Cổng thông tin:Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

<div class="main-figure-b" style="max-width:Lỗi biểu thức: Dư toán tử <px; float: left;">

Sa-môn Sumedha đảnh lễ Cổ Phật Nhiên Đăng

Nhiên Đăng Cổ Phật là vị Phật thứ tư trong danh sách 28 vị Phật. Trong Đại trí độ luận, Nhiên Đăng Cổ Phật khi đản sinh, chung quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật. Ở các chùa Việt NamTrung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-niPhật Di-lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai.

Kinh Phật ghi rằng dưới thời Nhiên Ðăng Cổ Phật thì lúc đó Thích-ca là một vị Bà-la-môn vô cùng giàu có đã phân phát hết tài sản của mình và quy ẩn, có tên là Sumedha. Với túc mạng thông, Nhiên Ðăng Cổ Phật nhận ra Sumedha sau vô số kiếp luân hồi sẽ trở thành Phật dưới tên Gautama và thọ ký cho Gautama. Phật Nhiên Ðăng được xem là vị Phật quan trọng nhất trong các vị trước Thích-ca. Ngài là vị đại diện cho Phật quá khứ tương tự như trường hợp Di-lặc được xem là đại diện cho Phật vị lai.

Pháp

Các tăng sĩ khất thực tại Luang Prabang, Lào

Bố thí hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác. Trong Phật giáo, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa, một trong Thập tùy niệm và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức.

Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật giáo Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tì-kheo "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.

Tăng

Đường Tăng, tranh vẽ trong Thạch thất Đôn Hoàng

Huyền Trang là một cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách tiếng Phạn ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông, một dạng của Duy thức tông tại Trung Quốc. Danh hiệu Tam Tạng được giới tăng sĩ tôn xưng để tôn vinh ông là người tinh thông cả Tam tạng Kinh điển Phật giáo.

Khoảng đầu thế kỉ 7, kinh sách Phật giáo của Trung Quốc gồm có vô số những bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Tất cả đều tự nhận mình là "Phật giáo". Trên một chừng mức nhất định, Phật giáo Trung Quốc của thế kỉ thứ sáu có thể được xem là một trường tranh cãi giữa các trường phái của Duy thức tông, tức là giáo phái được ghi lại trong các tác phẩm của Vô Trước và Thế Thân. Thế nhưng, các điểm chi tiết của hệ thống này, cả về mặt cơ bản lẫn luận giải, là đối tượng của những cuộc tranh cãi triền miên. Mặc dù nhà vua cấm Huyền Trang ra đi, sư vẫn lên đường, trải qua nhiều gian khổ trên đường băng qua núi non và sa mạc, đối diện với đói khát và giặc cướp, và cuối cùng sau một năm, sư tới Ấn Độ. Huyền Trang ở lại Ấn Độ nhiều năm để học tập với những vị thầy danh tiếng nhất, chiêm bái các thánh tích và tham gia vào các cuộc tranh luận với những Phật tử và ngoại đạo, đả bại tất cả những đối thủ và trở nên nổi tiếng là một nhà tranh luận cứng rắn. Sau một loạt tranh luận với hai đại diện của Trung quán tông, sư viết một bài luận giải bằng tiếng Phạn với ba ngàn câu kệ nói về "Điểm không khác biệt giữa Trung quán và Duy thức" mà ngày nay không còn. Sau khi hứa với Giới Hiền, thầy dạy của sư tại đại học Nalanda, là sẽ trình bày lý luận của Dignāga tại Trung Quốc, sư trở về quê hương với hơn 600 bộ kinh luận viết bằng tiếng Phạn.

Hình ảnh

Người phụ nữ Tây Tạng lớn tuổi với một bánh xe cầu nguyện
Ảnh: Luca Galuzzi

Kinh điển

Kinh Viên giác là một bộ kinh quan trọng trong hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại Thừa và được Pháp sư Buddhatrāta dịch sang Hán văn vào năm 693, dịch giả là người nước Kế-Tân và Hán Văn chưa thông thạo lắm nên trong bản dịch còn có chỗ dịch tối nghĩa, khó hiểu.

Kinh này bao gồm 12 chương, mỗi chương lấy tên của một trong 12 vị Đại Bồ-tát đã tham vấn với Phật Thích-ca Mâu-ni. Phần nội dung và kết thúc của mỗi chương bao gồm 12 lần hỏi đáp, trong đó đặc biệt nhất là chương Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền được Đức Phật khai thị về sự viên mãn của giác ngộ. Xoay quanh các chương này là các cuộc tham vấn liên quan đến các vấn đề như nguồn gốc và bản chất của Vô minh, Đốn ngộ và Tiệm Tu, bản thể Phật tính nguyên thủy, phương pháp Thiền Định, những vấn đề này về sau cũng được làm rõ trong Đại Thừa Khởi Tín Luận.

Tông phái

Tu sĩ Tào Động tông Nhật Bản đang thiền định

Thiền tông là một pháp môn tu tập trong Phật giáo. Tổ sư Thiền là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ và truyền bá lớn mạnh ở Trung Quốc, tuy nhiên các thiền sư trong Thiền tông tự coi tông phái mình tách biệt không thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc kết hợp với huyền học của đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề.

Trích dẫn

« तारका तिमिरं दीपो मायावश्यायबुद्बुदं। सुपिनं विद्युदभ्रं च एवं द्रष्टव्यं संस्कृतं। »
Thích-ca Mâu-ni, Kim cương kinh

Bài viết

Tượng Phật phong cách Gandhara thế kỷ 1

Nghệ thuật Phật giáo là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau – nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắchội họa có liên quan đến Phật, PhápTăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây 2.500 năm đã phát triển một hệ thống đồ tượng biểu trưng đa dạng và phức tạp. Nghệ thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, ngay sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt.

Trong thời kì tối sơ, nghệ thuật Phật giáo thuộc loại phi thánh tượng, như vậy là chưa thể hiện hình tượng Phật dưới hình người. Thời kì hưng thịnh của nghệ thuật Phật giáo đầu tiên có lẽ là thời vua Ashoka trị vì, ông đã đóng góp rất nhiều cho việc truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ cũng như phổ biến đến các khu vực khác như Trung Á, Sri Lanka, và ngay cả khu vực Đông Nam Á như các ghi nhận trong lịch sử.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo