Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quá liều opioid”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox medical condition (new) | name = Quá liều opioid | synonyms = Ngộ độc opiod | image = NaloxoneKit.jpg | caption…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 03:23, ngày 24 tháng 12 năm 2018

Quá liều opioid
Tên khácNgộ độc opiod
Một bộ naloxone phân phối tại British Columbia, Canada
Khoa/NgànhEmergency medicine
Triệu chứngthở yếu, đồng tử thu nhỏ, bất tỉnh[1]
Biến chứngTiêu cơ vân, phù phổi, Compartment syndrome, chấn thương sọ não[2][3]
Nguyên nhânOpioids (morphine, heroin, fentanyl, tramadol, methadone)[1][4]
Yếu tố nguy cơOpioid dependence, use of high doses of opioids, injection of opioids, use with alcohol, benzodiazepines, or cocaine.[1][5]
Phương pháp chẩn đoánBased on symptoms[3]
Chẩn đoán phân biệtLow blood sugar, alcohol intoxication, head trauma, stroke[6]
Phòng ngừaImproved access to naloxone, treatment of opioid dependence[1]
Điều trịSupporting a person's breathing, naloxone[7]
Tử vong122,100 (2015)[8]

Quá liều opioid là sự ngộ độc do sử dụng opioid quá mức.[9][3] Ví dụ về opioid bao gồm morphin, heroin, fentanyl, tramadolmethadone.[1][4] Các triệu chứng bao gồm thở yếu, đồng tử thu nhỏbất tỉnh.[1] Khởi phát các triệu chứng phụ thuộc một phần vào cách đưa opioid vào trong cơ thể.[10] Trong số những người còn sống sót, các biến chứng tiếp theo có thể bao gồm tiêu cơ vân, phù phổi, và chấn thương sọ não.[2][3]

Các yếu tố nguy cơ của việc dùng quá liều opioid bao gồm sự phụ thuộc opioid, tiêm opioid, sử dụng opioid liều cao, rối loạn tâm thần và sử dụng chúng cùng với rượu, benzodiazepin hoặc cocaine.[1][11][5] Nguy cơ đặc biệt cao sau khi cai nghiện.[1] Sự phụ thuộc vào opioid theo toa có thể xảy ra từ việc sử dụng chúng để điều trị đau mãn tính.[1] Chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng.[3]

Điều trị ban đầu liên quan đến việc hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân và cung cấp oxy.[7] Naloxone sau đó được khuyên dùng trong số những người thở yếu để đảo ngược tác dụng của opioid.[7][3] Cho naloxone vào mũi hoặc tiêm vào cơ dường như có hiệu quả như nhau.[12] Trong số những người từ chối đến bệnh viện sau khi được dùng naloxone, rủi ro về kết quả kém trong thời gian ngắn dường như là thấp.[12] Những nỗ lực để ngăn chặn tử vong do quá liều bao gồm cải thiện việc tiếp cận với naloxone và điều trị cho sự phụ thuộc opioid.[1]

Rối loạn sử dụng opioid dẫn đến 122.000 ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2015, tăng từ 18.000 ca tử vong vào năm 1990.[8][13] Tại Hoa Kỳ, hơn 49.000 ca tử vong liên quan đến opioids trong năm 2017.[5] Trong số đó có khoảng 20.000 người có liên quan đến opioid theo toa và 16.000 người liên quan đến heroin.[5] Trong năm 2017, các ca tử vong do opioid chiếm hơn 65% các ca tử vong liên quan đến quá liều ma túy ở Hoa Kỳ.[5] Dịch opioid được cho là một phần do sự đảm bảo trong những năm 1990 của ngành công nghiệp dược phẩm rằng opioid theo toa là an toàn.[4]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j “Information sheet on opioid overdose”. WHO. tháng 11 năm 2014.
  2. ^ a b “Heroin”. National Institute on Drug Abuse. tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f Boyer EW (tháng 7 năm 2012). “Management of opioid analgesic overdose”. The New England Journal of Medicine. 367 (2): 146–55. doi:10.1056/NEJMra1202561. PMC 3739053. PMID 22784117.
  4. ^ a b c “Opioid Overdose Crisis”. National Institute on Drug Abuse. 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NIDA-deaths
  6. ^ Adams, James G. (2008). Emergency Medicine: Expert Consult -- Online. Elsevier Health Sciences. tr. PT4876. ISBN 978-1437721294.
  7. ^ a b c de Caen AR, Berg MD, Chameides L, Gooden CK, Hickey RW, Scott HF, Sutton RM, Tijssen JA, Topjian A, van der Jagt ÉW, Schexnayder SM, Samson RA (tháng 11 năm 2015). “Part 12: Pediatric Advanced Life Support: 2015 American Heart Association Guidelines Update for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care”. Circulation. 132 (18 Suppl 2): S526-42. doi:10.1161/cir.0000000000000266. PMID 26473000.
  8. ^ a b GBD 2015 Mortality and Causes of Death Collaborators (tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
  9. ^ “Commonly Used Terms Drug Overdose”. www.cdc.gov. 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ Malamed, Stanley F. (2007). Medical Emergencies in the Dental Office - E-Book. Elsevier Health Sciences. tr. 387. ISBN 978-0323075947.
  11. ^ Park TW, Lin LA, Hosanagar A, Kogowski A, Paige K, Bohnert AS (2016). “Understanding Risk Factors for Opioid Overdose in Clinical Populations to Inform Treatment and Policy”. Journal of Addiction Medicine. 10 (6): 369–381. doi:10.1097/ADM.0000000000000245. PMID 27525471.
  12. ^ a b Chou R, Korthuis PT, McCarty D, Coffin PO, Griffin JC, Davis-O'Reilly C, Grusing S, Daya M (tháng 12 năm 2017). “Management of Suspected Opioid Overdose With Naloxone in Out-of-Hospital Settings: A Systematic Review”. Annals of Internal Medicine. 167 (12): 867–875. doi:10.7326/M17-2224. PMID 29181532.
  13. ^ GBD 2013 Mortality and Causes of Death Collaborators (tháng 1 năm 2015). “Global, regional, and national age-sex specific all-cause and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet. 385 (9963): 117–71. doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2. PMC 4340604. PMID 25530442.