Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Lịch sử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cổng thông tin Lịch sử

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Khách sạn Dalat Palace thập niên 1920

Thành phố Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893, thời điểm bác sỹ Alexandre Yersin lần đầu đặt chân đến cao nguyên Lâm Viên. Mặc dù vậy, trước thời kỳ này đã có nhiều nhà thám hiểm khác từng tới Lâm Viên, vùng đất vốn là nơi cư trú của những cư dân người Lạch. Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer quyết định tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh lính Pháp ở Đông Dương. Nhận được thư riêng của Paul Doumer, Alexandre Yersin đã đề nghị chọn cao nguyên Lâm Viên, nơi có khí hậu tương tự như vùng ôn đới châu Âu. Cuối tháng 3 năm 1899, đích thân Toàn quyền Paul Doumer cùng bác sỹ Yersin đã đến cao nguyên Lâm Viên để khảo sát và quyết định triển khai thực hiện dự định ban đầu. Dự án xây dựng thành phố bị gián đoạn vào năm 1902 khi Toàn quyền Paul Doumer trở về Pháp, mang theo cả ý tưởng về một thành phố trên cao nguyên. [ Đọc tiếp ]

Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được vua cha truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trịxã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ, là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng cho việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước. [ Đọc tiếp ]

Thứ mực viết lên lịch sử chẳng qua là định kiến hay thay đổi.

— Mark Twain, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ.

Ngày này năm xưa

Đường giới hạn phía Bắc

15 tháng 6: Ngày Gió toàn cầu.


Nội dung chọn lọc+chất lượng cao

Bài viết chọn lọc (129)

Chiến hạm

Chiến dịch/trận chiến

Nhân vật

Cựu quốc gia

Đề tài khác

Chủ điểm chọn lọc (8)

4 bài viết
Bài viết tốt Lớp tàu chiến-tuần dương Indefatigable
Bài viết chọn lọc HMS Indefatigable
Bài viết chọn lọc HMS New Zealand
Bài viết chọn lọc HMAS Australia
3 bài viết
Bài viết tốt Lớp tàu chiến-tuần dương Lion
Bài viết chọn lọc HMS Lion
Bài viết chọn lọc Princess Royal
3 bài viết
Bài viết chọn lọc Lớp tàu chiến-tuần dương Moltke
Bài viết chọn lọc SMS Moltke
Bài viết chọn lọc SMS Goeben
3 bài viết
Bài viết chọn lọc Lớp thiết giáp hạm Bayern
Bài viết chọn lọc SMS Bayern
Bài viết chọn lọc SMS Baden
5 bài viết
Bài viết chọn lọc Lớp thiết giáp hạm Helgoland
Bài viết chọn lọc SMS Helgoland
Bài viết chọn lọc SMS Ostfriesland
Bài viết chọn lọc SMS Thüringen
Bài viết chọn lọc SMS Oldenburg
6 bài viết
Bài viết chọn lọc Lớp thiết giáp hạm Kaiser
Bài viết chọn lọc SMS Kaiser
Bài viết chọn lọc SMS Kaiserin
Bài viết chọn lọc SMS Friedrich der Große
Bài viết chọn lọc SMS König Albert
Bài viết chọn lọc SMS Prinzregent Luitpold
5 bài viết
Bài viết chọn lọc Lớp thiết giáp hạm König
Bài viết chọn lọc SMS König
Bài viết chọn lọc SMS Grosser Kurfürst
Bài viết chọn lọc SMS Markgraf
Bài viết chọn lọc SMS Kronprinz
5 bài viết
Bài viết chọn lọc Lớp thiết giáp hạm Nassau
Bài viết tốt SMS Nassau
Bài viết chọn lọc SMS Rheinland
Bài viết chọn lọc SMS Posen
Bài viết chọn lọc SMS Westfalen

Danh sách chọn lọc (4)

Bài viết tốt (28)

Nhân vật

Đề tài khác

Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Các đề tài

Các thể loại

Trên các dự án Wikimedia