Thảo luận:Văn Thành Công chúa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.


xin hỏi, công chúa Kim Thành là nàng Công Chúa Trung Hoa nào --Boo aye (thảo luận) 15:57, ngày 5 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Theo tôi được biết thì công chúa Kim Thành là con của vua Lý Thái Tông, nhà Lý - Đại Việt, được gả cho một tù trưởng vùng Phú Thọ ngày nay. Đông Sơn (thảo luận) 16:12, ngày 5 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nguồn và dịch thuật[sửa mã nguồn]

Phần giai thoại, truyền thuyết Thổ Phồn nhưng nguồn đài phát thanh quốc tế Trung Quốc? Tác giả người Hán? Thể hiện nguyện vọng kết thân với nhà Đường (Trung Quốc) của Thổ Phồn (Tây Tạng)? Trong khi họ vừa thống nhất Tây Tạng, chiếm đóng Thanh Hải rồi vác quân sang đánh với ý định bức hôn? Văn Thành công chúa vốn chỉ là tông thất, không phải Hoàng nữ, phong công chúa rồi gả đi thì nhà Đường nhiều vô kể, mà đích thân Hoàng đế phải ra tuyển phò mã? Mà còn chẳng phải đích thân phò mã đi thi, lại còn nghĩ tên này khôn nên chủ hắn cũng khôn? Nên nhớ một điểm là về sau con cháu Lộc Đông Tán (Lönchen Gar Tongtsen Yulsung, họ Gar, Lönchen là chức Đại tướng của Thổ Phồn) chuyên quyền bị lật đổ phải chạy sang trung nguyên, được phong làm quan biên giới chống Thổ Phồn, nên về cơ bản họ này về sau đã đồng hóa. Đoạn này sặc mùi tác phẩm Hán hóa mị dân.

Phần Ảnh hưởng, mới tuổi ấy mà phải đi xa kết hôn? Tuổi ấy là tuổi nào? 17 tuổi xuất giá trong thời phong kiên chuyên tảo hôn? 12 tuổi là gả đi được rồi ấy chứ mà mới. Đoạn người Tạng hay nhận là con cháu Văn Thành để nhận cậu cháu với người Hán, mình chưa từng đọc được ở đâu trong các nguồn nước ngoài, trong bài cũng không có nguồn. Bài này bên wiki tiếng Anh có một câu thấy rất đúng: "Bất kể ảnh hưởng của bà trong lịch sử ra sao, hình tượng Văn Thành công chúa đã trở thành công cụ chính trị trong chiến dịch Hán hóa Tây Tạng của Trung Quốc".

Mình có tham khảo một số bài liên quan đến lịch sử Tây Tạng bên wiki tiếng Trung thì thấy họ chỉ dẫn nguồn từ sách sử tiếng Hán, hoàn toàn không có thêm nguồn từ nước ngoài. Nên nếu có ai dịch thuật từ wiki tiếng Trung hoặc dẫn nguồn tiếng Trung nên để ý chắt lọc thông tin, và tìm thêm các nguồn nước ngoài để kiểm chứng và tăng tính đa chiều.

Adungtran (thảo luận) 11:24, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]