Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Lê Khánh Hằng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 3: Dòng 3:
== Cuộc đời và sự nghiệp ==
== Cuộc đời và sự nghiệp ==
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vi sinh vật thuộc khoa Sinh học của [[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], Nguyễn Lê Khánh Hằng đến làm việc tại Phòng thí nghiệm Virus Hô hấp của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Bước ngoặt cuộc đời bà đến vào cuối năm 2003, khi bà cùng đồng nghiệp phát hiện ra một trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1. Kể từ thời điểm đó, bà bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu về các loại virus cúm A lây từ gia cầm sang người.<ref>{{Chú thích web|url=https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/PGS-TS-Nguyen-Le-Khanh-Hang-%E2%80%9CTheo-dau%E2%80%9D-tien-hoa-virus-cum-15316|tựa đề=PGS. TS Nguyễn Lê Khánh Hằng: “Theo dấu” tiến hóa virus cúm|ngày=2019-04-20|website=Tia Sáng|ngày truy cập=2021-01-01}}</ref>
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vi sinh vật thuộc khoa Sinh học của [[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội]], Nguyễn Lê Khánh Hằng đến làm việc tại Phòng thí nghiệm Virus Hô hấp của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Bước ngoặt cuộc đời bà đến vào cuối năm 2003, khi bà cùng đồng nghiệp phát hiện ra một trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1. Kể từ thời điểm đó, bà bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu về các loại virus cúm A lây từ gia cầm sang người.<ref>{{Chú thích web|url=https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/PGS-TS-Nguyen-Le-Khanh-Hang-%E2%80%9CTheo-dau%E2%80%9D-tien-hoa-virus-cum-15316|tựa đề=PGS. TS Nguyễn Lê Khánh Hằng: “Theo dấu” tiến hóa virus cúm|ngày=2019-04-20|website=Tia Sáng|ngày truy cập=2021-01-01}}</ref>

Năm 2017, Nguyễn Lê Khánh Hằng xuất bản đề tài khoa học ''Virus cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1, mối tương tác giữa người và động vật trong giai đoạn 2003-2010'' dựa trên 7 năm nghiên cứu về sự tiến hóa, phả hệ và phân tử của virus cúm A/H5N1 và những đột biến của loại virus này ở người. Nghiên cứu được công bố trên tập san khoa học ''[[The Journal of Infectious Diseases]]'' của Hoa Kỳ.<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/nu-tham-tu-nguoi-viet-lan-vet-su-lay-nhiem-cua-virus-cum-a-3909939.html|tựa đề=Nữ 'thám tử' người Việt lần vết sự lây nhiễm của virus cúm A|tác giả=Phan Minh|ngày=2019-04-16|website=[[VnExpress]]|ngày truy cập=2021-01-01}}</ref><ref>{{Chú thích tạp chí/Lua|journal=The Journal of Infectious Diseases|volume=216|issue=4|date=2017-09-15|page=S529–S538|doi=10.1093/infdis/jix003|title=Highly Pathogenic Avian Influenza A(H5N1) Viruses at the Animal–Human Interface in Vietnam, 2003–2010|doi-access=free}}</ref>


== Thành tựu ==
== Thành tựu ==

Phiên bản lúc 04:28, ngày 20 tháng 2 năm 2021

Nguyễn Lê Khánh Hằng
Sinh13 tháng 4, 1977 (47 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Học vịTiến sĩ khoa học
Trường lớpTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Sự nghiệp khoa học
NgànhVi sinh vật học

Nguyễn Lê Khánh Hằng (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1977) là một phó giáo sư, tiến sỹ người Việt Nam. Bà là Phó trưởng Khoa Virus của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đồng thời là thành viên của Hội đồng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương từ năm 2019.[1]

Cuộc đời và sự nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Vi sinh vật thuộc khoa Sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Lê Khánh Hằng đến làm việc tại Phòng thí nghiệm Virus Hô hấp của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Bước ngoặt cuộc đời bà đến vào cuối năm 2003, khi bà cùng đồng nghiệp phát hiện ra một trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1. Kể từ thời điểm đó, bà bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu về các loại virus cúm A lây từ gia cầm sang người.[2]

Năm 2017, Nguyễn Lê Khánh Hằng xuất bản đề tài khoa học Virus cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1, mối tương tác giữa người và động vật trong giai đoạn 2003-2010 dựa trên 7 năm nghiên cứu về sự tiến hóa, phả hệ và phân tử của virus cúm A/H5N1 và những đột biến của loại virus này ở người. Nghiên cứu được công bố trên tập san khoa học The Journal of Infectious Diseases của Hoa Kỳ.[3][4]

Thành tựu

Năm 2019, Nguyễn Lê Khánh Hằng được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu về những đóng góp của bà trong lĩnh vực y sinh. Bà là nhà khoa học nữ đầu tiên đoạt giải thưởng này.[5][6] Bà cũng là một trong chín nhà khoa học nữ thuộc Phòng Thí nghiệm Cúm, Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương được trao Giải thưởng Kovalevskaya vì thành tích phân lập thành công virus SARS-CoV 2.[7]

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Lê Khánh Hằng (14 tháng 5 năm 2020). “Lý lịch khoa học” (PDF). Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ “PGS. TS Nguyễn Lê Khánh Hằng: "Theo dấu" tiến hóa virus cúm”. Tia Sáng. 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Phan Minh (16 tháng 4 năm 2019). “Nữ 'thám tử' người Việt lần vết sự lây nhiễm của virus cúm A”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ “Highly Pathogenic Avian Influenza A(H5N1) Viruses at the Animal–Human Interface in Vietnam, 2003–2010”. The Journal of Infectious Diseases. 216 (4): S529–S538. 15 tháng 9 năm 2017. doi:10.1093/infdis/jix003.
  5. ^ Minh Sơn (18 tháng 5 năm 2019). “Lần đầu tiên một nhà khoa học nữ nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu”. VietnamPlus. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Nguyễn Hoài (6 tháng 5 năm 2019). “Lần đầu tiên, một nhà khoa học nữ nhận giải Tạ Quang Bửu”. Tiền Phong. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ Phạm Hiệp & Thúy Huyền (6 tháng 3 năm 2020). “Thành tích đáng nể của 9 "nữ tướng" ngày đêm "làm bạn" với virus”. Sức khỏe Đời sống. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.