Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Giáo dục
VNU University of Education
Logo trường
Địa chỉ
Tòa nhà G7, số 144 Đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy
, ,
Thông tin
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuEducation for Tomorrow
Thành lập3 tháng 4 năm 2009; 15 năm trước (2009-04-03)
Hiệu trưởngGS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Websitewww.education.vnu.edu.vn
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Giáo dục (tiếng Anh: VNU University of EducationVNU-UEd) là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giáo dục và nhà giáo cho mọi bậc học ở Việt Nam. Trụ sở chính của trường đặt tại số 144 Đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường Đại học Giáo dục chịu sự quản lý hành chính của ĐHQGHN, và quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ban Giám hiệu [1][sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng:[sửa | sửa mã nguồn]

  • GS. TS. Nguyễn Quý Thanh.

Phó Hiệu trưởng:[sửa | sửa mã nguồn]

  • PGS. TS. Trần Thành Nam.
  • PGS. TS. Lê Thái Hưng.

Lịch sử phát triển [2][sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Khoa Sư phạm chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Khi đó, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm 2 phòng chức năng, 4 bộ môn và 6 ngành đào tạo cử nhân.

Tính đến năm 2007, Khoa đã có 7 ngành đào tạo cử nhân, 7 chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ và 1 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

Ngày 3 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 441/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm. Trường đã trở thành trường đại học thành viên thứ sáu của ĐHQGHN. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục khi đó gồm 4 phòng chức năng, 3 khoa, 6 trung tâm trực thuộc.

Ngày 3 tháng 3 năm 2016, Trường THPT Khoa học Giáo dục trực thuộc Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN chính thức được thành lập theo Quyết định số 1036/QĐ-UBND của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Năm 2017, Trường thành lập 2 khoa mới là Khoa Công nghệ Giáo dục và Khoa Quản trị chất lượng; chuyển đổi Trung tâm Đảm bảo chất lượng thành Phòng Đảm bảo chất lượng và Thanh tra; thành lập và sắp xếp lại bộ môn ở các khoa như Khoa học Dữ liệu trong Giáo dục,...

Ngày 26 tháng 9 năm 2022, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN đã ký Quyết định số 1688/QĐ-ĐHGD về việc thành lập Viện Nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục trực thuộc Trường trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng tâm lý.

Cơ cấu tổ chức [3][sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị đào tạo (06)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Các khoa học giáo dục.
  • Khoa Công nghệ giáo dục.
  • Khoa Quản lý giáo dục.
  • Khoa Quản trị chất lượng.
  • Khoa Sư phạm.
  • Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES).

Đơn vị nghiên cứu khoa học và phục vụ (01 viện, 04 trung tâm)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Viện Nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục.
  • Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng.
  • Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng.
  • Trung tâm Nghiên cứu nhân chứng và phát triển trí tuệ.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học giáo dục.

Hội đồng (03)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
  • Hội đồng Đảm bảo chất lượng.
  • Hội đồng Đạo đức.

Khối các văn phòng (07)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Hành chính tổng hợp.
  • Phòng Kế hoạch - Tài chính.
  • Phòng Tổ chức cán bộ.
  • Phòng Khoa học và Hợp tác phát triển.
  • Phòng Đào tạo.
  • Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên.
  • Phòng Đảm bảo chất lượng và Thanh tra.

Chương trình đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học (15)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sư phạm Toán.
  • Sư phạm Vật lý.
  • Sư phạm Hóa học.
  • Sư phạm Sinh học.
  • Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
  • Sư phạm Ngữ văn.
  • Sư phạm Lịch sử.
  • Sư phạm Lịch sử và Địa lý.
  • Quản trị trường học.
  • Quản trị công nghệ giáo dục.
  • Quản trị chất lượng giáo dục.
  • Tham vấn học đường.
  • Khoa học giáo dục.
  • Giáo dục tiểu học.
  • Giáo dục mầm non.

Thạc sĩ (11)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lý luận và phương pháp dạy học môn Toán.
  • Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý.
  • Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học.
  • Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học.
  • Lý luận và phương pháp dạy học môn Ngữ văn.
  • Lý luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử.
  • Quản lí giáo dục.
  • Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên.
  • Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
  • Quản trị trường học.
  • Tham vấn học đường.

Tiến sĩ (04)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên.
  • Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
  • Quản lí giáo dục.
  • Lý luận, phương pháp và công nghê dạy học.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ban Giám hiệu”.
  2. ^ “Lịch sử”. Trường Đại học Giáo dục.
  3. ^ “Sơ đồ tổ chức”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]