Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022
2022 AFF U-19 Youth Championship
Kejuaraan Remaja U-19 AFF 2022
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàIndonesia
Thời gian2–15 tháng 7 năm 2022
Số đội11 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 2 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Malaysia (lần thứ 2)
Á quân Lào
Hạng ba Việt Nam
Hạng tư Thái Lan
Thống kê giải đấu
Số trận đấu29
Số bàn thắng92 (3,17 bàn/trận)
Số khán giả64.660 (2.230 khán giả/trận)
Vua phá lướiViệt Nam Nguyễn Quốc Việt
(5 bàn thắng)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Malaysia Ahmad Aysar Hadi
Thủ môn
xuất sắc nhất
Lào Phounin Xayyasone
2019
2024

Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022 (tiếng Anh: 2022 AFF U-19 Youth Championship, tiếng Indonesia: Kejuaraan Remaja U-19 AFF 2022) là giải đấu lần thứ 17 của Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á, giải đấu bóng đá cấp độ trẻ được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Giải lần này được tổ chức tại Indonesia từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 7 năm 2022.

Úc là đương kim vô địch, nhưng không tham dự giải đấu lần này. Malaysia đã giành ngôi vô địch của giải đấu sau khi đánh bại Lào với tỉ số 2–0 trong trận chung kết.

Các đội tuyển tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

11 đội tuyển đến từ các hiệp hội thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã tham dự giải đấu và được liệt kê bên dưới. Nhà vô địch giải đấu năm 2019, Úc, đã không góp mặt trong giải lần này.

Đội tuyển Hiệp hội Tham dự Thành tích tốt nhất lần trước
 Thái Lan HHBĐ Thái Lan 15 lần Vô địch (2002, 2009, 2011, 2015, 2017)
 Việt Nam LĐBĐ Việt Nam 15 lần Vô địch (2007)
 Campuchia LĐBĐ Campuchia 10 lần Vòng bảng (2002, 2007, 2009, 2011, 2013, 2015, 2016, 2017, 2018)
 Brunei HHBĐ Brunei 9 lần Vòng bảng (2002, 2005, 2007, 2011, 2013, 2015, 2017, 2018)
 Indonesia HHBĐ Indonesia 10 lần Vô địch (2013)
 Lào LĐBĐ Lào 11 lần Hạng ba (2002, 2005, 2015)
 Malaysia HHBĐ Malaysia 13 lần Vô địch (2018,2022)
 Myanmar LĐBĐ Myanmar 13 lần Vô địch (2003, 2005)
 Philippines LĐBĐ Philippines 9 lần Vòng bảng (2002, 2003, 2011, 2015, 2016, 2017, 2018)
 Singapore HHBĐ Singapore 12 lần Hạng ba (2003)
 Đông Timor LĐBĐ Đông Timor 8 lần Hạng ba (2013)
Không tham dự
 Úc

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

11 đội tuyển tham dự được chia thành hai bảng, một bảng 5 đội và một bảng 6 đội. Các đội được xếp hạt giống dựa vào thành tích của giải đấu lần trước. Lễ bốc thăm cho giải đấu đã được tổ chức vào ngày 9 tháng 6 năm 2022.[1]

Nhóm 1
 Indonesia (chủ nhà)
 Malaysia
Nhóm 2
 Myanmar
 Lào
Nhóm 3
 Việt Nam
 Đông Timor
Nhóm 4
 Campuchia
 Thái Lan
Nhóm 5
 Singapore
 Brunei
Nhóm 6
 Philippines

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Bekasi Jakarta
Sân vận động Patriot Candrabhaga Sân vận động GBK Madya
Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 9.170
Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022 (Java)

Đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Các cầu thủ sinh từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2003 có đủ điều kiện để tham dự giải đấu.

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam 5 3 2 0 12 3 +9 11[a] Vòng đấu loại trực tiếp
2  Thái Lan 5 3 2 0 7 1 +6 11[a]
3  Indonesia (H) 5 3 2 0 17 2 +15 11[a]
4  Myanmar 5 2 0 3 12 12 0 6
5  Philippines 5 1 0 4 8 13 −5 3
6  Brunei 5 0 0 5 0 25 −25 0
Nguồn: AFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ a b c Kết quả đối đầu: Việt Nam 0–0 Indonesia, Indonesia 0–0 Thái Lan, Việt Nam 1–1 Thái Lan. Dựa theo bảng điểm thành tích đối đầu:
    • Việt Nam: 2 điểm, hiệu số ±0, 1 bàn thắng
    • Thái Lan: 2 điểm, hiệu số ±0, 1 bàn thắng
    • Indonesia: 2 điểm, hiệu số ±0, 0 bàn thắng
    Indonesia xếp thứ ba về thành tích đối đầu. Việt Nam và Thái Lan hòa nhau về thành tích đối đầu, và được xếp trên theo hiệu số bàn thắng bại.
Myanmar 7–0 Brunei
Chi tiết
Thái Lan 1–0 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 3.000
Trọng tài: Xaypasert Phongsanit (Lào)
Việt Nam 0–0 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 10.832
Trọng tài: Razlan Joffri Ali (Malaysia)

Việt Nam 4–1 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Yaasin Hanafiah (Malaysia)
Myanmar 0–3 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 5.900
Trọng tài: Muhammad Usaid Jamal (Malaysia)
Indonesia 7–0 Brunei
Chi tiết
Khán giả: 4.964
Trọng tài: Souei Vongkham (Lào)

Philippines 1–3 Myanmar
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Razlan Joffri Ali (Malaysia)
Brunei 0–4 Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 2.000
Trọng tài: Chy Samdy (Campuchia)
Indonesia 0–0 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 17.126
Trọng tài: Xaypasert Phongsanit (Lào)

Myanmar 1–3 Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 250
Trọng tài: Muhammad Usaid Jamal (Malaysia)
Thái Lan 2–0[a] Brunei
Chi tiết
Khán giả: 1.000
Trọng tài: Yaasin Hanafiah (Malaysia)
Philippines 1–5 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 10.768
Trọng tài: Souei Vongkham (Lào)

Brunei 0–5 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 3.000
Trọng tài: Chy Samdy (Campuchia)
Việt Nam 1–1 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 300
Trọng tài: Xaypasert Phongsanit (Lào)
Indonesia 5–1 Myanmar
Chi tiết
Khán giả: 18.952
Trọng tài: Muhammad Usaid Jamal (Malaysia)

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Lào 4 4 0 0 8 2 +6 12 Vòng đấu loại trực tiếp
2  Malaysia 4 2 1 1 6 5 +1 7
3  Đông Timor 4 2 0 2 8 7 +1 6
4  Campuchia 4 1 0 3 4 8 −4 3
5  Singapore 4 0 1 3 1 5 −4 1
Nguồn: AFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí
Đông Timor 0–2 Lào
Chi tiết
Khán giả: 100
Trọng tài: Kyaw Zwall Lwin (Myanmar)
Singapore 0–1 Campuchia

Campuchia 1–2 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Amdillah Zainuddin (Brunei)
Singapore 0–1 Đông Timor
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Torpong Samsing (Thái Lan)

Malaysia 0–0 Singapore
Chi tiết
Khán giả: 100
Trọng tài: Kyaw Zwall Lwin (Myanmar)
Lào 2–1 Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Aprisman Aranda (Indonesia)

Lào 3–1 Singapore
Chi tiết
Đông Timor 3–4 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 100
Trọng tài: Torpong Somsing (Thái Lan)

Campuchia 1–4 Đông Timor
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Torpong Somsing (Thái Lan)
Malaysia 0–1 Lào
Chi tiết
Khán giả: 150
Trọng tài: Aprisman Aranda (Indonesia)

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết.[2]

Sơ đồ[sửa | sửa mã nguồn]

 
Bán kếtChung kết
 
      
 
13 tháng 7 – Bekasi
 
 
 Việt Nam0
 
15 tháng 7 – Bekasi
 
 Malaysia3
 
 Malaysia2
 
13 tháng 7 – Bekasi
 
 Lào0
 
 Lào2
 
 
 Thái Lan0
 
Tranh hạng ba
 
 
15 tháng 7 – Bekasi
 
 
 Việt Nam (p)1 (5)
 
 
 Thái Lan1 (3)

Các trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam 0–3 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 150
Trọng tài: Kyaw Zwall Lwin (Myanmar)
Lào 2–0 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 50
Trọng tài: Chy Samdy (Campuchia)

Tranh hạng ba[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Malaysia 2–0 Lào
Chi tiết
Khán giả: 200
Trọng tài: Kyaw Zwall Lwin (Myanmar)

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

 Vô địch Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2022 

Malaysia
Lần thứ 2

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng dưới đây đã được trao sau khi giải đấu kết thúc:[3]

Cầu thủ xuất sắc nhất Vua phá lưới Thủ môn xuất sắc nhất
Malaysia Ahmad Aysar Hadi Việt Nam Nguyễn Quốc Việt Lào Phounin Xayyasone

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 92 bàn thắng ghi được trong 29 trận đấu, trung bình 3.17 bàn thắng mỗi trận đấu.

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

Bảng xếp hạng giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này sẽ hiển thị thứ hạng của các đội tuyển trong suốt giải đấu.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Malaysia 6 4 1 1 14 4 +10 13 Vô địch
2  Lào 6 5 0 1 11 4 +7 15 Á quân
3  Việt Nam 7 3 3 1 13 7 +6 12 Hạng ba
4  Thái Lan 7 3 3 1 8 4 +4 12 Hạng tư
5  Indonesia (H) 5 3 2 0 17 2 +15 11 Bị loại ở
vòng bảng
6  Đông Timor 4 2 0 2 8 7 +1 6
7  Myanmar 5 2 0 3 12 12 0 6
8  Campuchia 4 1 0 3 4 8 −4 3
9  Philippines 5 1 0 4 8 13 −5 3
10  Singapore 4 0 1 3 1 5 −4 1
11  Brunei 5 0 0 5 0 25 −25 0
Nguồn: AFF
(H) Chủ nhà

Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Mạng phát sóng Kênh truyền hình Nền tảng trực tuyến Tham khảo
Lào Lao Star Channel Lao Star TV
Indonesia Emtek Indosiar, Mentari TV, Champions TV World Cup Vidio
Việt Nam FPT, Viettel FPT Play, TV360 [4][5]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Campuchia v Lào[sửa | sửa mã nguồn]

Ở trận đấu giữa CampuchiaLào tại bảng B, trọng tài người Indonesia Aprisman Aranda không công nhận bàn thắng cho Campuchia ở phút 76, mặc dù góc quay chậm trên truyền hình cho thấy bóng đã đi qua vạch vôi. Kết thúc trận đấu, đội tuyển Lào giành chiến thắng trước Campuchia với tỷ số 2–1, qua đó Campuchia chính thức bị loại khỏi giải đấu. Liên đoàn bóng đá Campuchia (FFC) đã đệ đơn phản đối lên AFF về vấn đề này. Trước sự phản đối của Campuchia, AFF đã gửi một bức thư xin lỗi đến liên đoàn bóng đá nước này.[6]

Việt Nam v Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu cuối cùng của bảng A giữa Việt NamThái Lan đã diễn ra đầy tranh cãi. Tỷ số hòa 1–1 sau 90 phút đủ để cả hai đội vào bán kết, còn chủ nhà Indonesia bị loại dù có cùng điểm và hiệu số bàn thắng bại. Điều này dựa trên tiêu chí thành tích đối đầu giữa ba đội, theo Điều lệ và Quy định của Giải đấu. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sau khi có bàn thắng gỡ hòa 1–1, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là đã chơi không sòng phẳng, khi cả hai đội được cho là cố ý làm chậm nhịp độ trận đấu trong 15 phút cuối sau khi đã chắc suất vào bán kết. Các cầu thủ Việt Nam chỉ chơi bóng xung quanh phần sân của mình mà không bị các cầu thủ đối phương gây sức ép, trong khi các cầu thủ Thái Lan nằm sân vì chấn thương dù không hề chạm bóng.

Cho rằng U-19 Việt Nam và U-19 Thái Lan đã cố tình thi đấu không hết sức để loại đội chủ nhà, vào ngày 12 tháng 7 năm 2022, Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) đã gửi đơn khiếu nại lên AFF, thậm chí còn gửi một bản sao để báo cáo vụ việc lên Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và thế giới (FIFA) về trận đấu.[7][8] Mãi đến ngày 30 tháng 7, AFF mới có văn bản trả lời chính thức, nêu rõ không có dấu hiệu vi phạm trong 12 phút cuối trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan. PSSI sau khi nhận được văn bản trả lời của AFF đã cho biết sẽ không còn bất cứ khiếu nại nào nữa.[9]

Huấn luyện viên đội tuyển Indonesia Shin Tae-yong đã tỏ ra lạ lẫm khi AFF áp dụng quy định ưu tiên chỉ số đối đầu và cho rằng FIFAAFC đã không còn sử dụng nó từ lâu.[10][11] Nhưng trên thực tế, việc xét đối đầu giữa các đội bằng điểm đã được nhiều giải đấu ở châu lục và thế giới áp dụng,[12] thậm chí ngay chính U-19 Indonesia đã từng được hưởng lợi nhờ quy định này tại giải U-19 châu Á năm 2018 cũng trên sân nhà.[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hoàng Tùng (9 tháng 6 năm 2022). “U19 Việt Nam vào 'bảng tử thần' Giải U19 Đông Nam Á 2022”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ “Regulations AFF U-18 Youth Championship” (PDF). AFF.
  3. ^ “Daftar Lengkap Penghargaan di Piala AFF U-19 2022”. CNN Indonesia (bằng tiếng Indonesia). 15 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ VnExpress. “FPT Play phát sóng trực tiếp giải U19 Đông Nam Á 2022”. vnexpress.net. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Mimi Trần (2 tháng 7 năm 2022). “Viettel sở hữu bản quyền phát sóng giải vô địch U19 Đông Nam Á 2022”. Lao Động. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ “Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á xin lỗi U19 Campuchia vì sai lầm của trọng tài”. laodong.vn. 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ “Chuyên gia bóng đá Indonesia: "Đừng đổ lỗi cho U19 Việt Nam, U19 Thái Lan". laodong.vn. 12 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  8. ^ Trí, Dân. “Indonesia chính thức kiện U19 Việt Nam, U19 Thái Lan lên AFF”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “LĐBĐ Đông Nam Á ra phán quyết về trận U19 Việt Nam vs U19 Thái Lan”. laodong.vn. 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ thanhnien.vn (11 tháng 7 năm 2022). “Sự thật đằng sau LĐBĐ Indonesia và HLV Shin Tae-yong 'tố' U.19 Việt Nam và Thái Lan”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Bola.com (10 tháng 7 năm 2022). “Timnas Indonesia U-19 Tersingkir Tragis, Shin Tae-yong Kritik Regulasi Jadul di Piala AFF U-19 2022”. bola.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ An An (12 tháng 7 năm 2022). “Indonesia tố U19 Việt Nam và U19 Thái Lan dàn xếp tỷ số, VFF lên tiếng”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Sông Lam (12 tháng 7 năm 2022). “CĐV bóc mẽ Indoneisa từng im lặng khi hưởng lợi quy định của AFF”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  1. ^ Trận đấu đã bị tạm hoãn ở phút 58 do sự cố hệ thống chiếu sáng, và sau đó được tiếp tục khi đã khắc phục sự cố.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]