Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dị ứng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35: Dòng 35:


Bị côn trùng chích, hay di ứng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc nhất định có thể gây ra một phản ứng dị ứng rất nguy hiểm còn gọi là sốc phản vệ, nhiều cơ quan trong cở thể có thể bị ảnh hưởng, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ thống hô hấp, và [[hệ tuần hoàn].<ref>{{cite journal |author=Golden DB |title=Insect sting anaphylaxis |journal=Immunol Allergy Clin North Am |volume=27 |issue=2 |pages=261–72, vii |year=2007 |pmid=17493502 |doi=10.1016/j.iac.2007.03.008 |pmc=1961691}}</ref><ref>{{cite journal |author=Schafer JA, Mateo N, Parlier GL, Rotschafer JC |title=Penicillin allergy skin testing: what do we do now? |journal=Pharmacotherapy |volume=27 |issue=4 |pages=542–5 |year=2007 |pmid=17381381 |doi=10.1592/phco.27.4.542}}</ref><ref name=tang03>{{cite journal |author=Tang AW |title=A practical guide to anaphylaxis |journal=Am Fam Physician |volume=68 |issue=7 |pages=1325–32 |year=2003 |pmid=14567487 |doi=}}</ref> Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sốc phản vệ có thể gây ra các phản ứng ngoài da, co thắt phế quản, phù nề, hạ huyết áp hôn mê và tử vong.
Bị côn trùng chích, hay di ứng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc nhất định có thể gây ra một phản ứng dị ứng rất nguy hiểm còn gọi là sốc phản vệ, nhiều cơ quan trong cở thể có thể bị ảnh hưởng, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ thống hô hấp, và [[hệ tuần hoàn].<ref>{{cite journal |author=Golden DB |title=Insect sting anaphylaxis |journal=Immunol Allergy Clin North Am |volume=27 |issue=2 |pages=261–72, vii |year=2007 |pmid=17493502 |doi=10.1016/j.iac.2007.03.008 |pmc=1961691}}</ref><ref>{{cite journal |author=Schafer JA, Mateo N, Parlier GL, Rotschafer JC |title=Penicillin allergy skin testing: what do we do now? |journal=Pharmacotherapy |volume=27 |issue=4 |pages=542–5 |year=2007 |pmid=17381381 |doi=10.1592/phco.27.4.542}}</ref><ref name=tang03>{{cite journal |author=Tang AW |title=A practical guide to anaphylaxis |journal=Am Fam Physician |volume=68 |issue=7 |pages=1325–32 |year=2003 |pmid=14567487 |doi=}}</ref> Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sốc phản vệ có thể gây ra các phản ứng ngoài da, co thắt phế quản, phù nề, hạ huyết áp hôn mê và tử vong.
==Nguyên nhân==
Nguyên nhân chủ yếu bao gồm di truyền, giới tính, chủng tộc, và độ tuổi, trong đó yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân chú yếu gây nên dị ứng.<ref>{{cite journal |author=Grammatikos AP |title=The genetic and environmental basis of atopic diseases |journal=Ann. Med. |volume=40 |issue=7 |pages=482–95 |year=2008 |pmid=18608118 |doi=10.1080/07853890802082096 |url=}}</ref> Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ lệ mắc các rối loạn dị ứng mà không thể được giải thích bằng yếu tố di truyền đang có chiều hướng gia tăng là do bốn thay đổi chính trong môi trường sống hiện nay : tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời thơ ấu, ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng, và chế độ ăn uống thay đổi.
===Dị ứng thực phẩm===
Một trong những bệnh dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là nhạy cảm với đậu phộng (lạc). Dị ứng đậu phộng có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em ở tuổi đi học. Các loại hạt, bao gồm hồ đào, quả hồ trăn, hạt thông, quả óc chó là các chất gây dị ứng thông thường. Những người mắc bệnh có thể nhạy cảm với một, hoặc nhiều loại hạt cây.

Sữa bò, dê, cừu cũng là một thực phẩm phổ biến gây dị ứng, và nhiều người bị còn mẫn cảm với các sản phẩm sữa như pho mát. Nguyên nhân là do cơ thể không dung nạp [[lactose]].

Các loại thực phẩm khác có chứa các protein gây dị ứng bao gồm đậu nành, lúa mì, cá (ngừ..), hải sản (cua, ghẹ, tôm, sò, ốc...), trái cây (bơ, sầu riêng...), rau, gia vị (bột ngọt, tiêu), màu tổng hợp và tự nhiên, hóa chất phụ gia và gà.
===Dị ứng với các tác nhân không phải là thực phẩm===
Nhựa cao su (latex) có thể gây ra phản ứng da, hô hấp, và hệ thống trung gian IgE. Tỷ lệ dị ứng cao su trong dân số được cho là ít hơn một phần trăm. Trong một nghiên cứu, một trong 800 bệnh nhân phẫu thuật (0,125%) báo cáo có nhạy cảm với cao su, mặc dù mức độ nhạy cảm giữa các nhân viên y tế cao hơn, từ 7-10%.

Phản ứng phổ biến nhất với latex là viêm da tiếp xúc dị ứng, các phản ứng xuất hiện như khô, tổn thương vùng tiếp xúc. Phản ứng này thường kéo dài 48-96 giờ. Ra mồ hôi hoặc cọ xát ở khu vực đeo găng tay làm các tổn thương trầm trọng thêm , có thể dẫn đến loét phản ứng.

Bệnh nhân bị dị ứng với cao su cũng có thể có nhạy cảm với quả bơ, [[kiwi]], và hạt dẻ, những bệnh nhân này thường bị ngứa và nổi [[mề đay]] cục bộ. Chỉ thỉnh thoảng có những dị ứng thức ăn gây ra gây ra phản ứng có hệ thống.

===Cơ sở di truyền===

Có khoảng 70% các cặp song sinh cùng trứng bị các bệnh dị ứng chung, 40% các cặp song sinh khác trứng có cùng 1 loại dị ứng.<ref>{{cite journal |author=Galli SJ |title=Allergy |journal=Curr. Biol. |volume=10 |issue=3 |pages=R93–5 |year=2000 |pmid=10679332| doi = 10.1016/S0960-9822(00)00322-5}}</ref> Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng, thì con cái của họ nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với các trẻ khác.<ref name=DeSwert>{{cite journal |author=De Swert LF |title=Risk factors for allergy |journal=Eur. J. Pediatr. |volume=158 |issue=2 |pages=89–94 |year=1999 |pmid=10048601 |doi=10.1007/s004310051024}}</ref> Một số dị ứng, tuy nhiên, không cùng kiểu gen; ví dụ cha mẹ bị dị ứng với đậu phộng có thể thì con có thể bị dị ứng với cỏ phấn hương. Khả năng phát triển bệnh dị ứng được kế thừa và liên quan đến một bất thường trong hệ thống miễn dịch, nhưng các chất gây dị ứng cụ thể thì không có tính kế thừa.<ref name=DeSwert/>

Nguy cơ dị ứng nhạy cảm và phát triển các bệnh dị ứng khác nhau với từng độ tuổi, một số nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ IgE cao nhất trong thời thơ ấu và giảm nhanh chóng trong độ tuổi từ 10 đến 30.<ref name=Croner>{{cite journal |author=Croner S |title=Prediction and detection of allergy development: influence of genetic and environmental factors |journal=J. Pediatr. |volume=121 |issue=5 Pt 2 |pages=S58–63 |year=1992 |pmid=1447635 |doi=10.1016/S0022-3476(05)81408-8}}</ref> Yếu tố chủng tộc cũng liên quan, người ta cho rằng di truyền là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở những người Châu Á, Tây Ban Nha, và những người gốc Phi châu.

===Giả thuyết về vấn đề vệ sinh===

Các bệnh dị ứng là do phản ứng miễn dịch không thích hợp với kháng nguyên vô hại của một phản ứng miễn dịch qua trung gian Th2. Các vi khuẩn và virus trước hết sẽ gây ra một đáp ứng miễn dịch không qua trung gian TH1 sau đó mới chuyển sang phản ứng Th2. Vì cơ thể chúng ta tiến hóa để đối phó với một mức độ nhất định các tác nhân gây bệnh, cho nên khi một cá nhân sống trong môi trường vô trùng không tiếp xúc với các cấp độ gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các kháng nguyên vô hại và vì thế các đối tượng lành tính như phấn hoa cũng gây kích hoạt một phản ứng miễn dịch Th2.

Các giả thuyết về vấn đề vệ sinh hình thành để giải thích các kết quả khi quan sát về dị ứng phấn hoa và bệnh chàm, người ta thấy rằng các trẻ em ở gia đình một con dễ mắc các bệnh dị ứng này nhiều hơn trẻ em ở các gia đình đông con. Các giả thuyết này đã được rộng rãi điều tra dịch tễ học và đã trở thành một khung lý thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu các rối loạn dị ứng. Nó được sử dụng để giải thích sự gia tăng các bệnh dị ứng đã được nhìn thấy kể từ khi công nghiệp hóa, và tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng cao ở các nước phát triển.


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 06:29, ngày 26 tháng 10 năm 2010

Tập tin:Hautausschlag Ruecken fcm.jpg
Dị ứng phát ban ngoài da

Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.

Thực tế, dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm và được gọi là quá mẫn loại I (xảy ra tức thì). Nó kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu mast và một loại kháng thể được gọi là IgE, dẫn đến một phản ứng viêm nặng thông thường bao gồm chàm, phát ban, sốt , lên cơn hen suyễn, ngộ độc thức ăn, và phản ứng với nọc độc của côn trùng chích như ong, muỗi, kiến...

Dị ứng nhẹ rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở một số người, dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) đe dọa đến tính mạng.

Để chẩn đoán chứng dị ứng, người ta phải thực hiện các thử nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Điều trị dị ứng bao gồm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, sử dụng các thuốc chống dị ứng, steroid (thuốc kháng viêm) hoặc các loại thuốc khác.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp
Cơ quan bị ảnh hưởng Triệu chứng
Mũi sưng niêm mạc mũi (Viêm mũi dị ứng)
Xoang Viêm xoang dị ứng
Mắt Đỏ và ngứa mắt (viêm kết mạc dị ứng)
Hệ hô hấp Hắt hơi, ho, co thắt phế quản, thở khò khè và khó thở, đôi khi lên cơn hen suyễn, trong trường hợp nặng đường thở bị co thắt lại do phù nề thanh quản
Tai Ù tai, có thể đau, hoặc điếc do mất dẫn lưu ống Eustachian.
Da Phát ban, như nổi chàmmề đay
Hệ tiêu hóa đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy

Nhiều chất gây dị ứng là các hạt trong không khí như bụi hoặc phấn hoa. Trong những trường hợp này, các triệu chứng phát sinh tại các khu vực tiếp xúc với không khí, chẳng hạn như mũi, mắt và phổi. Ví dụ, viêm mũi dị ứng, nguyên nhân gây kích ứng mũi, hắt hơi, ngứa và đỏ mắt [1]. Hít chất gây dị ứng cũng có thể dẫn đến các triệu chứng hen, do thu hẹp đường hô hấp (co thắt phế quản), phổi bị tiết dịch nhầy, khó thở, ho và thở khò khè.[2]

Ngoài những chất gây dị ứng trong không khí, nguyên nhân gây phản ứng dị ứng có thể do một số loại thực phẩm, do côn trùng đốt, hay phản ứng với các thuốc như aspirin và thuốc kháng sinh như penicillin. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm (ngộ độc thực phẩm) bao gồm đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, da phát ban, ngứa và sưng. Dị ứng thực phẩm hiếm khi gây ra hô hấp (hen) phản ứng, hay viêm mũi. [3]

Bị côn trùng chích, hay di ứng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc nhất định có thể gây ra một phản ứng dị ứng rất nguy hiểm còn gọi là sốc phản vệ, nhiều cơ quan trong cở thể có thể bị ảnh hưởng, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ thống hô hấp, và [[hệ tuần hoàn].[4][5][6] Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sốc phản vệ có thể gây ra các phản ứng ngoài da, co thắt phế quản, phù nề, hạ huyết áp hôn mê và tử vong.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu bao gồm di truyền, giới tính, chủng tộc, và độ tuổi, trong đó yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân chú yếu gây nên dị ứng.[7] Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ lệ mắc các rối loạn dị ứng mà không thể được giải thích bằng yếu tố di truyền đang có chiều hướng gia tăng là do bốn thay đổi chính trong môi trường sống hiện nay : tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời thơ ấu, ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng, và chế độ ăn uống thay đổi.

Dị ứng thực phẩm

Một trong những bệnh dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là nhạy cảm với đậu phộng (lạc). Dị ứng đậu phộng có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em ở tuổi đi học. Các loại hạt, bao gồm hồ đào, quả hồ trăn, hạt thông, quả óc chó là các chất gây dị ứng thông thường. Những người mắc bệnh có thể nhạy cảm với một, hoặc nhiều loại hạt cây.

Sữa bò, dê, cừu cũng là một thực phẩm phổ biến gây dị ứng, và nhiều người bị còn mẫn cảm với các sản phẩm sữa như pho mát. Nguyên nhân là do cơ thể không dung nạp lactose.

Các loại thực phẩm khác có chứa các protein gây dị ứng bao gồm đậu nành, lúa mì, cá (ngừ..), hải sản (cua, ghẹ, tôm, sò, ốc...), trái cây (bơ, sầu riêng...), rau, gia vị (bột ngọt, tiêu), màu tổng hợp và tự nhiên, hóa chất phụ gia và gà.

Dị ứng với các tác nhân không phải là thực phẩm

Nhựa cao su (latex) có thể gây ra phản ứng da, hô hấp, và hệ thống trung gian IgE. Tỷ lệ dị ứng cao su trong dân số được cho là ít hơn một phần trăm. Trong một nghiên cứu, một trong 800 bệnh nhân phẫu thuật (0,125%) báo cáo có nhạy cảm với cao su, mặc dù mức độ nhạy cảm giữa các nhân viên y tế cao hơn, từ 7-10%.

Phản ứng phổ biến nhất với latex là viêm da tiếp xúc dị ứng, các phản ứng xuất hiện như khô, tổn thương vùng tiếp xúc. Phản ứng này thường kéo dài 48-96 giờ. Ra mồ hôi hoặc cọ xát ở khu vực đeo găng tay làm các tổn thương trầm trọng thêm , có thể dẫn đến loét phản ứng.

Bệnh nhân bị dị ứng với cao su cũng có thể có nhạy cảm với quả bơ, kiwi, và hạt dẻ, những bệnh nhân này thường bị ngứa và nổi mề đay cục bộ. Chỉ thỉnh thoảng có những dị ứng thức ăn gây ra gây ra phản ứng có hệ thống.

Cơ sở di truyền

Có khoảng 70% các cặp song sinh cùng trứng bị các bệnh dị ứng chung, 40% các cặp song sinh khác trứng có cùng 1 loại dị ứng.[8] Cha mẹ mắc các bệnh dị ứng, thì con cái của họ nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với các trẻ khác.[9] Một số dị ứng, tuy nhiên, không cùng kiểu gen; ví dụ cha mẹ bị dị ứng với đậu phộng có thể thì con có thể bị dị ứng với cỏ phấn hương. Khả năng phát triển bệnh dị ứng được kế thừa và liên quan đến một bất thường trong hệ thống miễn dịch, nhưng các chất gây dị ứng cụ thể thì không có tính kế thừa.[9]

Nguy cơ dị ứng nhạy cảm và phát triển các bệnh dị ứng khác nhau với từng độ tuổi, một số nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ IgE cao nhất trong thời thơ ấu và giảm nhanh chóng trong độ tuổi từ 10 đến 30.[10] Yếu tố chủng tộc cũng liên quan, người ta cho rằng di truyền là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở những người Châu Á, Tây Ban Nha, và những người gốc Phi châu.

Giả thuyết về vấn đề vệ sinh

Các bệnh dị ứng là do phản ứng miễn dịch không thích hợp với kháng nguyên vô hại của một phản ứng miễn dịch qua trung gian Th2. Các vi khuẩn và virus trước hết sẽ gây ra một đáp ứng miễn dịch không qua trung gian TH1 sau đó mới chuyển sang phản ứng Th2. Vì cơ thể chúng ta tiến hóa để đối phó với một mức độ nhất định các tác nhân gây bệnh, cho nên khi một cá nhân sống trong môi trường vô trùng không tiếp xúc với các cấp độ gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các kháng nguyên vô hại và vì thế các đối tượng lành tính như phấn hoa cũng gây kích hoạt một phản ứng miễn dịch Th2.

Các giả thuyết về vấn đề vệ sinh hình thành để giải thích các kết quả khi quan sát về dị ứng phấn hoa và bệnh chàm, người ta thấy rằng các trẻ em ở gia đình một con dễ mắc các bệnh dị ứng này nhiều hơn trẻ em ở các gia đình đông con. Các giả thuyết này đã được rộng rãi điều tra dịch tễ học và đã trở thành một khung lý thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu các rối loạn dị ứng. Nó được sử dụng để giải thích sự gia tăng các bệnh dị ứng đã được nhìn thấy kể từ khi công nghiệp hóa, và tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng cao ở các nước phát triển.

Chú thích

  1. ^ Bope, Edward T.; Rakel, Robert E. (2005). Conn's Current Therapy 2005. Philadelphia, PA: W.B. Saunders Company. tr. 880. ISBN 0721 6386 43.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Holgate ST (1998). “Asthma and allergy--disorders of civilization?”. QJM. 91 (3): 171–84. doi:10.1093/qjmed/91.3.171. PMID 9604069.
  3. ^ Rusznak C, Davies RJ (1998). “ABC of allergies. Diagnosing allergy”. BMJ. 316 (7132): 686–9. PMC 1112683. PMID 9522798.
  4. ^ Golden DB (2007). “Insect sting anaphylaxis”. Immunol Allergy Clin North Am. 27 (2): 261–72, vii. doi:10.1016/j.iac.2007.03.008. PMC 1961691. PMID 17493502.
  5. ^ Schafer JA, Mateo N, Parlier GL, Rotschafer JC (2007). “Penicillin allergy skin testing: what do we do now?”. Pharmacotherapy. 27 (4): 542–5. doi:10.1592/phco.27.4.542. PMID 17381381.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Tang AW (2003). “A practical guide to anaphylaxis”. Am Fam Physician. 68 (7): 1325–32. PMID 14567487.
  7. ^ Grammatikos AP (2008). “The genetic and environmental basis of atopic diseases”. Ann. Med. 40 (7): 482–95. doi:10.1080/07853890802082096. PMID 18608118.
  8. ^ Galli SJ (2000). “Allergy”. Curr. Biol. 10 (3): R93–5. doi:10.1016/S0960-9822(00)00322-5. PMID 10679332.
  9. ^ a b De Swert LF (1999). “Risk factors for allergy”. Eur. J. Pediatr. 158 (2): 89–94. doi:10.1007/s004310051024. PMID 10048601.
  10. ^ Croner S (1992). “Prediction and detection of allergy development: influence of genetic and environmental factors”. J. Pediatr. 121 (5 Pt 2): S58–63. doi:10.1016/S0022-3476(05)81408-8. PMID 1447635.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Link GA