Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hàn Quốc
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhChiến binh Thái Cực (Taeguk Warriors)
Hổ châu Á
Hiệp hộiHiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA)
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Liên đoàn khu vựcEAFF (Đông Á)
Huấn luyện viên trưởngKim Do-hoon (Tạm quyền)
Đội trưởngSon Heung-min
Thi đấu nhiều nhấtCha Bum-kun
Hong Myung-bo (136)
Ghi bàn nhiều nhấtCha Bum-kun (58)
Sân nhàSân vận động World Cup Seoul
Mã FIFAKOR
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại22
Cao nhất17 (3.1998)
Thấp nhất65 (11.2014 – 1.2015)
Hạng Elo
Hiện tại 36 Giảm 9 (30 tháng 11 năm 2022)[1]
Cao nhất15 (9.1980, 6.2002)
Thấp nhất80 (8.1967)
Trận quốc tế đầu tiên
 Hàn Quốc 5–3 México 
(London, Anh; 2 tháng 8 năm 1948)
Trận thắng đậm nhất
 Hàn Quốc 16–0 Nepal   
(Incheon, Hàn Quốc; 29 tháng 9 năm 2003)
Trận thua đậm nhất
 Hàn Quốc 0–12 Thụy Điển 
(London, Anh; 5 tháng 8 năm 1948)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự11 (Lần đầu vào năm 1954)
Kết quả tốt nhấtHạng 4 (2002)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự14 (Lần đầu vào năm 1956)
Kết quả tốt nhấtVô địch (1956, 1960)
Cúp bóng đá Đông Á
Sồ lần tham dự8 (Lần đầu vào năm 2003)
Kết quả tốt nhấtVô địch (2003, 2008, 2015, 2017, 2019)
Cúp Liên đoàn các châu lục
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2001)
Kết quả tốt nhấtVòng bảng (2001)
Đội tuyển bóng đá quốc gia
Đại Hàn Dân Quốc
Hangul
대한민국 축구 국가대표팀
Hanja
大韓民國 蹴球 國家代表팀
Romaja quốc ngữDaehan Min'guk Chukgu Gukga Daepyo Tim
McCune–ReischauerTaehan Min'guk Ch'ukku Kukka Taep'yo T'im
Hán-ViệtĐại Hàn Dân Quốc Túc Cầu Quốc Gia Đại Biểu Đội

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc (Hangul: 대한민국 축구 국가대표팀, Romaja: daehanmin-guk chukgu gukgadaepyotim, Hán Việt: Đại Hàn Dân Quốc túc cầu quốc gia đại biểu đội) là đội tuyển bóng đá nam cấp quốc gia đại diện cho Hàn Quốc trong các giải thi đấu quốc tế và do Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) quản lý. Sân nhà của đội tuyển Hàn Quốc hiện nay là Sân vận động World Cup Seoul, nằm ở phía tây thủ đô Seoul.

Hàn Quốc sớm nổi lên như một thế lực của bóng đá châu Á từ đầu những năm thập niên 1980 và được xem là đội tuyển bóng đá châu Á thành công nhất trong lịch sử. Tính đến World Cup 2022, Hàn Quốc đã có tổng cộng 11 lần giành quyền tham dự các kỳ World Cup, trong đó có 10 lần liên tiếp - con số này nhiều hơn bất kỳ đội tuyển châu Á nào khác. Thành tích tốt nhất của đội ở đấu trường quốc tế là đạt hạng 4 ở kỳ World Cup 2002 - giải vô địch bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại châu Á nơi họ là đồng chủ nhà cùng với Nhật Bản. Cho đến nay, đó vẫn là bước tiến xa nhất của một đội bóng châu Á qua các kỳ World Cup.

Ở đấu trường châu lục, đội tuyển Hàn Quốc vô địch Asian Cup trong hai lần tổ chức đầu tiên (19561960) cùng với 4 lần giành ngôi Á quân. Đội cũng đoạt 3 huy chương vàng tại Asian Games vào các năm 1970, 19781986. Bên cạnh đó, đội xếp hạng 4 khi làm khách mời tham dự giải đấu CONCACAF 2002. Ở cấp độ khu vực, Hàn Quốc có 6 lần vô địch Cúp bóng đá Đông Á và đang giữ kỷ lục về số lần vô địch khu vực.

Đội tuyển Hàn Quốc được gọi với các biệt danh như "Chiến binh Thái Cực" hay "Hổ châu Á", linh vật của đội là Hổ Siberia.

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích tốt nhất: Hạng 4 (2002).
Vô địch: 1956, 1960.
Á quân: 1972, 1980, 1988, 2015.
Hạng 3: 1964, 2000, 2007, 2011.
Vô địch: 1992.
Á quân: 1982, 1984.
Hạng 3: 1982.
1936 1970, 1978, 1986.
1984 1954, 1958, 1962, 1982.
1984 1990
  • Đội tuyển châu Á xuất sắc nhất năm 2 lần: 2002, 2009.
  • Giải trẻ Saudi 1 lần: 1978
  • Korea Cup: 12 lần: 1971, 1974, 1975, 1976, 1978, 1980, 1981, 1982, 1985, 1987, 1991, 1997
  • Giải kỷ niệm Jarkata: 1 lần: 1981
  • Cúp các quốc gia Phi-Á: 1 lần: 1987
  • LG Cup: 3 lần: 2000, 2001, 2006
  • Đội hấp dẫn nhất FIFA World Cup: 1 lần: 2002
  • Giải Fair Play Cúp Đông Á: 1 lần: 2008
  • Giải Fair Play AFC Asian Cup: 1 lần: 2011

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Quốc là đội có số lần tham dự các vòng chung kết World Cup nhiều nhất châu Á với 11 lần góp mặt. Đây cũng là đội có thành tích tốt nhất ở vòng loại World Cup khu vực châu Á trong lịch sử. Hai thành tích cao nhất của đội tuyển Hàn Quốc qua các giải vô địch bóng đá thế giới là giành hạng 4 ở World Cup 2002 và hai lần lọt vào vòng 1/8 ở World Cup 2010 và 2022.

Năm Kết quả Vị trí Số trận Thắng Hòa [2] Thua Bàn thắng Bàn thua
1930

1938
Không tham dự, là thuộc địa của Nhật Bản
1950 Không tham dự
Thụy Sĩ 1954 Vòng 1 16 2 0 0 2 0 16
1958 Không tham dự
1962 Không vượt qua vòng loại
1966 Bỏ cuộc
1970

1982
Không vượt qua vòng loại
México 1986 Vòng 1 20 3 0 1 2 4 7
Ý 1990 22 3 0 0 3 1 6
Hoa Kỳ 1994 20 3 0 2 1 4 5
Pháp 1998 30 3 0 1 2 2 9
Hàn Quốc Nhật Bản 2002 Hạng tư 4 7 3 2 2 8 6
Đức 2006 Vòng 1 17 3 1 1 1 3 4
Cộng hòa Nam Phi 2010 Vòng 2 15 4 1 1 2 6 8
Brasil 2014 Vòng 1 27 3 0 1 2 3 6
Nga 2018 19 3 1 0 2 3 3
Qatar 2022 Vòng 2 16 4 1 1 2 5 8
CanadaHoa KỳMéxico 2026

Ả Rập Xê Út 2034
Chưa xác định
Tổng cộng 11/22
1 lần: Hạng tư
38 7 10 21 39 78

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988)
Năm Thành tích Thứ hạng Pld W D L F A
19001936 Không tham dự, là thuộc địa của Nhật Bản
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1948 Tứ kết 8th 2 1 0 1 5 15
1952 Không tham dự
19561960 Không vượt qua vòng loại
Nhật Bản 1964 Vòng bảng 14th 3 0 0 3 1 20
19681984 Không vượt qua vòng loại
Hàn Quốc 1988 Vòng bảng 11th 3 0 2 1 1 2
Tổng cộng 1 lần tứ kết 3/11 8 1 2 5 7 37

Cúp bóng đá châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Quốc là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất tại Cúp bóng đá châu Á với tư cách là nhà vô địch đầu tiên của giải đấu (1956) và lần thứ hai vào năm 1960. Ngoài ra, đội có 4 lần giành hạng nhì và 4 lần giành hạng ba. Tuy nhiên, nếu so sánh thành tích này với những đối thủ chính của họ như Nhật Bản (4 lần vô địch), Iran hay Ả Rập Xê Út (3 lần vô địch) thì đây lại là đội tuyển khá vô duyên với chức vô địch châu lục.

Đại đa số người Hàn Quốc cho rằng nguyên nhân đằng sau cơn khát danh hiệu hiện đã kéo dài hơn 6 thập kỉ là do sau kì Cúp bóng đá châu Á 1960, Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc đã trao những tấm huy chương bằng chì mạ vàng cho các cầu thủ Hàn Quốc vô địch giải đấu năm ấy (số tiền dùng để chi cho vàng thật đã bị một quan chức của Hiệp hội biển thủ).

Năm Thành tích Thứ hạng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Hồng Kông 1956 Vô địch 1/4 3 2 1 0 9 6
Hàn Quốc 1960 1/4 3 3 0 0 9 1
Israel 1964 Hạng ba 3/4 3 1 0 2 2 4
1968 Không vượt qua vòng loại
Thái Lan 1972 Á quân 2/6 5 1 2 2 7 6
1976 Không vượt qua vòng loại
Kuwait 1980 Á quân 2/10 6 4 1 1 12 6
Singapore 1984 Vòng 1 9/10 4 0 2 2 1 3
Qatar 1988 Á quân 2/10 6 5 1 0 11 3
1992 Không vượt qua vòng loại
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1996 Tứ kết 7/12 4 1 1 2 7 11
Liban 2000 Hạng ba 3/12 6 3 1 2 9 6
Trung Quốc 2004 Tứ kết 6/16 4 2 1 1 9 4
IndonesiaMalaysiaThái LanViệt Nam 2007 Hạng ba 3/16 6 1 4 1 3 3
Qatar 2011 3/16 6 4 2 0 13 7
Úc 2015 Á quân 2/16 6 5 0 1 8 2
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2019 Tứ kết 5/24 5 4 0 1 6 2
Qatar 2023 Bán kết 4/24 6 2 3 1 11 10
Ả Rập Xê Út 2027 Chưa xác định
Tổng cộng 2 lần
vô địch
15/18 73 38 19 16 117 74

Á vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1998)
Năm Thành tích Thứ hạng Pld W D L F A
1951 Không tham dự
Philippines 1954 Huy chương bạc 2nd 4 1 2 1 15 12
Nhật Bản 1958 2nd 5 4 0 1 15 6
Indonesia 1962 2nd 5 4 0 1 9 5
Thái Lan 1966 Vòng 1 11th 2 0 0 2 0 4
Thái Lan 1970 Huy chương vàng 1st 6 3 2 1 5 3
Iran 1974 Vòng 2 8th 5 1 1 3 4 10
Thái Lan 1978 Huy chương vàng 1st 7 6 1 0 15 3
Ấn Độ 1982 Vòng 1 9th 3 1 0 2 4 3
Hàn Quốc 1986 Huy chương vàng 1st 6 4 2 0 14 3
Trung Quốc 1990 Huy chương đồng 3rd 6 5 0 1 18 1
Nhật Bản 1994 Hạng tư 4th 6 3 0 3 17 7
Thái Lan 1998 Tứ kết 6th 6 4 0 2 12 6
Tổng 3 lần vô địch 12/13 61 36 8 17 128 63

Siêu cúp bóng đá Đông Nam Á - Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Quốc tham gia Siêu cúp bóng đá Đông Nam Á - Đông Á 2 lần vào các năm 2017 và 2019 sau khi đánh bại đội tuyển Nhật Bản để giành quyền tham dự.

Siêu cúp bóng đá Đông Nam Á - Đông Á
Năm Kết quả Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
Việt Nam 2019 Chung kết 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 2 lần tham dự 0 0 0 0 0 0

Cúp bóng đá Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Quốc có 6 lần vô địch Đông Á, kể từ năm 2003 thì họ được đặc cách vào thẳng vòng chung kết và hiện đang là đội nắm giữ kỷ lục về số lần vô địch.

Năm Kết quả Thứ hạng Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
Nhật Bản 2003 Vô địch 1st 3 2 1 0 4 1
Hàn Quốc 2005 Hạng tư 4th 3 0 2 1 1 2
Trung Quốc 2008 Vô địch 1st 3 1 2 0 5 4
Nhật Bản 2010 Á quân 2nd 3 2 0 1 8 4
Hàn Quốc 2013 Hạng ba 3rd 3 0 2 1 1 2
Trung Quốc 2015 Vô địch 1st 3 1 2 0 3 1
Nhật Bản 2017 1st 3 2 1 0 7 3
Hàn Quốc 2019 1st 3 3 0 0 4 0
Nhật Bản 2022 Á quân 2nd 3 2 0 1 6 3
Tổng cộng 5 lần vô địch 1st 27 13 10 4 39 20

Ban huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Ban huấn luyện hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 27 tháng 2 năm 2023[3]
Đội ngũ huấn luyện hiện tại
Chức vụ Tên
Huấn luyện viên trưởng Hàn Quốc Kim Do-hoon
Trợ lý giám đốc Hàn Quốc Park Kun-ha
trợ lý huấn luyện viên Hàn Quốc Cho Yong-hyung
Hàn Quốc Choi Sung-yong
Huấn luyện viên thủ môn Hàn Quốc Yang Young-min
Huấn luyện viên thể lực Hàn Quốc Jung Hyeon-gyu
Hàn Quốc Lee Jae-hong
Guus Hiddink được nhiều người coi là một trong những huấn luyện viên vĩ đại nhất mọi thời đại của tuyển Hàn Quốc.[4]

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các huấn luyện viên từng làm công tác huấn luyện tại đội tuyển Hàn Quốc kể từ năm 1997:

Tên Thời gian
Hàn Quốc Cha Bum-kun 1997–1998
Hàn Quốc Huh Jung-Moo 1998–2000
Hà Lan Guus Hiddink 2000–2002
Bồ Đào Nha Humberto Coelho 2003–2004
Hà Lan Jo Bonfrere 2004–2005
Hà Lan Dick Advocaat 2005–2006
Hà Lan Pim Verbeek 2006–2007
Hàn Quốc Huh Jung-Moo (2) 2007–2010
Hàn Quốc Cho Kwang-Rae 2010–2011
Hàn Quốc Choi Kang-Hee 2011–2013
Hàn Quốc Hong Myung-Bo 2013–2014
Đức Uli Stielike 2014–2017
Hàn Quốc Shin Tae-yong 2017–2018
Bồ Đào Nha Paulo Bento 2018–2022
Đức Jürgen Klinsmann 2023–2024
Hàn Quốc Hwang Sun-hong (Tạm quyền) 2024
Hàn Quốc Kim Do-hoon (Tạm quyền) 2024-nay

Kết quả và lịch thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

      Thắng       Hòa       Thua

2024[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 6 tháng 2 năm 2024

Những cầu thủ được in đậm tức là vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia:

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là đội hình 26 cầu thủ tham dự Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu Á cho hai trận đấu với Thái Lan vào ngày 21 và 26 tháng 3 năm 2024.[5][6][7]

Số lần khoác áo và bàn thắng được cập nhật tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2024, sau trận đấu với Thái Lan..

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Song Bum-keun 15 tháng 10, 1997 (26 tuổi) 1 0 Nhật Bản Shonan Bellmare
12 1TM Lee Chang-geun 30 tháng 8, 1993 (30 tuổi) 1 0 Hàn Quốc Daejeon Hana Citizen
21 1TM Jo Hyeon-woo 25 tháng 9, 1991 (32 tuổi) 31 0 Hàn Quốc Ulsan HD

2 2HV Lee Myung-jae 4 tháng 11, 1993 (30 tuổi) 1 0 Hàn Quốc Ulsan HD
3 2HV Kim Jin-su 13 tháng 6, 1992 (31 tuổi) 72 2 Hàn Quốc Jeonbuk Hyundai Motors
4 2HV Kim Min-jae 15 tháng 11, 1996 (27 tuổi) 63 4 Đức Bayern Munich
15 2HV Kim Moon-hwan 1 tháng 8, 1995 (28 tuổi) 27 0 Qatar Al-Duhail
19 2HV Kim Young-gwon 27 tháng 2, 1990 (34 tuổi) 111 7 Hàn Quốc Ulsan HD
20 2HV Kwon Kyung-won 31 tháng 1, 1992 (32 tuổi) 30 2 Hàn Quốc Suwon FC
22 2HV Seol Young-woo 5 tháng 12, 1998 (25 tuổi) 16 0 Hàn Quốc Ulsan HD
23 2HV Cho Yu-min 17 tháng 11, 1996 (27 tuổi) 5 0 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sharjah

5 3TV Park Jin-seop 23 tháng 10, 1995 (28 tuổi) 6 1 Hàn Quốc Jeonbuk Hyundai Motors
6 3TV Hwang In-beom 20 tháng 9, 1996 (27 tuổi) 58 6 Serbia Red Star Belgrade
7 3TV Son Heung-min (Đội trưởng) 8 tháng 7, 1992 (31 tuổi) 125 46 Anh Tottenham Hotspur
8 3TV Paik Seung-ho 17 tháng 3, 1997 (27 tuổi) 17 3 Anh Birmingham City
10 3TV Lee Jae-sung 10 tháng 8, 1992 (31 tuổi) 86 11 Đức Mainz 05
11 3TV Song Min-kyu 12 tháng 9, 1999 (24 tuổi) 14 1 Hàn Quốc Jeonbuk Hyundai Motors
13 3TV Hong Hyun-seok 16 tháng 6, 1999 (24 tuổi) 11 0 Bỉ Gent
14 3TV Jeong Ho-yeon 28 tháng 9, 2000 (23 tuổi) 1 0 Hàn Quốc Gwangju FC
17 3TV Jeong Woo-yeong 20 tháng 9, 1999 (24 tuổi) 22 4 Đức VfB Stuttgart
18 3TV Lee Kang-in 19 tháng 2, 2001 (23 tuổi) 27 7 Pháp Paris Saint-Germain

9 4 Cho Gue-sung 25 tháng 1, 1998 (26 tuổi) 39 9 Đan Mạch Midtjylland
16 4 Joo Min-kyu 13 tháng 4, 1990 (34 tuổi) 2 0 Hàn Quốc Ulsan HD

Triệu tập gần đây[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là tên các cầu thủ được triệu tập trong vòng 12 tháng.


Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Kim Seung-gyu 30 tháng 9, 1990 (33 tuổi) 81 0 Ả Rập Xê Út Al-Shabab Cúp bóng đá châu Á 2023 INJ
TM Kim Jun-hong 3 tháng 6, 2003 (20 tuổi) 0 0 Hàn Quốc Gimcheon Sangmu v.  Việt Nam, 17 October 2023

HV Kim Tae-hwan 24 tháng 7, 1989 (34 tuổi) 31 0 Hàn Quốc Jeonbuk Hyundai Motors Cúp bóng đá châu Á 2023
HV Jung Seung-hyun 3 tháng 4, 1994 (30 tuổi) 25 1 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Al-Wasl Cúp bóng đá châu Á 2023
HV Lee Ki-je 9 tháng 7, 1991 (32 tuổi) 14 0 Hàn Quốc Suwon Samsung Bluewings Cúp bóng đá châu Á 2023
HV Kim Ju-sung 12 tháng 12, 2000 (23 tuổi) 2 0 Hàn Quốc FC Seoul Cúp bóng đá châu Á 2023
HV Kim Ji-soo 24 tháng 12, 2004 (19 tuổi) 0 0 Anh Brentford B Cúp bóng đá châu Á 2023
HV Kang Sang-woo 7 tháng 10, 1993 (30 tuổi) 3 0 Hàn Quốc FC Seoul v.  Ả Rập Xê Út, 12 September 2023
HV Ahn Hyeon-beom 21 tháng 12, 1994 (29 tuổi) 1 0 Hàn Quốc Jeonbuk Hyundai Motors v.  Ả Rập Xê Út, 12 September 2023
HV Park Ji-soo 13 tháng 6, 1994 (29 tuổi) 16 0 Trung Quốc Wuhan Three Towns v.  El Salvador, 20 June 2023
HV Park Kyu-hyun 14 tháng 4, 2001 (23 tuổi) 2 0 Đức Dynamo Dresden v.  El Salvador, 20 June 2023

TV Um Won-sang 6 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 7 0 Hàn Quốc Ulsan HD v.  Thái Lan, 21 March 2024 INJ
TV Hwang Hee-chan 26 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 64 13 Anh Wolverhampton Wanderers Cúp bóng đá châu Á 2023
TV Moon Seon-min 9 tháng 6, 1992 (31 tuổi) 16 2 Hàn Quốc Jeonbuk Hyundai Motors Cúp bóng đá châu Á 2023
TV Park Yong-woo 10 tháng 9, 1993 (30 tuổi) 14 0 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Al-Ain Cúp bóng đá châu Á 2023
TV Lee Soon-min 22 tháng 5, 1994 (30 tuổi) 4 0 Hàn Quốc Daejeon Hana Citizen Cúp bóng đá châu Á 2023
TV Yang Hyun-jun 25 tháng 5, 2002 (21 tuổi) 3 0 Scotland Celtic Cúp bóng đá châu Á 2023
TV Lee Dong-gyeong 20 tháng 9, 1997 (26 tuổi) 8 1 Hàn Quốc Gimcheon Sangmu v.  Ả Rập Xê Út, 12 September 2023
TV Na Sang-ho 12 tháng 8, 1996 (27 tuổi) 28 2 Nhật Bản Machida Zelvia v.  El Salvador, 20 June 2023
TV Won Du-jae 18 tháng 11, 1997 (26 tuổi) 7 0 Hàn Quốc Gimcheon Sangmu v.  El Salvador, 20 June 2023
TV Son Jun-ho 12 tháng 5, 1992 (32 tuổi) 20 0 Hàn Quốc Kunyoong FC v.  Peru, 16 June 2023 WD

Oh Hyeon-gyu 12 tháng 4, 2001 (23 tuổi) 11 0 Scotland Celtic Cúp bóng đá châu Á 2023
Hwang Ui-jo 28 tháng 8, 1992 (31 tuổi) 62 19 Thổ Nhĩ Kỳ Alanyaspor v.  Trung Quốc, 21 November 2023

Notes
  • INJ = Rút lui vì chấn thương
  • PRE = Chỉ nằm trong danh sách sơ bộ

Đại kình địch[sửa | sửa mã nguồn]

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Hàn Quốc trên đấu trường châu lục là nước láng giềng Nhật Bản. Bộ đôi Hàn Quốc và Nhật Bản luôn được coi là cặp "kỳ phùng địch thủ" suốt nhiều năm cho vị trí "đầu tàu" của bóng đá châu Á.


Ngoài ra, trong những năm gần đây, Hàn Quốc cũng có sự cạnh tranh với những đội bóng hàng đầu như Úc, IranẢ Rập Xê Út trên đấu trường châu Á.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu
  3. ^ “Men's A Squad – Coach” (bằng tiếng Anh). Korea Football Association. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ 월드컵 한국 최고 감독은 히딩크, 비운은 차범근. Senior Today (bằng tiếng Hàn). ngày 29 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Son included in South Korea's squad for World Cup”. Reuters (bằng tiếng Anh). 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ 명단 발표 [List announcement] (bằng tiếng Hàn). Korea Football Association. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ 선수 명단 [Squad List] (bằng tiếng Hàn). Korea Football Association. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu
Tiền nhiệm:
giải lần đầu
Vô địch châu Á
1956; 1960
Kế nhiệm:
 Israel
Tiền nhiệm:
giải lần đầu
Vô địch Đông Á
1990
Kế nhiệm:
 Nhật Bản
Tiền nhiệm:
 Nhật Bản
Vô địch Đông Á
2003
Kế nhiệm:
 Trung Quốc
Tiền nhiệm:
 Trung Quốc
Vô địch Đông Á
2008
Kế nhiệm:
 Trung Quốc