Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Astropecten polyacanthus”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “nhỏ|Hình ảnh của ''Astropecten polyacanthus''. {{Tiêu đề nghiêng}} '''''Astropecten polyacanthus'…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 16:24, ngày 31 tháng 12 năm 2019

Hình ảnh của Astropecten polyacanthus.

Astropecten polyacanthus là tên của một loài sao biển thuộc họ Astropectinidae. Chúng là loài phân bố rất rộng khi so sánh với các loài cùng chi. Người ta thấy chúng sinh sống ở khắp vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương[1]. Từ polyacanthus trong tên của loài này là một từ Latin mang nghĩa "rất nhiều gai".[2]

Mô tả

Mặt trên của loài sao biển này thì có màu đỏ tía, còn mặt dưới màu cam. Ở mặt tr6en thì có những cái gai đỉnh dẹt, màu kem, màu xám hoặc là nâu. Rìa cánh thì có những cái gai dài, nhọn. Gốc gai thường có màu nâu, đỉnh thì có màu nhạt hơn. Cánh thì hơi rộng, dài đến 9 cm[3]. Mặt dưới thì có những chân ống nhọn, những cái chân ấy sẽ giúp loài sao biển này dễ dàng đào bới đáy biển.[2]

Nhiều người nhầm lẫn Astropecten polyacanthus với các loài thuộc chi Archaster. Bởi vì chúng đều đào bới đáy biển và đều thông qua sự tiến hóa hội tụ. Dù vậy, các nhà nghiên cứu chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng là: các loài trong chi Archaster có gai phẳng, cùn và mặt trên thì có cấu trúc giống như "vảy", cấu trúc này tạo thành những hàng có tính hướng tâm còn Astropecten polyacanthus thì không có.[4]

Phân bố

Người ta thấy chúng ở khắp vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cụ thể là từ biển ĐỏZanzibar đến Hawaii. Chúng còn sống ở khu vực từ Nhật Bản đến ÚcNew Zealand.[5]

Sinh vật học

Loài sao biển này thường vùi mình dưới đáy biển. Chúng ăn các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, mạt vụn và các loài trai thuộc lớp Chân bụng. Khi ăn, chúng sẽ nuốt chửng cả con mồi. Không chỉ vậy, đôi khi người ta còn thấy chúng nuốt những viên sỏi để ăn những gì bám trên đó.[2]

Astropecten polyacanthus chứa một loại độc tố thần kinh mạnh tên là tetrodotoxin (viết tắt là TTX và hiện chưa có thuốc giải độc[6]). Tại Nhật Bản, những người ăn loài ốc biển Charonia lampas thì thường bị tê liệt bởi vì loài này cũng có TTX. Và loài ốc này có TTX là vì chúng hấp thu qua thức ăn và trữ chất độc này lại. Có nghĩa là có thể TTX bên trong loài sao biển Astropecten polyacanthus là từ thức ăn của chúng. Người ta đã nghiên cứu 54 cá thể của loài này và phát hiện ra là hầu hết chúng đều có chứa TTX. Trong đó, một cá thể có lượng độc tố lên đến 520 đơn vị mouse trên một gam.[6]

Trong bể cá cảnh

Thi thoảng, người ta nuôi chúng để ăn thức ăn thừa và mạt vụn trong bể. Nó là loài ăn đêm và người nuôi phải để cho chúng quen dần với điều kiện nước trong bể. Không nên nuôi quá nhiều trong không gian chật vì chúng sẽ bị thiếu thức ăn.[7]

Tham khảo

  1. ^ Miller, M.; Batt, G. (1973). Reef and Beach Life of New Zealand. Auckland, New Zealand: William Collins (New Zealand) Ltd.
  2. ^ a b c Astropecten polyacanthus - Comb seastar JulianRocks.net. Retrieved 2012-04-07.
  3. ^ Mah, Christopher (2012). C. L. Mah (biên tập). Astropecten polyacanthus Müller & Troschel, 1842”. World Asteroidea database. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Telling Apart Sand Stars: Archaster vs. Astropecten! Two Common Trade Species Echinoblog. Retrieved 2012-04-07.
  5. ^ Comb Seastar (Astropecten polyacanthus) Scuba Equipment USA. Retrieved 2012-04-07.
  6. ^ a b Miyazawa, K.; Noguchi,T.; Maruyama, J.; Jeon, J. K.; Otsuka, M.; Hashimoto, K. (1985). “Occurrence of tetrodotoxin in the starfishes Astropecten polyacanthus and A. scoparius in the Seto Inland Sea”. Marine Biology. 90 (1): 61–64. doi:10.1007/BF00428215.
  7. ^ Astropecten polyacanthus - Sand Sifting Starfish Blue Zoo Aquatics. Retrieved 2012-04-07.

Liên kết ngoài