Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Helicase”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tác giả đầu tiên tạo trang "Hêlicaza"
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 04:31, ngày 10 tháng 11 năm 2018

Hình 1: Hêlicaza tác động chính vào liên kết hyđrô (vạch ngang màu đỏ), góp phần tháo xoắn và tách hai đoạn mạch.

Hêlicaza là enzym tháo xoắn và tách mạch kép của axit nuclêic do có khả năng cắt các liên kết hyđrô đã hình thành giữa các cặp nuclêôtit bổ sung nhau.[1], [2]

Tên "hêlicaza" bắt nguồn từ tiếng Anh helicase (hê-li-kêy-zơ), trong đó tiền tố "helix" lấy từ tiếng Latinh (nghĩa là xoắn) kết hợp với hậu tố -aza để chỉ chức năng enzym của hợp chất theo cách phiên âm quen thuộc dùng trong Sinh hoá phổ thông.[3], [4]

Hêlicaza đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sống của sinh vật: góp phần khởi tạo nhân đôi ADN tại điểm Ori, nhờ đó mã di truyền mới được nhân bản để chuyển giao cho thế hệ sau. Ngoài ra, nó còn tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa sống còn của axit nuclêic trong tế bào sống như: phá vỡ tương tác prôtêin-ADN, sửa chữa, tái tổ hợp, tạo ribôxôm, phiên mã, dịch mã và phân huỷ rã. Do chức năng thiết yếu của chúng, hêlicaza luôn được bảo tồn trong quá trình tiến hóa. Khoảng 1% của số gen tế bào nhân thực (eukaryote) mã hoá hêlicaza.[5]

Đặc điểm

  • Hêlicaza có bản chất là loại prôtêin xúc tác, không thay đổi thành chất nào khác sau khi hoàn thành phản ứng mà nó tham gia.
  • Hêlicaza thuộc nhóm enzym thuỷ phân, cắt bỏ liên kết hyđrô đã hình thành giữa các nuclêôtit bổ sung nhau trong chuỗi mạch đơn hoặc mạch kép pôlynuclêotit của axit nuclêic (hình 1).
  • Hêlicaza, do đó đã góp phần "nắn" thẳng pôlynuclêotit, đồng thời tách mạch kép thành hai mạch đơn, tạo điều kiện cho nhiều hoạt động khác của axit nuclêic cũng như các quá trình sinh học khác trên phân tử này.
  • Hêlicaza có nhiều loại khác nhau, có loại chỉ tác động trên ADN (phân tử mục tiêu), hoặc chỉ lấy ARN làm mục tiêu.
  • Hêlicaza luôn cần năng lượng để hoàn thành chức năng xúc tác của chúng, nguồn năng lượng này trong tế bào sông là ATP và nó có thể tự khai thác năng lượng này.

CÒN TIẾP (to be continued)

Hình 2: Cấu trúc của hêlicaza RuvAE. coli

Nguồn trích dẫn

  1. ^ “Abdelhaleem M: Helicases - an overview”.
  2. ^ “Helicase”.
  3. ^ W.D. Phillips & T.J. Chilton: "Sinh học" - NXB Giáo dục, 2004.
  4. ^ SGK "Sinh học 12" - NXB Giáo dục, 2016.
  5. ^ Helicase https://www.nature.com/scitable/definition/helicase-307