Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Act2023 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
đổi hướng theo kết quả BQXB
Thẻ: Trang đổi hướng mới Trình soạn thảo mã nguồn 2017
 
(Không hiển thị 4 phiên bản của 2 người dùng ở giữa)
Dòng 1: Dòng 1:
#đổi [[Đại học Bách khoa Hà Nội]]
{{Nhiều vấn đề|
{{Bài quảng cáo|date=tháng 6/2023}}
{{Chú thích trong bài|date=tháng 6/2023}}
{{Không nổi bật|date=tháng 6/2023}}
}}
{{Thông tin viện đào tạo
| tên = Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
| logo =
| logo_size =
| hình =
| miêu tả hình =
| cỡ hình =
| tên khác =
| tên bản địa =
| khẩu hiệu =
| nghĩa =
| ngày thành lập = {{start date and age|1985|1|23}}
| loại hình = Viện đại học
| viện trưởng = PGS.TS. Chu Kỳ Sơn
| viện phó = PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú <br>
PGS. TS. Trương Quốc Phong
| giảng viên =
| nhân viên =
| sinh viên đại học =
| sinh viên sau đại học =
| khuôn viên =
| địa chỉ = Số 1 Đại Cồ Việt, [[Hai Bà Trưng (quận)|Hai Bà Trưng]], [[Hà Nội]], [[Việt Nam]]
| thành phố =
| tỉnh =
| quốc gia =
| tọa độ =
| màu =
| bài hát =
| điện thoại = 024 3869 3350
| web = {{URL|https://sbft.hust.edu.vn/|sbft.hust.edu.vn}}
| caption =
| viết tắt = SBFT
| tên tiếng Anh = School of Biology and Food Technology
| thành viên của =
| thuộc tổ chức = [[Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội|Đại học Bách Khoa Hà Nội]]
| mã trường =
| tình trạng = Đang hoạt động
}}
Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (1999-2023) ([[tiếng Anh]]: ''School of Biology and Food Technology'' hay SBFT) là một tổ chức đào tạo <ref>Viện đào tạo của trường [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội|Đại học Bách khoa Hà Nội]]</ref> và nghiên cứu cũ của [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội|Đại học Bách khoa Hà Nội]]. Hiện nay, Viện đã sáp nhập và Trường Hóa và Khoa học Sự sống trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội

== Lịch sử hình thành và phát triển ==
Năm 1956, cùng với sự ra đời của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhóm Hữu cơ và [[Hóa sinh]] thuộc Khoa Hóa - Thực phẩm (tiền thân của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm ngày nay) được thành lập để giảng dạy cho gần 100 sinh viên thuộc ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) khóa đầu tiên.

Từ “nhóm Hữu cơ và Hóa sinh” (1956) đến “nhóm Hóa sinh” (1958) rồi “tổ Thực phẩm” (1959), năm 1962, Đại học Bách khoa Hà Nội ra quyết định thành lập Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, thuộc Liên khoa Hoá – Thực phẩm. Trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm đầu tiên là GS.TS. Lê Văn Nhương. Đây là tổ chức hành chính đầu tiên của ngành Công nghệ Thực phẩm của Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thời bấy giờ.[[Tập tin:Sbft-1.jpg|nhỏ|Tổ Thực phẩm (chụp tại nhà D – 1959)]]

Cuối năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ leo thang tới Hà Nội. Trong tình hình đó, năm 1967 trường quyết định thành lập các phân hiệu tạm tách ra khỏi trường để phân tán về các địa phương. Phân hiệu Công nghiệp nhẹ chính thức ra đời, bao gồm:

* Bộ môn Công nghệ Thực phẩm được bổ sung thêm nhân lực, lập thành khoa CNTP gồm Bộ môn Vi sinh-Hóa sinh, Bộ môn Đồ hộp - Lạnh thực phẩm, Bộ môn Công nghiệp lên men, Bộ môn Đường - Lương thực, Bộ môn cây nhiệt đới.
* Khoa Hoá nhẹ bao gồm Bộ môn Hoá Xenlulo, Bộ môn Hoá Nhuộm được tách ra từ khoa Hoá.
* Khoa Cơ-dệt bao gồm Bộ môn Máy Thực phẩm, Bộ phận cơ khí của ngành dệt cùng với Công nghệ Dệt lập thành khoa Cơ - Dệt
* Khoa cơ bản: bao gồm Toán, Lý Hoá, hình hoạ, kỹ thuật từ các Khoa của trường

Sau khi quyết định phân tách thành phân hiệu Công nghiệp nhẹ, Khoa Công nghệ Thực phẩm được sơ tán về huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trong bốn năm. Năm 1971, tình hình chiến sự trở nên căng thẳng khi Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc, Phân hiệu Công nghiệp Nhẹ quyết định chuyển lên Việt Trì, Phú Thọ xây dựng cơ sở mới tại đồi Gia Cẩm. Giữa năm 1972, Khoa Công nghệ Thực phẩm tiếp tục sơ tán về huyện Thanh Ba, bản doanh đặt ở xã Ninh Dân. Sau khi hiệp ước Paris được ký hết, Mỹ dừng ném bom vào miền Bắc, thầy trò công nghệ thực phẩm tạm biệt Thanh Ba để quay về chốn cũ.
[[Tập tin:Sbft-2.jpg|nhỏ|''Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Tạ Quang Bửu tới thăm Phòng thí nghiệm CNTP (1962'']]

Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, non sông thu về một mối. Kể từ nay, nhiệm vụ chiến lược của toàn dân Việt Nam là xây dựng một nước Viêt Nam hùng cường. Trong bối cảnh như vậy, lãnh đạo Phân hiệu Công nghiệp Nhẹ (có tham khảo thêm ý kiến của các cán bộ thuộc Phân hiệu) đã quyết định sáp nhập trở lại Đại học Bách khoa để đứng chung trong hàng ngũ cơ sở đầu đàn đào tạo kỹ sư công nghiệp có trình độ cao của cả nước (thay vì trở thành một trường đại học chính quy). Trong điều kiện sáp nhập lại với trường Bách khoa, khoa Thực phẩm sẽ có điều kiện để có những bước tiến dài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trên tinh thần đó, năm 1977, Khoa Công nghệ Thực phẩm của phân hiệu Công nghiệp nhẹ trở thành khoa Công nghệ Thực phẩm của truờng ĐH BK Hà Nội.

Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, Khoa Kỹ thuật thực phẩm đã chi viện nhân lực bao gồm các thầy cô có trình độ chuyên môn và giáo trình cho Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Trường Đại học Bách Khoa [[thành phố Hồ Chí Minh]] để làm lực lượng nòng cốt cho đào tạo Kỹ sư công nghệ thực phẩm tại hai miền của đất nước.

Năm 1986, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ Thực phẩm được tách ra và hình thành 2 đơn vị độc lập là Khoa Công nghệ thực phẩm và Trung tâm nghiên cứu Công nghệ sinh học. Khoa Công nghệ thực phẩm bao gồm Bộ môn Thực phẩm chung, Bộ môn Đường - Lương thực, Bộ môn Công nghệ các sản phẩm lên men, Bộ môn Công nghệ các sản phẩm cây nhiệt đới và Bộ môn Máy thực phẩm. Trung tâm nghiên cứu Công nghệ sinh học tham gia giảng dạy hai môn học Vi sinh và Hóa sinh trong các chương trình đào tạo của Khoa Công nghệ thực phẩm và triển khai các chương trình nghiên cứu về công nghệ sinh học.

Năm 1996, Khoa Công nghệ Thực phẩm sáp nhập với Khoa Công nghệ Hóa học để hình thành Khoa Công nghệ Hóa học, Thực phẩm và Sinh học.

Năm 1999, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm được chính thức thành lập năm 1999 theo quyết định số 2142/QĐ-BGDĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 15/06/1999 trên cơ sở hợp nhất Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Công nghệ Sau thu hoạch, Bộ môn Công nghệ sinh học thực phẩm, Bộ môn Công nghệ thực phẩm nhiệt đới với Trung tâm nghiên cứu Công nghệ sinh học và nhóm Máy thực phẩm.

Năm 2010, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm tiến hành tái cơ cấu để đáp ứng yêu cầu hoạt động trong tình hình mới. Cơ cấu tổ chức mới của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm bao gồm 05 bộ môn và 02 Trung tâm: Bộ môn Vi sinh-Hóa sinh-Sinh học phân tử, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Công nghệ thực phẩm (được hình thành trên cơ sở sát nhập Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Công nghệ sau thu hoạch, Bộ môn Công nghệ các sản phẩm lên men và một phần của Bộ môn Quản lý chất lượng và Thực phẩm nhiệt đới), Bộ môn Quản lý chất lượng, Bộ môn Quá trình và Thiết bị CNSH-CNTP, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học và Trung tâm đào tạo và phát triển sản phẩm thực phẩm. Cơ cấu này được giữ vững cho đến ngày nay.

== Tầm nhìn, chiến lược và triết lý giáo dục ==
Với triết lý giáo dục “Phát huy năng lực chủ động học tập - nghiên cứu - sáng tạo”, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm định hướng trở thành:

* Một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, hội nhập quốc tế;
* Một địa chỉ tin cậy thu hút hấp dẫn các giảng viên, nhà khoa học, sinh viên giỏi và nhà đầu tư trong nước và quốc tế tới học tập, nghiên cứu và hợp tác phát triển công nghệ.

Triết lý, tầm nhìn đó được thực hiện thông qua chiến lược:

* Đổi mới chương trình; phương thức tổ chức đào tạo, ứng dụng công nghệ giáo dục mới đạt tiêu chuẩn kiểm định khu vực và quốc tế;
* Gắn kết các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học hướng tới hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của xã hội;
* Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy ngành công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm phát triển bền vững.

== Cơ cấu tổ chức, nhân lực và cơ sở vật chất ==
Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm gồm 05 bộ môn và 02 trung tâm nghiên cứu:

-        Bộ môn Vi sinh-Hóa sinh-Sinh học phân tử

-        Bộ môn Công nghệ sinh học

-        Bộ môn Công nghệ thực phẩm

-        Bộ môn Quản lý chất lượng

-        Bộ môn Quá trình và thiết bị CNSH-CNTP

-        Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học

-        Trung tâm Đào tạo và phát triển sản phẩm thực phẩm

Đến nay, đội ngũ giảng viên và cán bộ của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm có trên 90% giảng viên là Tiến sĩ và trên 40% giảng viên có học hàm Giáo sư và Phó giáo sư. Phần lớn các giảng viên được đào tạo bài bản tại nhiều nước có nền khoa học công nghệ phát triển trên thế giới, có trình độ chuyên môn cao và là các chuyên gia đầu ngành .

Cơ sở vật chất của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm hiện nay được phát triển hiện đại bao gồm trên 2,300 m2 diện tích sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (7 phòng thí nghiệm và 3 xưởng thực nghiệm) với tổng kinh phí đầu tư cho thiết bị khoảng 5 triệu USD:

-        Phòng thí nghiệm Kỹ thuật di truyền,

-        Phòng thí nghiệm Proteomics,

-        Phòng thí nghiệm Lên men,

-        Phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm,

-        Phòng thí nghiệm Phân tích chất lượng thực phẩm,

-        Phòng thí nghiệm Phân tích cảm quan,

-        Phòng thí nghiệm Quá trình và Thiết bị sinh học - thực phẩm,

-        Xưởng thực nghiệm Chế biến rau quả,

-        Xưởng thực nghiệm Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa,

-        Xưởng thực nghiệm Lên men và Thu hồi sản phẩm.

Các phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm cho phép thực hiện đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển các giải pháp kỹ thuật và phát triển sản phẩm cũng như thử nghiệm các công nghệ mới ở quy mô pilot.

== Đào tạo ==
Chương trình đào tạo luôn được xây dựng, phát triển và cập nhật:

-        Chương trình Công nghệ Thực phẩm được hình thành từ năm 1956 và bắt đầu đào tạo từ năm 1964. Sau 40 năm vào năm 1996, chương trình Công nghệ Sinh học, ngành mũi nhọn về khoa học công nghệ bắt đầu đưa vào đào tạo cho Sinh viên khóa 41.

-        Năm 2009 (Khóa 52), chương trình CNSH và CNTP được đổi mới theo hệ thống tín chỉ, xây dựng theo nguyên tắc CDIO (Conceive Design Implement Operate)

-        Năm 2017, chương trình Kỹ thuật Sinh học và Kỹ thuật Thực phẩm được rà soát dựa trên phản hồi của các Doanh nghiệp, cựu sinh viên, người học để đưa ra chuẩn đầu ra 3 cấp độ và khung chương trình đã được đổi mới đặc biệt khối kiến thức kỹ năng mềm và ngoại ngữ được bổ sung vào chương trình

-        Năm 2019, xuất phát từ nhu cầu thực tế đối với nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, Chương trình đào tạo tiên tiến (ELITECH) đào tạo bằng tiếng Anh ngành Kỹ thuật Thực phẩm đã được xây dựng và triển khai, số lượng tuyển sinh tăng đều theo các năm.

-        Năm 2019, chương trình Kỹ sư được cập nhật và phát triển đáp ứng yêu cầu và qui định mới của Luật Giáo dục đại học.

-        Năm 2020, chương trình Kỹ sư Kỹ thuật sinh học được đánh giá đạt chuẩn AUN-QA.

-        Năm 2021, chương trình Kỹ sư Kỹ thuật sinh học được đánh giá đạt chuẩn AUN-QA.

-        Năm 2022, Viện đã phối hợp với Trường Điện – Điện tử xây dựng chương trình đào tạo Kỹ thuật Y sinh và bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên

Hiên nay, Viện triển khai 04 chương trình đào tạo các bậc với 03 ngành cử nhân, 03 ngành thạc sĩ và 03 ngành tiến sĩ.

Trong suốt [[chiều dài]] lịch sử tính đến thời điểm này, Viện đã đào tạo trên 14000 kỹ sư cử nhân, hơn 700 thạc sĩ, hơn 120 tiến sĩ các chuyên ngành.

== Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo ==
Từ khi thành lập, Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm luôn chủ động và tích cực tham gia vào các chương trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của ngành cũng như của xã hội. Viện đã và đang chủ trì nhiều đề tài dự án đồng thời cũng chú trọng chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và đào tạo nâng cao chất lượng cho các doanh nghiệp....

Các hướng nghiên cứu chính của Viện tập trung vào 02 trên 04 định hướng nghiên cứu ưu tiên của [[Đại học Bách khoa Hà Nội]]:

''1/ Định hướng Khoa học và Công nghệ sức khoẻ:''

- Phát triển công nghệ enzyme và công nghệ vi sinh vật tạo ra các hoạt chất sinh học nhằm tăng cường sức khỏe con người và phục vụ sản xuất: (i) Khai thác các hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm; (ii) Nghiên cứu enzyme, enzyme tái tổ hợp và kỹ thuật enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm; (iii) Nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn probiotic, prebiotic trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ tế bào, phân tích và chẩn đoán phân tử: (i) Nghiên cứu và phát triển công nghệ tế bào động vật và các sản phẩm từ tế bào động vật ứng dụng trong y học và dược phẩm; (ii) Phát triển kỹ thuật phân tích và chẩn đoán nhanh bệnh, tác nhân gây bệnh; (iii) Phát triển kỹ thuật phân tích nhanh độc tố, dư lượng thuốc trừ sâu.

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong phân tích, bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong phân tích, bảo quản và chế biến sau thu hoạch;

- Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

''2/ Định hướng Năng lượng và Môi trường bền vững:''

- Phát triển thiết bị và công nghệ xử lý môi trường nước thải và bã thải hữu cơ bằng công nghệ vi sinh;

- Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp, sau thu hoạch và công nghiệp thực phẩm, đảm bảo phát triển bền vững;

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học.

Cùng với xây dựng chiến lược nghiên cứu ưu tiên, các phòng thí nghiệm nghiên cứu tập trung cũng đã được quy hoạch để tập trung nguồn lực cơ sở vật chất và con người phục vụ cho sự phát triển của Đại học Bách khoa Hà Nội và của KHCN của Viện CNSH-CNTP.

==Tham khảo==
{{tham khảo}}

{{Đại học Bách khoa Hà Nội}}

Bản mới nhất lúc 13:54, ngày 25 tháng 3 năm 2024

Đổi hướng đến: