Weywot

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vệ tinh tự nhiên Weywot.

Weywot (định danh chính thức: (50000) Quaoar I; định danh tạm thời: S/2006 (50000) 1) là vệ tinh tự nhiên duy nhất được biết đến của hành tinh lùn Quaoar. Weywot được Michael E. Brown và Terry-Ann Suer khám phá ra vào ngày 22 tháng 2 năm 2007 tại đài thiên văn Palomar, dựa vào những hình ảnh của Kính viễn vọng không gian Hubble được chụp vào ngày 14 tháng 2 năm 2006.

Weywot nằm cách 0,35 arcsec từ Quaoar với độ sáng biểu kiến khoảng 5.6. Vệ tinh này có quỹ đạo khoảng 14,500 từ cấp 1. Ước lượng cho thấy Weywot có khối lượng bằng khoảng 1/2000 so với hành tinh mẹ.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi ban đầu của Weywot là (50000) Quaoar I Weywot. Sau đó, Brown đã quyết định chọn cái tên Weywot, tên gọi của Thần Bầu trời, con trai của Quaoar. Tên gọi được công nhận chính thức vào ngày 4/10/2009.

Nguồn gốc hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học cho rằng Weywot có thể được hình thành từ một vụ va chạm với Quaoar và một vật thể khác nằm tại vành đai Kuiper.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]