Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Acid abscisic”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo trang với thông tin cơ bản
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 15:08, ngày 26 tháng 6 năm 2018

Axit abscisic (AAB trong viết tắt tiếng Việt) là một hormone thực vật. AAB có vai trò trong nhiều quá trình phát triển thực vật, bao gồm sự ngủ nghỉ của hạt giống và nụ, kiểm soát kích thước cơ quan và đóng khí khổng. Hormone này đặc biệt quan trọng đối với cây trồng để ứng phó với các stress từ môi trường, bao gồm chống hạn hán, chống chịu mặn, chống chịu với lạnh, chống đóng băng, chịu nhiệt và chống chịu với các ion kim loại nặng.[1]

Chức năng

AAB ban đầu được cho là có liên quan đến việc rụng các cơ quan (abscission). Bây giờ ta biết rằng điều này chỉ đúng với một số loài thực vật nhất định. Tín hiệu qua trung gian là AAB cũng đóng vai trò quan trọng trong đap ứng của cây đối với stress môi trường và các mầm bệnh thực vật..[2][3] Các gen thực vật giúp sinh tổng hợp AAB và thứ tự các bước của con đường cũng đã được làm sáng tỏ.[4][5] AAB cũng được tạo ra bởi một số loại nấm gây bệnh thực vật nhưng thông qua một con đường sinh tổng hợp khác với AAB sinh tổng hợp trong thực vật.[6]

Acid abscisic có được cái tên của mình với việc đóng vai trò trong hiện tượng rụng (abscission) lá cây. Để chuẩn bị cho cây vào mùa đông, AAB được sản xuất trong những chồi muộn.[7] Điều này giúp làm chậm sự phát triển của cây và "chỉ đạo" những lá non phát triển vảy để bảo vệ những chồi đang ngủ trong mùa lạnh. AAB cũng ức chế sự phân chia của các tế bào trong các tầng cambium, và đáp ứng với điều kiện lạnh trong mùa đông bằng cách làm chậm sinh trưởng sơ cấpthứ cấp.[cần dẫn nguồn]

Axít abscisic cũng được tạo ra trong rễ để đáp ứng với điều kiện giảm thế nước của đất (liên quan đến đất khô) và các tình huống khác mà cây có thể bị stress. AAB sau đó chuyển sang lá, nơi nó nhanh chóng làm thay đổi áp suất thẩm thấu của các tế bào bảo vệ của khí khổng, làm cho chúng co lại do đó làm đóng khí khổng. Việc đóng khí khổng này sẽ làm giảm thoát hơi nước qua lá, do đó ngăn ngừa mất nước trong thời gian lượng nước có sẵn là thấp. Một mối tương quan tuyến tính chặt chẽ đã được tìm thấy giữa lượng AAB của lá và độ nhạy của chúng (tính kháng khí khổng) trên một diện tích lá cơ sở.[8]

Sự nảy mầm của hạt cũng bị ức chế bởi AAB, ngược lại với tác dụng của gibberellin. AAB cũng ngăn ngừa hạt giống rời khỏi trạng thái ngủ. [cần dẫn nguồn]

Một số cây Arabidopsis thaliana bị đột biến với AAB đã được xác định và có sẵn trong Trung tâm Lưu trữ Nottingham Arabidopsis - tất cả đều thiếu hụt trong sản xuất AAB và chúng có những thay đổi trong độ nhạy với hành động của mình. Thực vật quá mẫn cảm hoặc không nhạy cảm với AAB biểu hiện kiểu hình trong thời gian ngủ của hạt giống, nảy mầm, điều hòa khí khổng, và một số đột biến cho thấy sự phát triển còi cọc và lá bị nâu/vàng. Những đột biến này phản ánh tầm quan trọng của AAB trong nảy mầm hạt giống và phát triển phôi sớm.[cần dẫn nguồn]

PyrAABctin (một pyridyl có chứa chất hoạt hóa AAB) là một chất hypocotyl naphthalene sulfonamide ức chế sự mở rộng tế bào, tức là chủ vận đường truyền tín hiệu AAB trong hạt giống.[9] Đây là chất chủ vận đầu tiên của con đường AAB không có cấu trúc liên quan đến AAB[cần dẫn nguồn]

Chú thích

  1. ^ Finkelstein, Ruth (1 tháng 11 năm 2013). “Abscisic Acid Synthesis and Response”. The Arabidopsis Book / American Society of Plant Biologists. 11. doi:10.1199/tab.0166. PMC 3833200. PMID 24273463.
  2. ^ Zhu, Jian-Kang (2002). “Salt and Drought Stress Signal Transduction in Plants”. Annual Review of Plant Biology. 53: 247–73. doi:10.1146/annurev.arplant.53.091401.143329. PMC 3128348. PMID 12221975.
  3. ^ Seo, M; Koshiba, T (2002). “Complex regulation of ABA biosynthesis in plants”. Trends in Plant Science. 7 (1): 41–8. doi:10.1016/S1360-1385(01)02187-2. PMID 11804826.
  4. ^ Nambara, Eiji; Marion-Poll, Annie (2005). “Abscisic Acid Biosynthesis and Catabolism”. Annual Review of Plant Biology. 56: 165–85. doi:10.1146/annurev.arplant.56.032604.144046. PMID 15862093.
  5. ^ Milborrow, B.V. (2001). “The pathway of biosynthesis of abscisic acid in vascular plants: A review of the present state of knowledge of ABA biosynthesis”. Journal of Experimental Botany. 52 (359): 1145–64. doi:10.1093/jexbot/52.359.1145. PMID 11432933.
  6. ^ Siewers, V.; Smedsgaard, J.; Tudzynski, P. (2004). “The P450 Monooxygenase BcABA1 is Essential for Abscisic Acid Biosynthesis in Botrytis cinerea”. Applied and Environmental Microbiology. 70 (7): 3868–76. doi:10.1128/AEM.70.7.3868-3876.2004. PMC 444755. PMID 15240257.
  7. ^ Wang, Dongling; Gao, Zhenzhen; Du, Peiyong; Xiao, Wei; Tan, Qiuping; Chen, Xiude; Li, Ling; Gao, Dongsheng (2016). “Expression of ABA Metabolism-Related Genes Suggests Similarities and Differences Between Seed Dormancy and Bud Dormancy of Peach (Prunus persica)”. Frontiers in Plant Science (bằng tiếng English). 6. doi:10.3389/fpls.2015.01248. ISSN 1664-462X.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  8. ^ Steuer, Barbara; Thomas Stuhlfauth; Heinrich P. Fock (1988). “The efficiency of water use in water stressed plants is increased due to ABA induced stomatal closure”. Photosynthesis Research. 18 (3): 327–336. doi:10.1007/BF00034837. ISSN 0166-8595. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012.[cần dẫn nguồn]
  9. ^ Park, Sang-Youl; P. Fung; N. Nishimura; D. R. Jensen; H. Fuiji; Y. Zhao, S. Lumba; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2009). “Abscisic acid inhibits type 2C protein phosphatases via the PYR/PYL family of START proteins”. Science Signaling. 324 (5930). doi:10.1126/science.1173041. PMC 2827199.