Makaiko Kheti

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Makaiko Kheti
मकैको खेती
Thông tin sách
Tác giảKrishna Lal Adhikari
Quốc giaNepal
Ngôn ngữTiếng Nepal
Chủ đềTrồng ngô
Nhà xuất bảnNepali Bhasha Prakashini Samiti
Ngày phát hànhTháng 7 năm 1920

Makaiko Kheti (Canh tác ngô) là một cuốn sách do Krishna Lal Adhikari viết năm 1920. Adhikari có cảm hứng viết cuốn sách này sau khi đọc một cuốn sách Ấn Độ một người bạn cho mượn. Được sự cho phép của Ủy ban Xuất bản Ngôn ngữ Nepal, cuốn sách được xuất bản vào tháng 7 năm 1920 với 1000 ấn bản được in. Những người gièm pha cáo buộc cuốn sách có chứa nội dung công kích đối với triều đại Rana (cai trị Vương quốc Nepal từ năm 1846). Adhikari bị kết án 9 năm tù giam và chết trong tù.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Một cánh đồng ngô

Dưới thời đại của Rana ở Nepal, bất cứ thứ gì được xuất bản đều phải có sự cho phép của chính phủ.[1] Theo Bộ luật Quốc gia của Nepal (1854) do Thủ tướng Jung Bahadur Rana thông qua,[2] cuốn sách phải được chuyển tới Ủy ban Xuất bản Ngôn ngữ Nepal (Samiti) và sẽ được xem xét cấp phép xuất bản nếu phù hợp.[1] Bất cứ ai bị bắt quả tang xuất bản hoặc in một tài liệu mà không được phép sẽ bị phạt 50 rupee Nepal; nếu tác phẩm có bất cứ điều gì bị coi là xúc phạm đến triều đại Rana, tất cả các bản sao sẽ bị Samiti thu giữ và thường bị tiêu hủy.[1]

Tác giả Krishna Lal Adhikari đã nhận được sự cấp phép từ Samiti trước khi cuốn sách được phát hành.[1] Krishna Lal Adhikari đang làm việc cho chính phủ Rana; người ta cho rằng anh đã hỏi Kaiser Shumsher Jang Bahadur Rana, con trai của Chandra Shumsher, người đã cho phép xuất bản cuốn sách.[3][4] Người bạn của anh đã tặng anh một cuốn sách của Ấn Độ về trồng ngô; cuốn sách này đã truyền cảm hứng cho Adhikari viết một cuốn sách về nông nghiệp.[5] Người ta cũng không rõ cuốn sách này được viết ra với mục đích hướng dẫn nông nghiệp hay châm biếm chính trị.[6]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuốn sách, Adhikari đã trình bày chi tiết cách tăng năng suất và bảo vệ cây trồng khỏi mối mọt.[7] Tuy nhiên, trong khi giải quyết vấn đề trồng ngô, cuốn sách chứa nhiều mối liên hệ lộng ngữ.[1] Vào thời điểm đó, triều đại Rana đã cai trị Vương quốc Nepal từ năm 1846.[1][8] Cuốn sách bao gồm nhiều ẩn dụ ám chỉ đến các Rana.[1] Một số bao gồm: "côn trùng đầu đỏ và côn trùng đầu đen", "chó trong và ngoài nước", "ma quỷ xâm nhập từ năm 1846", và "Chandrodaya không tốt bằng sữa mẹ cho con".[1]

Xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Krishna Lal Adhikari trong tù.

Makaiko Kheti, sau này được gọi là Krishi Shikshvali, Prathambhag, Makai Ko Kheti, được phát hành vào tháng 7 năm 1920.[3][9][10] Một nghìn ấn bản đã được in. Cuốn sách trở nên phổ biến khắp Vương quốc Nepal sau khi phát hành.[1]

Hai chuyên viên - Ramhari Adhikari và Bhojraj Kafle - đã báo cáo với thủ tướng Chandra Shumsher Jang Bahadur Rana về cuốn sách, đồng thời chỉ trích tác giả vì những biểu hiện gian dối phản quốc.[1] Chandra cho rằng Krishna Lal Adhikari đã công kích mình vì cuốn sách có "phân tích so sánh về tiện ích của một con chó của một giống chó Anh và một con chó bản địa".[11] Phân tích này chế nhạo chính quyền Rana khi nói rằng chó bản địa thì chiến đấu để bảo vệ cho cánh đồng ngô, còn chó Anh trông thì đẹp nhưng vô dụng.[11] Chandra Shumsher là một người thân Anh.[11] "Những con côn trùng đen và đỏ" xúc phạm Chandra Shumsher Jang Bahadur Rana và Bhim Shamsher Jang Bahadur Rana vì họ lần lượt mặc topis màu đỏ và đen.[1]

Chandra Shumsher Jang Bahadur Rana

Vào ngày 2 tháng 8 năm 1920, Adhikari bị kết án chín năm tù; bản án sẽ được giảm xuống sáu năm nếu anh ta giao nộp tất cả 1.000 ấn bản sách cho chính phủ.[1] Adhikari đã cố gắng trả lại tất cả các bản sao nhưng một bản đã bị mất tích và không thể được tìm thấy.[1][12] Cả 999 cuốn sách đã bị dốt.[12][13] Hiện không còn cuốn nào tồn tại.[14]

Không có tài liệu tòa án nào cho thấy Adhikari đã tự bào chữa như thế nào hoặc liệu anh ta có thừa nhận đã phạm tội phản quốc hay không.[1] Hai chuyên viên được tặng khăn choàng danh dự và 1000 rupee Nepal.[5] Những người bạn của Adhikari cũng bị trừng phạt như đồng phạm và bị tước các chức vụ trong chính phủ.[5][15][16] Somenath Sigdel bị phạt 50 rupee Nepal vì tham gia sửa đổi các ẩn dụ trong cuốn sách.[5] Ngày 9 tháng 12 năm 1923, Adhikari chết trong tù vì bệnh lao.[17][18][19] Sự kiện bắt giữ và cái chết của Adhikari sau này được gọi là "Makai Parva" (Sự kiện Bắp ngô).[20]

Tác giả Ganesh Bhandari viết rằng Bhojraj Kafle, một người cũng đang làm việc cho chính quyền Rana, có thể là tác giả thật sự của cuốn sách.[21] Kafle có thể đã đổ lỗi cho Adhikari ngay khi tranh cãi nổ ra.[21] Sau cuộc tranh cãi, tất cả các tác giả đều sợ hãi từ "ngô", và sự việc làm nhụt chí những tác giả có ý định viết tiêu cực về Ranas.[1][5] Năm 1920, cuốn sách được tái bản mà không có đề cập đến triều đại Rana với một tiêu đề mới, Krishi Shikshvali.[22]

Chuyển thể và di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Makai Ko Arkai Kheti (Một canh tác ngô khác) là một vở hài kịch dark dựa theo "Makai Parva".[23] Vở kịch được thiết kế và đạo diễn bởi Bimal Subedi và do Sanjeev Uprety viết.[24] Vở kịch được trình diễn lần đầu năm 2015 ở Kathmandu.[24] Vở kịch mở ra với một nhà văn viết một cuốn sách mang tên Makai Ko Arkai Kheti và đặt câu hỏi liệu một tác giả có thể bị bỏ tù vì tác phẩm của mình, và liệu anh ta có thể chỉnh sửa tác phẩm đã xuất bản của mình hay không?[25]

Vở kịch đã nhận được những lời phê bình tích cực. Timothy Aryal của The Kathmandu Post gọi đây là tác phẩm sân khấu "hấp dẫn và chân thực".[25] Sharada Adhikari, viết cho báo The Himalayan Times, đã chỉ trích các diễn viên vì quên lời thoại nhưng khen ngợi nam diễn viên chính vì đã đóng trọn vai một tác giả mắc bệnh tâm thần.[26]

AD Ramadi đã xuất bản một cuốn sách để người dân Nepal biết về sự kiện này.[5] Cuốn sách này tương tự như Makaiko Kheti nhưng không chứa các ẩn dụ của bản gốc.[5] Makaiko Kheti được coi là một trong những phản ứng đầu tiên chống lại sự chuyên quyền.[27] Giáo sư Mahendra Lawoti gọi cuốn sách là "những cuộc nổi loạn không định hướng theo đảng phái".[28]

KP Sharma Oli, Thủ tướng Nepal, đã công nhận Krishna Lal Adhikari là một trong những người tử vì đạo đã giúp chấm dứt chính quyền độc tài.[29] Tạp chí Nepal SpotlightNepal đánh giá Makaiko Kheti vẫn luôn được nhớ tới như một cuốn sách báo trước những thay đổi chính trị-xã hội.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “The Book on Makai Parba”. SpotlightNepal (bằng tiếng Anh). ngày 2 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Whelpton, John (1987). Nepali politics and the rise of Jang Bahadur Rana, 1830–1857 (Luận văn) (bằng tiếng Anh). SOAS University of London. tr. 320. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ a b Pandey, Shubhanga (ngày 6 tháng 1 năm 2016). “A difficult harvest”. The Record (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ Rana, Pramode Shamshere J. B. (1999). A Chronicle of Rana Rule (bằng tiếng Anh). R. Rana. tr. 116–117. ASIN B0000CPEKW.
  5. ^ a b c d e f g “Maze on maize”. The Himalayan Times (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 1 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ “Cultivating maize in critical times”. The Kathmandu Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ Pradhan, Kumar (1984). A History of Nepali Literature (bằng tiếng Anh). Sahitya Akademi. tr. 76. ASIN B0000CQDR7.
  8. ^ “Rana era”. Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Uprety, Prem Raman (1992). Political Awakening in Nepal: The Search for a New Identity (bằng tiếng Anh). Commonwealth Publishers. tr. 25. ISBN 978-81-7169-190-6.
  10. ^ Shrestha, Nanda R. (ngày 8 tháng 2 năm 2017). Historical Dictionary of Nepal (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield. tr. 43. ISBN 978-1-4422-7770-0.
  11. ^ a b c Uprety, Sanjeev (1 tháng 5 năm 2018). “Masculinity and Mimicry: Ranas and Gurkhas” (PDF). Digital Himalaya. tr. 106–107. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ a b Serchan, Sanjaya (2001). Democracy, Pluralism, and Change: An Inquiry in the Nepalese Context (bằng tiếng Anh). Chhye Pahuppe. tr. 32. ISBN 978-99933-54-39-0. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  13. ^ “Bad blood- Nepali Times”. Nepali Times. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ Mottin, Monica (ngày 9 tháng 3 năm 2018). Rehearsing for Life: Theatre for Social Change in Nepal (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 39. ISBN 978-1-108-41611-5. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ Mainali, Pramod (2006). Milestones of History (bằng tiếng Anh). Pramod Mainali. tr. 6–7. ISBN 978-99946-960-4-8. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ Jones, Derek (ngày 1 tháng 12 năm 2001). Censorship: A World Encyclopedia (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 978-1-136-79863-4. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  17. ^ Nepali Journal of Contemporary Studies (bằng tiếng Anh). Nepal Centre for Contemporary Studies. 2007. tr. 40. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  18. ^ Pathak, Bishnu (2005). Politics of People's War and Human Rights in Nepal (bằng tiếng Anh). BIMIPA Publications. tr. 112. ISBN 978-99933-939-0-0. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  19. ^ “अनन्तशमशेर थापा क्षेत्रीको शताब्दीअघिको कृषि–पशु क्षेत्र विश्लेषण”. Himal Khabar. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  20. ^ Parajuli, Lokranjan (ngày 3 tháng 9 năm 2019). “Where Interests Collided: Examining the Conflictual Relationship between the Nepali State and Its Citizens through the History of Public Libraries”. South Asia: Journal of South Asian Studies. 42 (5): 954–970. doi:10.1080/00856401.2019.1652880. ISSN 0085-6401. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020., s2cid= 203070522
  21. ^ a b Uprety, Sanjeev (2011). “Masculinity and Mimicry Ranas and Gurkhas” (PDF). Social Science Baha. tr. 39. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  22. ^ “हिमाल खबरपत्रिका | कृषि कर्मका प्रारम्भिक ज्ञान”. nepalihimal.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  23. ^ Paudel, Deepesh (ngày 20 tháng 12 năm 2015). “Symbols and satire”. The Kathmandu Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  24. ^ a b “Theatre Village to stage Makai ko Arkai Kheti”. The Kathmandu Post (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  25. ^ a b Aryal, Timothy (ngày 8 tháng 12 năm 2015). “Allegory of the maize”. The Kathmandu Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  26. ^ Adhikari, Sharada (ngày 6 tháng 12 năm 2015). “A not-so-good harvest of maize”. The Himalayan Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  27. ^ Lal, Mohan (1992). Encyclopaedia of Indian Literature: Sasay to Zorgot (bằng tiếng Anh). Sahitya Akademi. tr. 3851. ISBN 978-81-260-1221-3. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  28. ^ Lawoti, Mahendra (ngày 18 tháng 9 năm 2007). Contentious Politics and Democratization in Nepal (bằng tiếng Anh). SAGE Publications India. tr. 31. ISBN 978-81-321-0154-3. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2020.
  29. ^ “Royal crown on display for public view (Photos)”. Setopati. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.