Bước tới nội dung

Máy in bánh xe hoa cúc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Máy in bánh xe hoa cúc hay Máy in vành hoa cúc (tiếng Anh: Daisy wheel printer) là dòng máy in ấn chạy điện loại đầu tiên, sử dụng các mẫu ký tự gắn lên vành dạng hoa cúc, và được điều khiển sao cho chữ cần in được đưa vào vị trí in và ấn xuống giấy qua ruy băng mực. Máy có thể dùng cho in nhiều liên (multi-part document).[1]

Công nghệ in bánh xe hoa cúc được Andrew Gabor ở Diablo Data Systems phát minh năm 1970.[2] Máy sử dụng các phần tử có thể hoán đổi cho nhau, mỗi phần tử thường có 96 glyph (dấu hiệu) ứng với tập ký tự ASCII in được, để tạo ra chữ chất lượng cao tương đương với các máy chữ cao cấp như IBM Selectric, nhưng nhanh hơn hai đến ba lần. In bánh xe hoa cúc được sử dụng trong máy đánh chữ điện tử, bộ xử lý văn bản và máy tính từ năm 1972. Máy in bánh xe hoa cúc được đặt tên như vậy vì nó giống với hoa cúc.[3]

Đến năm 1980, máy in bánh xe hoa cúc trở thành công nghệ vượt trội để in văn bản chất lượng cao. Lúc đó các máy in ma trận chấm, máy in nhiệt hoặc máy in dòng được sử dụng khi yêu cầu in tốc độ cao và chất lượng in kém được chấp nhận.[4][5]

Tuy nhiên công nghệ trở nên lỗi thời khi máy in chấm, máy in phun hoặc máy in laser chất lượng cao ra đời.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Types of printers. Byte-Notes, 2019. Truy cập 2/11/2019.
  2. ^ Comstock, George E. (ngày 13 tháng 8 năm 2003). “Oral History of George Comstock” (PDF). Mountain View, California, USA: Computer History Museum. CHM X2727.2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ “Merriam Webster On-line”. Truy cập 2/11/2019.
  4. ^ Hogan, Thom (tháng 3 năm 1984). “Creating a letterhead with your daisywheel printer”. Creative Computing Magazine. 10 (3): 202.
  5. ^ Werner von Eye. Geschichte der Schreibmaschine und des Maschinenschreibens. H. Apitz, Verlagsbuchhandlung, Berlin 1941, Abbildungen 17 und 23.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]