Thảo luận:Kèo nèo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Cù nèo)
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Gió Đông

Xin được hỏi cái tên Cù nèo này được lấy từ nguồn nào để làm tên chính của bài vậy?--Gió Đông (thảo luận) 16:54, ngày 30 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ôi em Đông cute ^^, [1] này được không?  A l p h a m a  Talk 17:10, ngày 30 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vì thực tế tôi thấy trong tiếng Việt thì nhiều tài liệu thực vật dùng tên gọi chính Kèo nèo là phổ biến hơn Cù nèo.--Gió Đông (thảo luận) 01:57, ngày 5 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thế giải cù nèo vàng (giải cho các nghệ sĩ hài xuất sắc được yêu thích của Việt Nam) không lẽ đổi tên thành kèo nèo vàng.
Ồ, chúng là liên quan tới nhau? Bài viết về thực vật chỉ để phục vụ cho 1 giải thưởng. (giải này tôi chưa từng nghe, nên không biết đâu nha).--Gió Đông (thảo luận) 07:25, ngày 5 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Loài Limnocharis flava có tên gọi trong tiếng Việt là Nê thảo, kèo nèo, tai tượng. Còn loài Limnophyton obtusifolium có tên gọi là Hồ thảo, Cù nèo. Từ hay hồ đều chỉ đặc điểm sinh thái của chúng. Còn kèo nèo hay cù nèo có lẽ là sự dai dẳng. Bình thường trong đời sống cực kỳ dễ nhầm lẫn khi nhận dạng 2 loài này, do chúng cùng có chung phân bổ sinh thái và thoạt nhìn quá "dọc" của chúng thì không có sự khác nhau đặc biệt. Còn việc tên gọi của 1 giải thưởng nào đó (như ý kiến thảo luận đưa ra của Thành viên:Phương Huy) hay 1 cái dụng cụ nào đó có liên quan gì đến loài Limnocharis flava hay không thì nó cũng không liên quan đến tên gọi tiếng Việt.--Gió Đông (thảo luận) 08:02, ngày 5 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin được chuyển ý kiến của một bạn viết trong bài sang đây cho phù hợp với không gian: Ảnh trong bài này là tai tượng (không phải kèo nèo), ai gọi cùng tên với kèo nèo là sai

Phân biệt giữa tai tượng và kèo nèo;

_Tai tượng lá tròn, cọng lá có 3 cạnh (như trên bài đăng), hậu ngọt, hơi đắng, miền Tây Việt Nam nhiều người trồng và nhân giống rộng rãi.

_Kèo nèo lá nhỏ hơn đầu lá nhọn hoắt, cọng lá có 5 cạnh, hậu lạt hơn, không đắng, mọc hoang, chưa thấy ai trồng.