Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội chứng sợ xã hội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: {{DiseaseDisorder infobox | Name = Ám ảnh sợ xã hội | ICD10 = {{ICD10|F|40|1|f|40}}, {{ICD10|F|93|2|f|90}} | ICD9 = {{ICD9|300.23}} | }} '''Ám ảnh sợ xã hội''' ([[ti...
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 06:52, ngày 8 tháng 12 năm 2008

Ám ảnh sợ xã hội
Chuyên khoatâm thần học
ICD-10F40.1, F93.2
ICD-9-CM300.23
Patient UKHội chứng sợ xã hội

Ám ảnh sợ xã hội (tiếng Anh: Social phobia) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt[1]. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống thường xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là[2]:

  • Nói chuyện trước đám đông
  • Làm việc khi ai đó đang nhìn mình
  • Nói chuyện trên điện thoại
  • Gặp người lạ
  • Hẹn hò
  • Ăn ở nơi công cộng
  • Trả lời câu hỏi trong lớp học

Tỉ lệ

Quố gia Tỉ lệ
Hoa Kỳ 2-7%[1]
Anh 0.4%

(children)[2]

Scotland 1.8%

(children)[3]

Xứ Wales 0.6%

(children)[4]

Úc 1-2.7%[5]
Brasil 4.7-7.9%[3]

Cũng như một số bệnh tinh thần khác, ám ảnh sợ xã hội trước đây được cho rằng có tỉ lệ mắc nhỏ, nguyên nhân là vì nhiều người không tìm sự giúp đỡ, trên thực tế thì nó khá phổ biến[4]. Nhưng ở đây một lần nữa các con số thống kê gặp phải vấn đề, do các tiêu chuẩn chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội có nhiều điểm mơ hồ và mang đặc điểm chung với nhiều rối loạn khác. Về tuổi, bệnh thường khởi phát trong nhóm từ 11 đến 19 hiếm khi xảy ra sau tuổi 25, có tỉ lệ mắc ở nữ cao gấp 2 lần nam, tuy vậy nam giới lại đi chữa trị nhiều hơn[5]. Trong một nghiên cứu trên hơn 8000 người Mỹ vào năm 1994 tỉ lệ mắc bệnh này trong suốt cuộc đời một người là từ 7,9% đến 13,3% và là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba sau trầm cảm và nghiện rượu đồng thời cũng là dạng rối loạn lo âu thường gặp nhất[6]. Còn theo dữ liệu của Học viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH) căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 5,3 triệu người trưởng thành ở đây. Có rất nhiều báo cáo khác nhau nhưng nói chung đều đưa ra các con số thay đổi từ 2% đến 7% người trưởng thành Mỹ mắc bệnh[7]. Còn ở Úc, vào năm 2003, trong độ tuổi từ 15 đến 24 ám ảnh sợ xã hội là căn bệnh phổ biến thứ 8 đối với nam giới và thứ 5 đối với nữ. Có khó khăn trong việc phân định rạch ròi giữa ám ảnh sợ xã hội với kỹ năng xã hội yếu hoặc ở những người có tính nhút nhát do vậy mà nhiều nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao [8].

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội chỉ được thực hiện khi hành vi tránh né, sợ hãi các tình huống xã hội ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, làm suy giảm khả năng làm việc và các chức năng xã hội hoặc làm cho người đó cảm thấy đau khổ. DSM-IV-TR của Hiệp hội Tâm thần Mỹ cung cấp các tiêu chuẩn chẩn đoán sau[1]:

  • Sợ hãi một hoặc nhiều các tình huống xã hội thông thường nếu phải thực hiện ngoài môi trường gia đình hoặc không có sự bảo trợ của người thân.Sợ hãi rằng mình sẽ làm các hành vi ngớ ngẩn để rồi phải xấu hổ vì nó
  • Việc thực hiện các tình huống xã hội là nguyên nhân gây ra sự sợ hãi mãnh liệt
  • Chính người bệnh cũng ý thức được rằng sự sợ hãi của mình là quá mức
  • Sự sợ hãi khiến người bệnh buộc phải tránh né,hoặc nếu không tránh né thì phải chịu đựng nó và cảm thấy rất đau khổ
  • Hành vi tránh né,sự sợ hãi,hoặc cảm giác đau khổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống xã hội,học tập hoặc khả năng lao động

Nguyên nhân

Điều trị

Chú thích

  1. ^ a b Social Phobia, www.psychologytoday.com
  2. ^ Social Phobia, www.brainphysics.com
  3. ^ Rocha FL, Vorcaro CM, Uchoa E, Lima-Costa MF (2005). “Comparing the prevalence rates of social phobia in a community according to ICD-10 and DSM-III-R”. Rev Bras Psiquiatr. 27 (3): 222–4. doi:/S1516-44462005000400011 Kiểm tra giá trị |doi= (trợ giúp). PMID 16224610. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Furmark, Thomas. Social Phobia - From Epidemiology to Brain Function. Retrieved February 21, 2006.
  5. ^ National Institute of Mental Health.Facts About Social Phobia. 1999. Retrieved February 22, 2006.
  6. ^ Social Anxiety Disorder: A Common, Underrecognized Mental Disorder. American Family Physician. Nov 15, 1999.
  7. ^ Surgeon General Adults and Mental Health 1999. Retrieved February 22, 2006.
  8. ^ Thomas Furmark (1 tháng 9 năm 1999). “Social phobia in the general population: prevalence and sociodemographic profile (Sweden)”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007.

Xem thêm