Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Teo võng mạc tiến triển”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Teo võng mạc tiến triển''' (PRA) là một nhóm bệnh di truyền được thấy ở một số giống chó và hiếm khi xảy ra ở mèo. Tươn…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 04:48, ngày 6 tháng 6 năm 2018

Teo võng mạc tiến triển (PRA) là một nhóm bệnh di truyền được thấy ở một số giống chó và hiếm khi xảy ra ở mèo. Tương tự như viêm võng mạc sắc tố ở người,[1] bệnh này đặc trưng bởi sự thoái hóa hai chiều của võng mạc, gây mất thị lực và dần tiến trỉnh nặng lên, đỉnh điểm của bệnh là mù lòa. Tình trạng bệnh này trong gần như tất cả các giống được thừa hưởng như một đặc điểm lặn tự phát, ngoại trừ giống Chó Husky SiberiaChó Bullmastiff.[2] Không có cách điều trị bệnh này.

Các loại PRA

Nói chung, PRA có đặc điểm đặc trưng khi mắc phận ban đầu là sự suy giảm chức năng tế bào tiếp nhận ánh sáng, tiếp sau đó là tế bào hình nón và vì lý do này, chứng mù đêm là dấu hiệu lâm sàng quan trọng đầu tiên cho hầu hết các con chó bị ảnh hưởng bởi PRA. Như các rối loạn võng mạc khác, PRA có thể được chia thành bệnh rối loạn chức năng, nơi các tế bào phát triển bất thường và thoái hóa, nơi các tế bào phát triển bình thường nhưng sau đó thoái hóa trong suốt cuộc đời của chó.[3]

PRA dạng tổng quát là loại phổ biến nhất và gây teo tất cả các cấu trúc võng mạc thần kinh. Bệnh teo võng mạc tiến triển trung ương (CPRA) là một bệnh khác với PRA liên quan đến biểu mô sắc tố võng mạc (RPE), và còn được gọi là chứng rối loạn biểu mô võng mạc (RPED).

Tham khảo

  1. ^ Petersen-Jones, Simon M. (2003). “Progressive Retinal Atrophy: An Overview”. Proceedings of the 28th World Congress of the World Small Animal Veterinary Association. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2007.
  2. ^ “Inherited Retinopathies”. The Merck Veterinary Manual. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2007.
  3. ^ Mellersh, Cathryn S. (2014). “The genetics of eye disorders in the dog”. Canine Genetics and Epidemiology. 1: 3. doi:10.1186/2052-6687-1-3. ISSN 2052-6687. PMC 4574392. PMID 26401320.