Đảo cho thấy số lượng trứng cao hơn rất nhiều lần so với các vùng biển khác của Việt Nam.