Vụ đánh bom khách sạn Việt Cường 1965

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ đánh bom khách sạn Việt Cường năm 1965
Địa điểmQuy Nhơn, Việt Nam Cộng hòa
Thời điểm10 tháng 2 năm 1965
Loại hìnhĐánh bom
Tử vong23 lính Mỹ
2 đặc công Việt Cộng
7 thường dân Việt Nam
Thủ phạmMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng)

Vụ đánh bom khách sạn Việt Cường là sự kiện do toán đặc công Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) gài bom ở Quy Nhơn vào tối ngày 10 tháng 2 năm 1965 khiến toàn bộ tòa nhà sụp đổ.[1] Vụ nổ làm thiệt mạng 23 quân nhân Mỹ, bảy thường dân Việt Nam và hai trong số đặc công Việt Cộng.[2]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Khách sạn 4 tầng Việt Cường từng là nơi đóng quân của lính nhập ngũ quân đội Mỹ tại thành phố Quy Nhơn. Nhiều người trong số 60 quân nhân này có mặt ở đó đến từ Biệt đội 140 Công binh (Bảo trì Sân bay Trực thăng Chở hàng) đã hỗ trợ bảo trì bảo dưỡng cho Đại đội 117 Trực thăng Xung kích có trụ sở tại Sân bay Quy Nhơn.

Sau cuộc tấn công Trại Holloway của Quân Giải phóng miền Nam vào ngày 6–7 tháng 2 năm 1965, liên quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bèn phát động Chiến dịch Flaming Dart gồm một loạt các cuộc không kích trả đũa chống lại Bắc Việt. Để đáp trả lại chiến dịch Flaming Dart, Quân Giải phóng miền Nam ngay lập tức lên kế hoạch tấn công một mục tiêu khác của Mỹ.[3]

Vụ nổ[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc 20 giờ 05 phút tối hôm đó, nhóm đặc công thuộc Quân Giải phóng miền Nam bắt đầu tấn công khách sạn, trong khi 2 tay đặc công bị toán lính Mỹ đứng canh trên mái khách sạn giết bằng súng máy; nhóm đặc công đã giết lính canh Việt Nam Cộng hòa cắm chốt bên ngoài tòa nhà và đặt bao tải ở cửa chính. Một quả bom nhựa nặng 100 pound đã được nhóm đặc công này kích nổ bên cạnh cầu thang vốn là nơi cung cấp sự hỗ trợ cấu trúc chính cho cả tòa nhà. Vụ nổ khiến toàn bộ khách sạn đổ sập xuống đất, khiến cho 21 thành viên của Biệt đội 140 Công binh cùng với 2 binh sĩ khác và 7 thường dân Việt Nam thiệt mạng.[3]

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hay tin về vụ nổ này, Tổng thống Johnson đã ra lệnh tiến hành Chiến dịch Flaming Dart II.[4] Tất cả những công dân phụ thuộc của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều được Tổng thống cho phép dùng máy bay chở về nước nhằm đảm bảo an toàn cho họ.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đoàn Thêm (1968). 1965 Việc từng ngày. Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai. tr. 30.
  2. ^ “Bomb Hits G.I. Barracks”. New York Times. 11 tháng 2 năm 1965. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ a b Tucker, Spencer (2011). The Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and Military History, 2nd Edition. ABC-CLIO. tr. 372. ISBN 9781851099610.
  4. ^ Tilford, Earl (1993). Crosswinds: The Air Force's setup in Vietnam. Second Texas A&M University Press. tr. 68. ISBN 9781603441261.
  5. ^ Borch, Frederic (2001). Judge Advocates in Combat. Government Printing Office. tr. 10. ISBN 9780160876615.