Thảo luận:Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng (Việt Nam)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng tại Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Câu hỏi

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

Kỳ thi này có là tương đương với Baccalauréat khi xưa (thập niên 1940 và 1950) không? Mekong Bluesman 23:57, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mọi so sánh nói chung khá khập khễnh. Về hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay, đại loại như sau:

  • Tiểu học (tức cấp 1 cũ) cho trẻ em từ 6-10 tuổi:--> Thi tốt nghiệp tiểu học, có lẽ sẽ bỏ do nó là phổ cập toàn dân.
  • Phổ thông trung học (PTTH tức cấp 2 cũ) cho trẻ từ 11-14 tuổi:--> Thi tốt nghiệp PTTH, có cấp bằng tốt nghiệp. Để vào Trung học phổ thông (THPT) cần kinh qua một kỳ thi nữa là kỳ thi vào trung học phổ thông, nếu đủ điểm chuẩn (tùy trường THPT) mới được học tiếp.
  • Trung học phổ thông (THPT tức cấp 3 cũ) cho trẻ 15-17 tuổi:--> Thi tốt nghiệp THPT, có cấp bằng tốt nghiệp. Để vào Đại học/Cao đẳng cần kinh qua một kỳ thi nữa là kỳ thi đề cập trong bài này, nếu đủ điểm chuẩn (tùy trường ĐH/CĐ) mới được học tiếp.

Ngoài ra còn hệ thống các trường trung học dạy nghề (THDN), tùy theo trường mà người ta có thể tuyển sinh đã tốt nghiệp PTTH hay THPT để sau này, khi đã tốt nghiệp, họ có thể làm các công việc của công nhân kỹ thuật, nhưng đa phần học sinh đã tốt nghiệp PTTH đều muốn học tiếp lên THPT để thi Đại học hay Cao đẳng, do sau này với bằng cấp từ các trường đó mới có nhiều cơ hội dễ tìm việc làm có thu nhập cao hơn.

Sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng có thể đi làm hay học tiếp lên bậc Đại học (cũng phải thi vào Đại học). Hệ đại học có 2 hình thức: Chính quy và Tại chức. Hệ Chính quy thường là thi và học khó hơn so với hệ Tại chức, do hệ Tại chức chủ yếu là dành cho những người đã đi làm và muốn thay đổi/thêm (nếu đã có ít nhất 1 bằng đại học) bằng cấp. Hệ Tại chức đang là vấn đề lớn cho hệ thống giáo dục Việt Nam, do phần nhiều những người theo học chỉ là để mong muốn sẽ được tăng lương (do những người này phần lớn làm các công việc mà thu nhập của họ là do Ngân sách Nhà nước chi trả) mà ít có thực chất, nhưng lại không/rất khó bỏ, do đây là một trong những nguồn thu lớn của các trường Đại học.

Trước đây, những người có bằng Đại học có thể thi để làm nghiên cứu sinh Phó tiến sĩ. Sau đó, khi đã có bằng Phó tiến sĩ và khi đã có một vài công trình nghiên cứu có giá trị nào đó, có thể còn thi tiếp để làm nghiên cứu sinh lấy bằng Tiến sĩ. Nhưng hiện nay, những người đã có bằng Đại học có thể thi để học tiếp lấy bằng Thạc sĩ, để sau đó (nếu có thể) tiếp tục làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ, nhưng Tiến sĩ hiện nay có 2 loại: Loại thứ nhất chỉ tương đương với Phó tiến sĩ cũ. Loại thứ hai là Tiến sĩ Khoa học, tương đương với Tiến sĩ cũ và quy trình để đạt được điều này có lẽ cũng giống như khi người ta chuyển được từ Phó tiến sĩ lên Tiến sĩ (cũ).

Tôi không rõ tiếng Pháp, nhưng đọc bài en:Baccalauréat (tú tài) thì thấy về mặt hình thức nó chỉ tương đương với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3 cũ) tại Việt Nam hiện nay. Vương Ngân Hà 01:53, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cám ơn Vương Ngân Hà đã trả lời. Tôi có bac của Pháp nên hỏi.
Ông có thể viết một bài về các kỳ thi và lớp học tại Việt Nam không?
Mekong Bluesman 22:43, ngày 10 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời