Thảo luận:Học sâu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Thusinhviet trong đề tài Khái niệm

Khái niệm[sửa mã nguồn]

Deep learning được dịch là học sâu, nghe có vẻ hay hay nhưng thấy nó lạ lạ không biết mọi người thấy sao?Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:31, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chưa thấy tài liệu hàn lâm nào dùng khái niệm này để chỉ deep learning, có thể đây là cách dịch thô, lâu dần được báo chí trích lại thành thuật ngữ trực tiếp, khả năng cao là 1 sản phẩm Wiki tiên phong.  A l p h a m a  Talk 16:39, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là cách dịch này do người tạo bài đề nghị. Tôi hoàn toàn chưa cho rằng đây là cách dịch dở, chỉ thấy nó lạ lạ. Nó làm tôi liên tưởng tới từ diễn sâu mà mấy bé teen hay nói kèm theo những từ tiếng Anh mà mấy bé ấy tự đặt so deep chẳng hạn. Chúng ta cũng có khái niệm deep web mà nhiều tài liệu đã dịch là web chìm, thuật ngữ này xuất hiện trước hiện tượng diễn sâuso deep nên không bị gọi là web sâu mặc dù chìm thì cũng gần như sâu. Có chút hiểu biết về khái niệm web chìm, tôi cảm thấy cách dịch này tương đối ổn. Tuy nhiên, về deep learning tôi chưa có dịp tìm hiểu kỹ nên chưa thể biết được dịch vầy có tốt không, chỉ thấy hơi băn khoăn. Bạn Dinhxuanduyet là người tạo bài này, có thể cho tôi và  A l p h a m a  biết chút ý kiến được không? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 01:53, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Dinhxuanduyet (thảo luận) 09:29, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mình xin trả lời 2 bạn User:AlphamaKẹo Dừa như sau: - Tính từ "sâu" trong tiếng Việt có những nghĩa sau:

 + Có khoảng cách bao nhiêu đó tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy. (ví dụ: sâu 5m).
 + Bị sâu ăn, hay bị hư hỏng tựa như sâu ăn. (ví dụ: sâu răng).
 + Có độ sâu lớn hơn mức thường hoặc lớn hơn so với những vật tương tự. (ví dụ: sông sâu).
 + Có chỗ tận cùng bên trong cách xa miệng hoặc xa mặt ngoài. (ví dụ: hang sâu).
 + Có tính chất đi vào phía bên trong của sự vật, phía thuộc về nội dung cơ bản, về bản chất. (ví dụ: hiểu biết sâu).
 + Đạt đến độ cao nhất của một trạng thái nào đó. (ví dụ: giấc ngủ sâu).

Dựa vào những nghĩa mà mọi người đều công nhận này có thể hiểu "học sâu" với nghĩa: "Có độ sâu lớn hơn mức thường hoặc lớn hơn so với những vật tương tự" kết hợp với nghĩa: "Có tính chất đi vào phía bên trong của sự vật, phía thuộc về nội dung cơ bản, về bản chất".

Ngoài ra trong bài viết có sử dụng tới từ "học nông" mà tiếng Anh là "shallow learning", cho nên việc sử dụng từ "học sâu" ở đây còn để phân biệt với từ "học nông".

Từ "diễn sâu" có nghĩa là: diễn đến trạng thái cao nhất của diễn, hoặc diễn đến đến độ đi sâu vào bản chất của nhân vật. Mình nghĩ từ này và từ "học sâu" không nên nhầm lẫn.

So với nguồn gốc từ tiếng Anh, "deep learning", việc sử dụng từ " và tiếng Việt, "học sâu", mình nghĩ là người đọc có thể hiểu được chính xác nghĩa của từ gốc.

Cho nên mình nghĩ dùng từ "học sâu" là hợp lý.

Cảm ơn bạn. Nếu đã có học nông thì trái nghĩa với nó là học sâu thì hợp lý rồi. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 10:32, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Khi mới thấy "sâu" trong tên bài này tôi lại nghĩ đến từ "sâu" mang nghĩa của "sâu" trong "sâu bọ" chứ không phải là "sâu" trong "sâu sắc", "học sâu" = học tập con sâu. Nếu định dùng "sâu" để dịch "deep learning" theo tôi nên dịch là học tập bề sâu. "Học sâu" không có đủ bối cảnh cần thiết để người ta có thể dễ dàng lý giải chính xác nghĩa của từ "sâu" trong đó. Kiendee (thảo luận) 13:07, ngày 30 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Kiendee đặt vấn đề thú vị đấy, tuy nhiên, tôi thấy cách gọi học sâu này không thành vấn đề lắm. Lý do là bởi những nguyên nhân sau:
  • Một khái niệm không phải là định nghĩa cho một thuật ngữ. Ví dụ: một tam giác đều là "tam giác có ba cạnh bằng nhau hoặc tương đương ba góc bằng nhau, và bằng 60°." chứ không chỉ bởi tam giác đó đều.
  • Khái niệm chỉ đơn giản là tên gọi cho thuật ngữ đó. Người đi tìm hiểu khái niệm đó, chắc hẳn là cũng đã tự mường tượng được bối cảnh (context) mà khái niệm đó xuất hiện. Khi dịch từ "kết tủa" (hóa học) trong Danh từ khoa học, giáo sư Hoàng Xuân Hãndiễn giải: "Nhưng nhiều khi những tiếng mình không đúng với nghĩa khoa-học thì tôi phải ghép những tiếng thông-thường lại mà đặt. Ví dụ ý précipiter về hoá học là nói lúc ta rót một chất nước trong vào một chất nước trong khác, tự nhiên ta thấy một chất đặc hiện ra tua tủa và dần dần lắng xuống. Người Tàu dùng hai chữ trầm-điện. Tuy là một hiện-tượng rất quen, ta không có danh- từ để gọi. Tôi lấy hai ý : kết thành và tủa ra mà gọi kết tủa. Précipiter là kết tủa, précipitation là sự, phép kết-tủa, précipité là vật kết-tủa, chất kết tủa v...v..."
Nếu sợ nhầm lẫn với "học con sâu", thì ta có đặt tên Hán-Việt mà gọi thành "thâm học", nhưng trái nghĩa với nó, như bạn Dinhxuanduyet đã dẫn ở trên, thì khái niệm shallow learning phải ứng dịch lại thành "nông học" cho xứng. Nhưng sợ rằng khi đó gây nhầm lẫn thành học ngành nông nghiệp thì lại khổ.
Cuối cùng, thuật từ "học sâu" đã được sử dụng có vẻ hàn lâm.

Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:31, ngày 30 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời