Băng đạn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Băng đạn 9x19mm của súng lục Browning Hi-Power có rãnh so le. Hình ảnh trên cùng cho thấy băng đạn đã được nạp và sẵn sàng để sử dụng, trong khi hình ảnh phía dưới cho thấy băng đạn đã được gỡ đạn và tháo rời

Băng đạn hay hộp tiếp đạn (tiếng Anh: magazine; gọi tắt là mag) là một bộ phận lưu trữ và cung cấp đạn cho súng bắn liên tục, có thể là tích hợp bên trong súng (hộp tiếp đạn cố định) hoặc gắn ngoài (hộp tiếp đạn tháo rời). Hộp tiếp đạn hoạt động bằng cách giữ nhiều viên đạn bên trong và lần lượt đẩy từng viên vào vị trí mà từ đó nó có thể dễ dàng được nạp vào buồng đạn của nòng súng thông qua cơ chế chuyển động của súng. Hộp tiếp đạn tháo rời đôi khi được gọi một cách không chính xác là "clip" trong tiếng anh, mặc dù về mặt kỹ thuật, clip thực chất là một thiết bị phụ trợ được sử dụng để giúp nạp đạn vào hộp tiếp đạn hoặc ổ đạn.[1][2][3]

Hộp tiếp đạn có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ hộp tiếp đạn ống (tubular magazines) tích hợp trên súng trường và súng shotgun nạp đạn bằng đòn bẩy (lever-action) và nạp đạn kiểu bơm (pump-action), có thể chứa hơn năm viên đạn đến băng tiếp đạn kiểu hộp tháo rời cho súng trường tự động và và băng đạn hình trống cho súng máy hạng nhẹ, có thể chứa hơn năm mươi viên đạn.



Chức năng và các loại[sửa | sửa mã nguồn]

Hộp tiếp đạn có thể tháo rời dành cho SIG SG 550 có đinh tán để xếp nhiều băng đạn lại với nhau.
Băng đạn tích hợp của SKS (CKC).

Tất cả các loại súng cầm tay một nòng được thiết kế để bắn nhiều viên đạn mà không cần nạp lại thủ công đều yêu cầu một số dạng băng đạn được thiết kế để chứa và nạp vào súng. Băng đạn có nhiều hình dạng và kích cỡ, trong đó loại phổ biến nhất trong súng cầm tay hiện đại là loại hộp có thể tháo rời. Hầu hết các băng đạn được thiết kế để sử dụng với súng có khóa nòng xoay (ngoại trừ súng nạp dạng ống) đều sử dụng một bộ phận gọi là môi nạp đạn, giúp dừng chuyển động thẳng đứng của các viên đạn trong hộp nhưng cho phép từng viên đạn một được đẩy về phía trước (tách rời) khỏi môi nạp đạn bởi khóa nòng của súng vào buồng đạn. Một dạng kết hợp của lò xo và tấm đẩy thường được sử dụng để đẩy đạn lên môi nạp đạn, có thể nằm trong hộp tiếp đạn (phần lớn hộp tiếp đạn tháo rời) hoặc được tích hợp trong súng (hộp tiếp đạn cố định). Có hai kiểu thiết kế môi nạp đạn khác nhau. Trong thiết kế nạp đạn đơn, viên đạn trên cùng chạm vào cả hai môi và thường được sử dụng trong hộp tiếp đạn dạng hộp một hàng. Trong khi đó, hộp tiếp đạn dạng nạp đạn so le (đôi khi gọi là hộp tiếp đạn nạp đạn kép) gồm có một bộ môi rộng hơn, do đó viên đạn thứ hai trong hàng đẩy viên đạn trên cùng vào một trong các môi. Thiết kế nạp đạn so le đã chứng minh khả năng chống kẹt đạn tốt hơn khi sử dụng với hộp tiếp đạn hai hàng so với các biến thể nạp đạn đơn, bởi vì việc thu hẹp ống hộp tiếp đạn để nạp đạn đơn tạo ra ma sát thêm mà lò xo hộp tiếp đạn cần phải vượt qua.[4] Một số loại băng đạn có liên quan chặt chẽ với một số loại súng nhất định, chẳng hạn như băng đạn "hình ống" cố định được tìm thấy trên hầu hết các loại súng trường nạp đạn đòn bẩy và súng shotgun nạp đạn kiểu bơm, như là súng tiểu liên Thompson hầu hết các biến thể trong số đó sẽ dùng băng đạn hình hộp hoặc băng đạn hình trống. Một số loại súng, chẳng hạn như M249 và các vũ khí cấp tiểu đội có thể nạp đạn từ cả băng đạn và dây đạn.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “NRA-ILA :: Firearms Glossary”. web.archive.org. 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ “The Gun Zone -- Primer on Clips and Magazines”. web.archive.org. 20 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “Firearm Glossary”. www.mcsm.org. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Forgotten Weapons (5 tháng 7 năm 2022), Ask Ian: Single Feed vs Double Feed Pistols, truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024