Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhân học y tế”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi qua ứng dụng di động
Thẻ: Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 107: Dòng 107:
==Tài liệu tham khảo==
==Tài liệu tham khảo==
*Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng, Nhân học y tế, NXB. ĐH Huế, 2008.
*Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng, Nhân học y tế, NXB. ĐH Huế, 2008.
==References==
{{reflist|2|refs=
<ref name=vonBueltzingsloewen>{{citation |year=1997 |author=Isabelle von Bueltzingsloewen |title=Machines à instruire, machines à guérir. Les hôpitaux universitaires et la médicalisation de la société allemande 1730-1850 (Machines instruct machines to heal. University hospitals and the medicalization of German society 1730-1850) |language=French |place= Lyon |publisher=Presses Universitaires de Lyon}}</ref>

<ref name=Charuty1997>{{citation |year=1997 |author=Charuty, G |title= L'invention de la médecine populaire (The invention of folk medicine) |journal= Gradhiva |volume=22 |pages=45–57}}</ref>

<ref name=Comelles1996>{{citation |year=1996 |author=Comelles, J. M |title=Da superstizioni a medicina popolare: La transizione da un concetto religioso a un concetto médico (From superstition to folk medicine: The transition from a religious concept to a medical concepts) |language=Italian |journal=AM. Rivista Italiana di Antropologia Medica (Journal of the Italian Society for Medical Anthropology) |volume=1-2 |pages= 57–8}}</ref>

<ref name=Comelles2000>{{citation |date=March 2000 |author=Comelles, Josep M |title=The Role of Local Knowledge in Medical Practice: A Trans-Historical Perspective |journal=[[Culture, Medicine and Psychiatry]] |volume=24 |issue=1 |pages= 41–75 |pmid=10757209 }}</ref>

<ref name=Comelles&Martinez1993>{{citation |year=1993 |author=Comelles, J.M. & Martínez-Hernáez, A |title=Enfermedad, sociedad y cultura (Illness, Society and Culture) |language=Spanish |location=Madrid |publisher=Eudema}}</ref>

<ref name=Entralgo1968>{{citation |year=1968 |author= Pedro Lain Entralgo |title=El estado de enfermedad. Esbozo de un capítulo de una posible antropología médica (State of Disease: Outline of a chapter of a Possible Medical Anthropology) |language=Spanish |place=Madrid |publisher=Editorial Moneda y Crédito }}</ref>

<ref name=Foucault1963>{{citation |year=1963 |author=Foucault, Michel |authorlink=Michel Foucault |title=Naissance de la clinique ([[The Birth of the Clinic]]) |language=French |place= |publisher=Presses universitaires de France}}</ref>

<ref name=McElroy1996>{{citation |year=1996 |author=McElroy, A |chapter=Medical Anthropology |editor=D. Levinson & M. Ember |title=Encyclopedia of Cultural Anthropology |url=http://www.univie.ac.at/ethnomedicine/PDF/Medical%20Anthropologie.pdf |isbn=}}</ref>

<ref name=McElroy&Townsend1989>{{citation |year=1989 |author=Ann McElroy & Patricia K. Townsend |title=Medical Anthropology in Ecological Perspective |edition=2nd |place=Boulder, Colorado |publisher=Westview Press |isbn=0-8133-0742-2}}</ref>

<ref name=Saillant&Genest2007>{{citation |year=2007 |author=Francine Saillant & Serge Genest |title=Medical anthropology: regional perspectives and shared concerns |place=Malden, Ma |publisher=Blackwell |url= https://books.google.com/?id=eim7ChR5pBIC&printsec=frontcover&dq=%22Medical+Anthropology%22+2007#v=onepage&q=%22Medical%20Anthropology%22%202007&f=false |isbn=978-1-4051-5249-5}}</ref>

<ref name=Saillant&Genest2005>{{citation |year=2005 |author=Francine Saillant & Serge Genest |title=Anthropologie médicale. Ancrages locaux, défis globaux (Medical anthropology. Local roots, global challenges) |language=French|place=Quebec |publisher= Les presses de l'Université Laval, Ma |isbn=978-2-233-00490-1}}</ref>

<ref name=Scotch1963>{{citation |year=1963 |editor=Bernard J. Siegel |author=Scotch, Norman A |chapter= Medical Anthropology |title=Biennial Review of Anthropology |volume=3 |pages=30–68 |place=Stanford, California |publisher=Stanford University Press |isbn=}} [http://www.jstor.org/pss/979722 Book review citing details]</ref>

<ref name=Seymour-Smith1990pp187-188>{{citation |year=1990 |author=Charlotte Seymour-Smith |title=Macmillan Dictionary of Anthropology |pages=187–188 |place=London |publisher=Macmillan Press |isbn=0-333-39334-1}}</ref>
}}

Phiên bản lúc 13:24, ngày 18 tháng 2 năm 2016

Nhân học y tế hay Nhân học y học ( Tiếng Anh là Medical Anthropology ) là một phân ngành trong nhân học ứng dụng tìm cách sử dụng lý thuyết của nhân học để giải thích và giải quyết các vấn đề về y tế và sức khỏe. Không có gì thực sự là khác biệt giữa nhân học y học và các nhóm nhân học khác. Sự khác biệt duy nhất là sự lựa chọn trọng tâm nghiên cứu. Mục đích của nhân học y học là tìm hiểu các cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về thân thể, sức khoẻbệnh tật của họ cũng như các hành động của họ liên quan đến các vấn đề này.[1]Nó xem con người từ nhiều chiều và quan điểm sinh thái[2]. Đây là một trong những chuyên ngành phát triển cao nhất của nhân loại học và nhân học ứng dụng[3] và là một trường con của nhân học văn hóa xã hội mà kiểm tra cách thức mà văn hóa và xã hội được tổ chức xung quanh hoặc bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về sức khỏe , chăm sóc sức khỏe và các vấn đề liên quan.

Các nhà nhân học y học không nhất thiết phải được đào tạo chuyên ngành y. Họ được đào tạo để biết cách áp dụng các khoa học xã hội vào việc giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khoẻ của mọi người cũng như về cách thức mọi người tiếp nhận và xử trí các vấn đề sức khoẻ của họ.

Thuật ngữ nhân học y tế đã được sử dụng từ năm 1963 như là một nhãn cho nghiên cứu thực nghiệm và đưa lý thuyết từ các nhà nhân chủng học vào quá trình xã hội và đại diện văn hóa của sức khỏe, bệnh tật và thực hành điều dưỡng.[4]

châu Âu các từ ngữ nhân học y học, nhân chủng học về sức khỏenhân học bệnh tật cũng đã được sử dụng, và "nhân học y tế", cũng là một từ được dịch từ thế kỷ 19 của Tiếng Hà Lan :medische Anthropologie. Thuật ngữ này đã được lựa chọn bởi một số tác giả trong những năm 1940 để tham khảo nghiên cứu triết học về sức khỏe và bệnh tật.[5]

Ngoài ra, theo định nghĩa của Foster và Anderson (Medical anthropology – Newyork, Wiley, 1978): Nhân học y tế là một chuyên ngành văn hóa sinh học nghiên cứu đến cả hai khía cạnh sinh học và văn hóa xã hội của hành vi loài người, đặc biệt nghiên cứu những cách thức mà hai khía cạnh này tương tác với nhau trong suốt lịch sử của nhân loại để ảnh hưởng lên sức khỏe và bệnh tật

Lịch sử

George M. Foster và Barbara Gallatin Anderson (1978) theo dõi quá trình phát triển của nhân y học theo bốn nguồn khác nhau: Mối quan tâm của các nhà nhân học thể chất sớm về quá trình tiến hóa và thích nghi của con người; mối quan tâm về y học tộc người thời nguyên thủy; các công trình nghiên cứu về các hiện tượngtâm thần thuộc trường phái văn hóa và nhân cách; và các công trình nhân họcquan tâm đến y tế quốc tế. Bác sỹ William H. R. Rivers (1924) được coi là nhà dân tộc học đầu tiên về các thực hành y tế không thuộc phương Tây ; là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Nhân học y học” và là người đầu tiên đề cập đến y học như một hệ văn hóa (River 1924). Tuy nhiên, trước River, các nhà nhân học đã quan tâm đến các vấn đề y tế, sức khỏe và hành vi ứng xử của con người với sức khỏe. Mối quan tâm của các nhà nhân học bắt nguồn từ sự quan tâm đến phép thuật và cách chữa bệnh bằng phép thuật. Trong đó, nghiên cứu của Evant Pritchard về người Azande-Xơ đăng, mặc dù được công bố lần đầu tiên từ năm 1937, ngày nay vẫn được sử dụng như một tài liệu kinh điển trong các khóa học về nhân học y học.


Công trình lý thuyết sớm của Forrest E. Clements (1932) và Erwin H. Ackerknecht (1942, 1946) cũng đã cố gắng hệ thống hóa các niềm tin và thực hành y tế sơ khai. Song hành với sự phát triển lý thuyết là các ứng dụng đầu tiên về các nguyên tắc nhân học vào các vấn đề y tế. Kể từ những năm 1940, các nhà nhân học đã giúp hệ thống y tế nhận thức rõ về những khác biệt văn hóa trong các hành vi chăm sóc sức khỏe. Điều đó thể hiện rõ nhất trong tuyển tập của Benjamin D. Paufs về “Y tế, Văn hóa và cộng đồng: Nghiên cứu Trường hợp về các các phản ứng của công chúng đối với các chương trình Y tế”(Health, Culture and Community: Case Studies of Public Reactions to Health Programs, 1955). Đây là một trong những công trình nhân học y tế đầu tiên.

Đến cuối thập kỷ 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, nhân học mới được đề cập đến một cách hệ thống và đưa ra được một khung lý luận cho bộ môn này (Alland 1970) William Caudill (1953) là người đầu tiên xác định rõ lĩnh vực này, tiếp theo là các bài viết của Steven Polgar (1962) và Norman Scotch (1963). Trong thập kỷ 60, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học ứng dụng, và các bác sĩ lâm sàng đã miệt mài cống hiến để tổ chức ngành khoa học xã hội y khoa đang nổi lên thành trào lưu tại các hội nghị quốc gia của Hiệp hội Nhân học Mỹ (AAA) và Hiệp hội Nhân học ứng dụng(SfAA), trong đó Caudill, Polgar, và Scotc là một trong số các nhà hoạt động hàng đầu, bên cạnh đó còn có Hazel Weidman, Arthur Rubel, Dorothea Leighton, CliffordBarnett, Marvin Opler, Marion Pearsall, Donald Kennedy, Benjamin Paul, và CharlesLeslie.

Cho đến nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân học tùy thuộc vào trọng tâm quan tâm của các nhà nhân học. Nhưng tựu trung lại, nhân học y học không đi sâu vào nghiên cứu về vi-rút và vi khuẩn gây bệnh cho người mà mục đích của nhân học là tìm hiểu các cảm nhận của con người về thân thể, sức khỏe và vấn đề sức khỏe của họ cũng như các hành động của họ liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Nói cách khác, nhân học y học nghiên cứu những biểu tượng của một cộng đồng về sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, niềm tin, cách chạy chữa và giải thích cho họ tại sao lại chọn phương pháp này, đến nơi này mà không chọn phương pháp kia, đến nơi kia để được chăm sóc, chữa trị.

Nội dung nghiên cứu

Những nội dung nghiên cứu chính của nhân học y tế gồm:

  1. Tìm hiểu sự liên quan giữa những yếu tố môi trường và sinh thái với sức khỏe và bệnh tật: Ở cấp vi mô, nhân học y tế xem xét các tín ngưỡng và tập quán văn hóa có vai trò chi phối những cách ứng xử của con người với bệnh tật. Ở cấp vĩ mô, nhân học y tế xem xét những mối quan hệ tương tác giữa các nhóm người trong lịch sử, nguồn gốc của các rủi ro (bao gồm tai nạn, xung đột cá nhân, thiên tai, mất mùa, mất tài sản...), trong đó bệnh tật cũng là trong các dạng rủi ro đó, ảnh hưởng của các xung đột chính trị, di dân và mất cân đối về nguồn tài nguyên mang tính toàn cầu đến bệnh tật...;
  2. Niềm tin và sự hiểu biết của người dân đối với bệnh tật trên nền tảng văn hóa của họ: các giá trị của những quan niệm, kiêng kỵ và thói quen liên quan đến sức khỏe là một phần của văn hóa, qua đó nhân học y tế nghiên cứu những mối liên hệ giữa các loại ốm đau, niềm tin, hành vi sức khỏe;
  3. Phản ứng của các nhóm cư dân trong xã hội đối với chăm sóc: với những nền văn hóa khác nhau, con người sẽ đối phó với bệnh tật, sự chết và các rủi ro khác nhau. Do đó, phản ứng đối với việc chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào niềm tin, kiến thức của con người đối với bệnh tật. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như điều kiện kinh tế, giới tính, trình độ văn hóa, tôn giáo, dân tộc... có ảnh hưởng khác nhau đến sự phản ứng và sự lựa chọn trong chăm sóc sức khỏe . Và nhân học y tế còn đề cấp đến những vấn đề khác như: sự phát triển của những hệ thống tri thức y học và chăm sóc sức khỏe (tri thức địa phương, tri thức bản địa...); mối liên hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân; sự lồng ghép những hệ thống y tế trong môi trường văn hóa đa dạng. [6]

Tầm quan trọng của nhân học y học trong công tác chăm sóc sức khỏe

Quan niệm ốm đau, bệnh tật mang yếu tố văn hóa, xã hội. Giữa những người trong cuộc và ngoài cuộc, giữa nhân viên y tế và người bệnh (bao gồm cả người nhà, bạn bè hay cả cộng đồng dân cư) thường có những quan điểm không giống nhau về ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, muốn chữa bệnh có kết quả thì điều quan trọng là cần quan tâm và tôn trọng sự khác nhau trong cách nhìn nhận về bệnh tật, ốm đau giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

Nhân học y học ra đời giúp cho nhân viên y tế hiểu được bệnh nhân toàn diện hơn, làm cho hiệu quả chăm sóc, chữa bệnh tăng lên. Dựa trên cơ sở sinh học, khoa học xã hội và y học lâm sàng, các nghiên cứu về nhân học y học có những đóng góp đáng kể vào hiểu biết và cải thiện sức khỏe con người và dịch vụ y tế toàn thế giới.

Thông qua các cách tiếp cận khác nhau của nhân học y học, các nguyên nhân sâu xa về vấn đề sức khỏe của con người sẽ được tìm hiểu thấu đáo hơn, các quan niệm cộng đồng và các suy nghĩ của cá nhân người bệnh sẽ được tôn trọng và được xem xét một cách nghiêm túc, từ đó giúp đề xuất các giải pháp toàn diện để giải quyết các vấn đề sức khỏe một cách hiệu quả trên cơ sở tôn trọng các vốn quý của cộng đồng, nhờ vậy, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh sẽ được cải thiện hơn, người bệnh được tôn trọng sẽ dễ hợp tác và tuân thủ chế độ điều trị, góp phần tăng hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Nói cách khác, nhân học y học giúp hệ thống y tế mạnh lên vì làm cho yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế sát với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mỗi người dân và của cộng đồng. Trong xã hội ngày nay, mỗi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn đơn thuần không đủ mà đòi hỏi phải có kiến thức về xã hội, nhân văn để chuyển từ cách nhìn sinh học đơn thuần sang cách nhìn bao quát hơn: cách nhìn nhân học.

Tham khảo

Tài liệu tham khảo

  • Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng, Nhân học y tế, NXB. ĐH Huế, 2008.

References

  1. ^ ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân. “Chương 2. Các khái niệm cơ bản trong Nhân học xã hội và Nhân học y học”. Truy cập 18/02/2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  2. ^ Ann McElroy & Patricia K. Townsend (1989), Medical Anthropology in Ecological Perspective (ấn bản 2), Boulder, Colorado: Westview Press, ISBN 0-8133-0742-2
  3. ^ Charlotte Seymour-Smith (1990), Macmillan Dictionary of Anthropology, London: Macmillan Press, tr. 187–188, ISBN 0-333-39334-1
  4. ^ Scotch, Norman A (1963), “Medical Anthropology”, trong Bernard J. Siegel (biên tập), Biennial Review of Anthropology, 3, Stanford, California: Stanford University Press, tr. 30–68 Book review citing details
  5. ^ Pedro Lain Entralgo (1968), El estado de enfermedad. Esbozo de un capítulo de una posible antropología médica (State of Disease: Outline of a chapter of a Possible Medical Anthropology) (bằng tiếng Spanish), Madrid: Editorial Moneda y CréditoQuản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân. “Nhân học y tế - hướng tiếp cận nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở vùng các tộc người thiểu số Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Truy cập 18/02/2016. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “vonBueltzingsloewen” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Charuty1997” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Comelles1996” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Comelles2000” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Comelles&Martinez1993” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Foucault1963” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “McElroy1996” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Saillant&Genest2007” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Saillant&Genest2005” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.