Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Lệ Xuân trong đề tài BVT lên trang chính!
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 844: Dòng 844:
Về phần thiết kế giao diện thì không cần lo có đủ chỗ hay không mà chỉ lo ai là người làm. Nếu theo ý của bạn Mintu Martin gộp BVT và DSCL vào một mục thì chưa ổn lắm. Chẳng lẽ viết thêm một mục "Bài viết tốt và Danh sách chọn lọc"? Không đúng. "Bài viết tốt hoặc Danh sách chọn lọc"? Cũng không được ổn. Nếu mang cả DSCL thì cứ thêm một mục mới thôi không cần phải gộp. [[Thành viên:Đức Anh|Đức Anh]] ([[Thảo luận Thành viên:Đức Anh|thảo luận]]) 13:59, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Về phần thiết kế giao diện thì không cần lo có đủ chỗ hay không mà chỉ lo ai là người làm. Nếu theo ý của bạn Mintu Martin gộp BVT và DSCL vào một mục thì chưa ổn lắm. Chẳng lẽ viết thêm một mục "Bài viết tốt và Danh sách chọn lọc"? Không đúng. "Bài viết tốt hoặc Danh sách chọn lọc"? Cũng không được ổn. Nếu mang cả DSCL thì cứ thêm một mục mới thôi không cần phải gộp. [[Thành viên:Đức Anh|Đức Anh]] ([[Thảo luận Thành viên:Đức Anh|thảo luận]]) 13:59, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)
:Đồng ý là không nên gộp chung. Gộp chung thì để tên mục là gì? Rồi ai chịu trách nhiệm xoay tua 4 ngày cái này rồi 3 ngày cái kia? Sắp xếp lưu trữ thế nào? Đề xuất BVT lên trang chính "đã được thông qua" từ lâu rồi. Còn đề xuất DSCL thì bạn nên mở một mục mới để cộng đồng xem xét có nên thông qua hay không chứ tôi đâu có quyền quyết định. [[Thành viên:Nguyentrongphu|SicMundusCreatusEst]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|tiếng Latin]]) 15:25, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)
:Đồng ý là không nên gộp chung. Gộp chung thì để tên mục là gì? Rồi ai chịu trách nhiệm xoay tua 4 ngày cái này rồi 3 ngày cái kia? Sắp xếp lưu trữ thế nào? Đề xuất BVT lên trang chính "đã được thông qua" từ lâu rồi. Còn đề xuất DSCL thì bạn nên mở một mục mới để cộng đồng xem xét có nên thông qua hay không chứ tôi đâu có quyền quyết định. [[Thành viên:Nguyentrongphu|SicMundusCreatusEst]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|tiếng Latin]]) 15:25, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)
::Trang chính của Wikipedia tiếng Đức có gộp chung hai loại Bài viết tốt ([[:de:Wikipedia:Lesenswerte Artikel|Lesenswerte Artikel]]) và Bài viết chọn lọc ([[:de:Wikipedia:Exzellente Artikel|Exzellente Artikel]]) và đặt tên mục là "Bài viết của ngày" ([[:de:Wikipedia:Hauptseite/Artikel des Tages|Artikel des Tages]]). Có thể áp dụng mô hình này nếu muốn gộp chung, còn Danh sách chọn lọc và Bài viết tốt ngoài việc là "bài viết" ra thì chúng chẳng có điểm gì chung cả. Gộp với nhau rất bất hợp lý. --[[User:Lệ Xuân|<span style="color:#006699;">Tr</span><span style="color:#990000;">L</span><span style="color:#339966;">P</span>]] <sup>[[User talk:Lệ Xuân|nhắn tin]]</sup> 15:31, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)


==Bận thi các bạn viết giúp nhé==
==Bận thi các bạn viết giúp nhé==

Phiên bản lúc 15:32, ngày 10 tháng 12 năm 2020

Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Chiến tranh Kim–Tống (1162–1164)

Bài viết này sử dụng các nguồn tham khảo sách. Các sách này được link tới các trang wiki khác. Các trang wiki này hầu như không dẫn nguồn (có lẽ giống như trường hợp của các bài viết về phim ảnh: ai đã xem phim rồi thì sẽ biết nội dung, nên nội dung phim không yêu cầu dẫn nguồn). Không biết tôi hiểu như vậy có đúng không. Bạn nào rành các chính sách của wiki xin cho ý kiến. B nhắn gửi 21:04, ngày 13 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thực tế thì khi dẫn nguồn sách thì chỉ cần dẫn tên, tác giả và năm, thậm chí không yêu cầu link, chỉ là nếu có bài trên wiki thì liên kết vào cho người ta biết nó là sách gì thôi. Hầu hết các bài lịch sử, sách dẫn đều chỉ để như này "Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ (2003), Nhìn lại lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.", cho dù muốn kiểm chứng, bạn có cách gì ngoài việc đi tìm sách? Đó là nguồn sách tiếng Việt. Tuy nhiên đối với nguồn chữ Hán, đặc biệt là các bộ sử cũ nếu có bản online thì chỉ có "Quyển abc" của bộ sử XYZ thôi, muốn kiểm chứng thì bạn có thể tìm bản onl của các bộ sử từ chính các trang wiki. Còn nếu không có bản onl thì việc trích nguồn đều là trích lại theo sự tổng hợp của các bài nghiên cứu (như tôi thường lấy từ kho tổng hợp tư liệu của Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc). Đây là ý kiến của người thường dịch sử Trung, không rành chính sách wiki về cái này lắm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:08, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
OK cám ơn bạn đã giải thích. Tại vì có link đến trang wiki của sách nên hơi lấn cấn. Mà cũng không rõ wikipedia có được sử dụng wikisource làm nguồn không? Nếu có các nguồn thứ cấp mới hơn thì chắc sẽ ok hơn. Bài này toàn nguồn sơ cấp. B nhắn gửi 02:16, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Theo ý kiến cá nhân của tôi, nội dung của các bài lịch sử phần lớn đến từ nguồn sơ cấp, cho dù dẫn nguồn thứ cấp thì cũng chỉ là những sách tổng hợp lại từ nguồn sơ cấp thôi. Như các trận chiến của VN, toàn bộ đều từ các bộ sử VN mà ra, nguồn thứ cấp cũng chỉ từ đó, trừ các cuộc chiến thật sự nổi bật được chép trong sử nước khác hoặc được viết thành sách, chứ sử mà tìm nguồn thứ cấp đáng tin cậy, không từ nguồn sơ cấp mà ra thì cũng không dễ. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:23, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
NhacNy2412 Cái này anh DHN từng nhắc tới ở đây: sử dụng nguồn thứ cấp hơn nguồn sơ cấp ở chỗ nguồn thứ cấp "sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đối chứng các nguồn khác nhau và có thể vạch ra những thiên kiến trong các nguồn đó". Tôi đồng ý 100% với ý kiến này (đương nhiên là cần chọn nguồn tốt). B nhắn gửi 02:27, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cái đó tôi cũng đồng ý với anh DHN, tuy nhiên nếu nói một cách chính xác, bản thân các bộ sử chưa hẳn là nguồn sơ cấp. Nếu như các bộ Thực lục hay Thượng dụ đương đều là do bản thân triều đại đó viết ra thì các bộ về sau như Minh sử của nhà Thanh tổng hợp về nhà Minh, Thanh sử cảo là Dân quốc viết về thời Thanh. Mặc dù nói vậy nhưng đó là chỉ là tôi đang nói trên tinh thần những trường hợp không có nguồn thứ cấp đáng tin cậy nào khác (như sử VN suốt ngày trích những bài báo không chính thống chuyên viết về các "drama"), còn tôi thì vẫn cố tìm những nguồn thứ cấp như các cuốn sách được xuất bản sau này chẳng hạn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:33, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Một điểm nữa là 2 cái bạn so sánh không giống nhau. 1 bên phim là người ta cố tình không đề nguồn, quan trọng là gần như không có nguồn cho nó. Còn việc các bộ sử không có nguồn, đơn giản là vì .... dịch lại từ zh.wiki hoặc nguồn sơ cấp, không phải ai cũng biết lấy link nguồn sơ cấp cho vào bài để làm nguồn, hầu hết các bài dịch từ zh.wiki đều bị vấn đề này (tìm nguồn bằng tiếng Trung khó hơn nhiều so với tiếng Anh vì sự khác biệt về hệ ngôn ngữ khi dùng bàn phím). Nếu bạn thấy quan ngại thì tôi sẽ dành thời gian đi chăm chút và thêm nguồn cho đống sách sử này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:18, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cám ơn bạn. Tôi đặt câu hỏi để tránh việc wiki tự dẫn nguồn bên trong wiki thôi. Mà cũng không thấy ai có tranh chấp/ý kiến gì với mấy bài viết này nên chắc không sao. B nhắn gửi 02:22, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chế độ cập nhật thể loại của Wiki

Sau một thời gian làm việc với các thể loại thì tôi phát hiện ra một số điểm sau:

  1. Đối với 1 bản mẫu sử dụng {{Tài liệu}} và đặt các Thể loại vào trong này, mặc dù tại trang của bản mẫu sẽ lập tức xuất hiện những thể loại trong file doc nhưng bản thân thể loại đó sẽ không xuất hiện bản mẫu này, trừ khi sửa đổi và lưu bản thân bản mẫu đó sau khi cập nhật file doc. Ví dụ như khi tôi chính sửa nội dung của Bản mẫu:Chòm sao Cự Giải/doc, đổi từ Thể loại:Bản mẫu thiên văn sang Thể loại:Bản mẫu chòm sao thì dù cho ngay tại Bản mẫu:Chòm sao Cự Giải đã xuất hiện Thể loại:Bản mẫu chòm sao nhưng thực chất Bản mẫu này vẫn nằm ở Thể loại Bản mẫu thiên văn học, cho đến khi tôi thực hiện sửa đổi bất kỳ ở trang chính bản mẫu. Điều này dẫn đến sự phiền toái nho nhỏ.
  2. Đối với Thể loại:Thể loại đổi hướng không trống cũng khá tương tự, khi một Thể loại được đặt bản mẫu {{Đổi hướng thể loại}} nhưng vẫn còn trang thuộc thể loại ấy thì thể loại đó lập tức được đưa vào danh mục Thể loại đổi hướng không trống này. Tuy nhiên, sau khi thể loại đổi hướng kia đã trống hoàn toàn thì cũng không tự động xóa khỏi Thể loại đổi hướng không trống mà buộc phải thực hiện 1 sửa đổi bất kỳ tại thể loại đó thì nó mới không xuất hiện trong danh mục trên nữa.
  3. Cũng là về vấn đề thể loại. Khi một thể loại được kèm theo một bản mẫu (tức một bài viết gắn bản mẫu đó sẽ mặc nhiên được thêm vào vào thể loại kèm theo), những bài viết đã có sẵn bản mẫu đó (trước khi thêm thể loại kèm theo) đều sẽ hiển thị thêm thể loại đó vào chân bài, nhưng hoàn toàn không xuất hiện trong thể loại đó cho đến khi thực hiện 1 sửa đổi bất kì trong bài.

Nói tóm lại, khi tôi sử dụng, ngoại trừ cập nhật Thể loại trong chính không gian chính ra thì việc cập nhật trong những không gian liên quan chỉ có thể giúp "hiển thị" mà không thực sự thực hiện việc xếp thể loại. Tôi không rõ lắm cách hoạt động của các Mô-đun liên quan và cơ chế của việc cập nhật thể loại này nên muốn hỏi xem có ai gặp trường hợp tương tự như tôi không và có cách khắc phục nó không? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:29, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Do cache trình duyệt, có chế độ refresh bản mẫu chính khi sửa trang doc của bản mẫu. Bạn thử làm lại và thử với 1 trình duyệt khác.  A l p h a m a  Talk 07:42, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cái này tôi đã thử rồi, như hiện nay tôi đã đổi 1 điểm nhỏ của Bản mẫu:Chòm sao Cự Giải/doc từ [[Thể loại:Bản mẫu chòm sao|C]] sang [[Thể loại:Bản mẫu chòm sao|X]], cũng đã refresh bản mẫu chính nhưng khi dùng trình duyệt hiện tại lẫn trình duyệt mới thì Bản mẫu này vẫn nằm ở mục C như thường. Bạn thử kiểm tra xem. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:12, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mình cũng nghi là do "cache", nhưng mà là do "cache" của server của Wikipedia, chứ không phải là do cache của trình duyệt. Có một cách bắt reset khá đơn giản mà vài hôm trước mình tìm ra, đó là bạn vào trang có sử dụng phép expand bản mẫu (vâng, chính trang doc đó cũng là một "bản mẫu", ý mình là có sử dụng cú pháp {{}}), rồi bạn tạo sửa đổi rỗng (tức là submit sửa đổi nhưng lại chẳng có sửa đổi gì cả), danh sách thể loại sẽ được cập nhật ngay lập tức. Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:09, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mình cũng đã thử cách này rồi, submit sửa đổi nhưng thực tế không sửa đổi gì cả, nhưng việc này dùng thủ công thì rất tốn thời gian. Như mình đang lượn quanh thể loại Thể loại:Thể loại đổi hướng không trống thì có hàng trăm thể loại trống nhưng không tự động loại bỏ, làm thủ công mất thời gian lắm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:29, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vậy chắc là phải viết bot làm hộ rồi 😅. Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:12, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cứ để 24h hay vài ngày server tự chuyển, nhọc bot biếc làm gì?  A l p h a m a  Talk 16:53, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Alphama Sau nhiều ngày thì tôi khá là chắc kèo rằng tài liệu trong bản mẫu sẽ update sau vài ngày (do vấn đề cache của Wiki), nhưng Thể loại:Thể loại đổi hướng không trống thì hoàn toàn không cập nhật, tương tự với việc thể loại gắn kèm bản mẫu. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:30, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đề nghị đưa việc đổi tên Diod -> Diode ra thảo luận

Thành viên:Anonymous Agent đã đổi tên Diod -> Diode và nói rằng "Tên gọi kĩ thuật chính thức. Tuy nhiên theo cách chuyển thuật ngữ tiếng Anh vào tiếng Việt hiện dùng, thì lược bỏ chữ "e" cuối từ không được phát âm, Ví dụ trong Giáo trình linh kiện điện tử của VOER. Các bản dịch tự động cũng đều dùng diod, như trang Diod Zener datasheet. Vậy Thành viên:Anonymous Agent lấy cái chính thức ở đâu ra vậy ??? Tôi đề nghị thảo luận và cần đưa về cái chính thức đúng. BacLuong (thảo luận) 09:09, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời Anonymous Agent đến cho ý kiến, thảo luận về việc này.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  09:26, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thực tế cái này là vấn đề dịch thuật giữa tiếng Anh và tiếng Việt, việc lược bỏ chữ "e" cuối từ tiếng Anh không được phát âm là từ một "thói quen" trở thành một "quy luật ngầm định". Tôi nhớ không lầm thì có người từng nói với tôi rằng, một là dùng hẳn "tên chính thức được đặt ra tại quốc gia khai sinh nó" (ở đây chính là Diode) hoặc viết hẳn phiên âm tiếng Việt (ở đây chắc là Đi-ốt mà ngày xưa ta thường dùng), chứ đừng dùng nửa nạc nửa mỡ. Bạn dẫn ra là Giáo trình của VOER nhưng bạn có tự thấy bất cập ở chỗ, trong thuật ngữ chuyên ngành chỉ linh kiện, giáo trình này dùng nửa Việt nửa Anh không? Nó cũng không thể đại diện cho cách chuyển thuật tiếng Anh sang tiếng Việt được. Tuy nhiên tôi không rành mảng chuyển thuật tiếng Anh mời anh @Nguyentrongphu cho ý kiến. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:42, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi không rõ "các bản dịch tự động" của bạn có bao gồm GG không, nhưng khi sử dụng GG dịch thì kết quả hiển thị vẫn là Diode ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:45, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Về tài liệu Giáo trình linh kiện điện tử của tác giả Trương Văn Tám - ĐH Cần Thơ (mà bạn đã dẫn ra ở trên và tôi đang có tài liệu này trong tay) thì dùng từ diode, như ở chương 4: Nối P=N và Diode. Tác giả chỉ dùng diod ở chương 8: Linh Kiện quang điện tử. Trong tài liệu này, tác giả đã không nhất quán khi dùng từ diode (như diode chỉnh lưu, diode tách sóng) và dủng cả từ diod (như diod SHOCKLEY, diod quang). Các giáo trình - tài liệu giảng dạy chuyên ngành điện tử khác dùng từ diode như là tên gọi kĩ thuật chính thức được tôi tham khảo như Mạch Điện Tử (tác giả Phạm Hồng Liên, Lê Tiến Thường), Mạch Điện Tử Tương Tự (tác giả Phạm Hồng Liên, Lê Tiến Thường), Mạch điện tử 1 (Lê Tiến Thường), Hệ thống Máy Tính Và Ngôn Ngữ C (PGS.TS Đặng Thành Tín), Điện tử Công suất 1 (PGS.TS Nguyễn Văn Nhờ) (xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và Vật lý Đại Cương 2 (Đỗ Ngọc Uấn, ĐH Bách Khoa Hà Nội).

Ngoài tài liệu kĩ thuật được giảng dạy ở các trường đại học, từ "diode" cũng được sử dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động mua bán, kinh doanh linh kiện điện tử, cũng như trong quá trình làm việc, xây dựng tài liệu của các kĩ sư điện tử Vietnam. Việc sử dụng từ "Diode" trong các bài viết bách khoa sẽ tạo sự dễ dàng cho việc tra cứu tài liệu wiki (vì mọi kĩ sư sẽ mặc định tìm kiếm từ khóa phổ biến là diode), thay vì "diod".

Thân ái thảo luận quên ký tên này là của Anonymous Agent (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:24, ngày 14 tháng 11 năm 2020.

  •  Ý kiến 1 nguồn từ đại học Cần thơ không chứng minh được gì (không phải đại học ở tphcm hoặc Hà Nội). Đã vậy còn thiếu sự nhất quán. Tôi ủng hộ việc dùng diode vì sự toàn cầu hóa, sự phổ biến, và để dễ tra cứu hơn. Cũng tương tự như ADN (theo tiếng Pháp) được đổi thành DNA (trên Wikipedia cách đây vài năm). Đã 1 thời, VN chịu ảnh hưởng lớn từ Pháp nhưng thời đó đã qua lâu rồi. Bây giờ xu hướng thì theo tiếng Anh để hội nhập với thế giới + mức độ phổ biến hơn + dễ tra cứu hơn. Chưa tính tới chuyện nhiều bài Wikipedia được dịch từ tiếng Anh, có rất nhiều thuật ngữ liên quan cũng được dịch từ tiếng Anh. Ví dụ những từ liên quan tới DNA như dạng B-DNA, DNA polymerase, ssDNA, DNA ligase vân vân. Diode thì cũng tương tự. Nếu dịch thành diod thì sẽ khó tra cứu với các từ liên quan. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:03, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Các bạn nên vào trang Thảo luận của bài để thảo luận để còn lưu vết, đừng thảo luận ở đây.  A l p h a m a  Talk 16:56, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

►OK, tức là "chính thức" do một số người đưa ra. Vậy đề nghị tiểu ban chính thức hóa xử lý nốt các trường hợp Cacbon→Carbon, Cacbon điôxít→?, Phốtpho→?, Lạp Hộ→Orion, kỷ Tam Điệp→Triassic,... cho đỡ chướng. Chân thành cảm ơn! BacLuong (thảo luận) 04:02, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Gộp chung cả các tên "Việt hóa" như Lạp Hộ và kỷ Tam Điệp vào thì sao bạn không nói luôn chuyển Mỹ thành America đi. "Điôxít", "Phốtpho" rõ ràng đặt tên theo phiên âm tiếng Việt mà cũng gộp vào đây :)) Cả 3 trường hợp là 3 trường hợp hoàn toàn khác nhau, đủ để thấy bạn không có kiến thức chuyên môn mà chỉ đơn thuần "thấy quen thì đổi thôi". ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:50, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
@BacLuong xin lỗi bạn chứ một số người đưa ra mà bạn nói là toàn những giáo sư có giáo trình dạy học ở các trường đại học danh tiếng và được xuất bản thành sách. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:45, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
@SicMundusCreatusEst: Vui lòng đọc và hiểu rằng tôi không đưa ra một số người nào cả, và không hề đả động đến "những giáo sư có giáo trình dạy học ở các trường đại học danh tiếng và được xuất bản thành sách" của bạn, nhé! Chúc rất mạnh khỏe! BacLuong (thảo luận) 16:27, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Episode table

Không rõ là {{Episode table}} và {{Episode list}} có lỗi gì mà ở bài viết không hiển thị được: xem tại đây (đề mục Các tập phim, do chưa tìm được cách khắc phục nên hiện tại tôi chữa cháy đỡ bằng cách thêm thủ công bảng vào) và đây. Tôi đã đối chiếu với bài viết bên en rồi (vi & en) nhưng không thấy có sai sót nào cả. Nhờ các thành viên rành bản mẫu/mô đun giúp đỡ, xin cảm ơn~~ dawn, 15:51, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Có vẻ vấn đề nằm ở {{Episode list/sublist}} (xem thêm: {{Episode list}}/Mô đun:Episode list) vì tập phim khi sử dụng bản mẫu này không hiển thị được (xem tại Cậu bé mất tích (mùa 1)#Các tập phim: 1). Không dùng được bản mẫu này dẫn đến việc ở đề mục Các tập phim của bài viết chính của phim, phần Tóm tắt nội dung từng tập không tự động ẩn đi được. dawn, 14:15, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận/Dự án phát triển thư viện Việt Nam

Mời các bạn tham gia thảo luận và giúp đỡ ở Wikipedia:Thảo luận/Dự án phát triển thư viện Việt Nam.  A l p h a m a  Talk 00:05, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lỗi công cụ trả lời tự động

Trường hợp 1: Lỗi trả lời xuất hiện tại phiên bản này của Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, xảy ra khi tôi đang cố dùng chức năng "trả lời" bình luận của Thiên Đế.
Trường hợp 2: Lỗi xảy ra tại biểu quyết này. Trong đó, tôi đang thử cố trả lời ý kiến của thành viên NhacNy2412

Chào các thành viên. Nhiều ngày qua trong quá trình hoạt động, tôi phát hiện công cụ trả lời tự động đang gặp vấn đề. Cụ thể là trong một vài trường hợp, khi nhấn [trả lời] sẽ xuất hiện thông báo

Không thể tìm thấy bình luận bạn đang trả lời tại trang này. Có thể nó đã bị xóa hoặc dời sang trang khác. Vui lòng tải lại trang rồi thử lại

Thông báo này hiện ra bất chấp bình luận vẫn còn nguyên, không bị dời đi đâu cả. Sau một thời gian dò xét, tôi đã chụp được một số bức ảnh hiển thị lỗi này. Các thành viên có thể tham khảo hai hình bên (được đánh dấu lần lượt là "trường hợp 1" và "trường hợp 2"). Trong đó, trường hợp 1 sử dụng danh sách không đánh số (chấm tròn), còn trường hợp 2 sử dụng danh sách đánh số (1, 2, 3,...). Các thành viên cũng có thể truy cập những link tôi vừa dẫn phía trên để trực tiếp xác minh. Không biết các bạn có gặp phải lỗi tương tự không. Nếu có thì cho ý kiến dưới đây nhé.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  03:22, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nguyenhai314 Tôi cũng gặp phải tình huống này. Phiền bạn đăng lỗi lên đây cho Editing Team họ biết và chữa được không? Cảm ơn bạn nhiều. Tiểu Phương Bluetpp 01:59, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314 À mà tôi nhầm, lỗi tôi hay gặp lại là "Bình luận tại trang này không thể được trả lời vì có lỗi trong mã wiki." cơ... Phiền bạn đăng lên được không? :( Tiểu Phương Bluetpp 02:07, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xin lỗi bạn. Tự nhận trình độ tiếng Anh giao tiếp bản thân còn kém nên không giúp được. Đăng lên e rằng họ đọc sẽ không hiểu. :D Không biết Alphama giúp được không?  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  16:10, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Update to ICU Unicode library

Trizek (WMF) 14:53, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

15:37, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Xin ý kiến cộng đồng

Xin chào, nhóm Tăng trưởng muốn xin ý kiến cộng đồng về bản thiết kế cho nhiệm vụ "Thêm liên kết" mà chúng tôi đang phát triển. Thêm liên kết là một trong những dạng nhiệm vụ có cấu trúc mà nhóm đang xây dựng cho dự án "Nhiệm vụ người mới" (bạn có thể tìm thấy NVNM tại Trang nhà - click vào tên người dùng của bạn ở thanh công cụ trên cùng trang thì sẽ tới trang nhà). Tóm tắt qua thì nhiệm vụ "Thêm liên kết" sẽ giúp người dùng thêm liên kết trên wiki (wikilink) được nhanh và chính xác hơn chứ không phải làm thủ công như hiện nay nữa. Các liên kết sẽ được AI gợi ý và sau đó người dùng sẽ đánh giá xem gợi ý đó có chính xác không và lựa chọn thêm liên kết đó vào bài hay không.

Dưới đây là bản thiết kế:

Chúng tôi mong muốn cộng đồng có thể thử qua các bản thiết kế này (dự kiến mất 5 phút) và phản hồi cho nhóm một số thông tin sau để giúp nhóm có thể cải thiện chất lượng bản thiết kế hơn:

  1. Bạn nghĩ bản thiết kế này tốt ở điểm gì?
  2. Bạn nghĩ nó nên được cải thiện thêm điều gì?
  3. Bạn nghĩ có khả năng có thể xuất hiện vấn đề gì không ổn với thiêt kế này trên wiki của bạn?

Xin lưu ý là bản thiết kế này là bằng Tiếng Anh, và không phải tất cả các nút trong nó đều click được (chỉ có các nút liên quan mới click được thôi nha). Xin hãy đăng phản hồi tại trong đầu thảo luận này luôn nhé~ Xin cảm ơn. Bluetpp (WMF) (thảo luận) 01:51, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tặng sao, huân chuơng wiki

Tại sao tôi là người đóng góp rất lớn cho wiki tiếng Việt, gồm các bài lớn như Đinh T Hoàng, Lý Công Uẩn, Lê Hoàn, Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Mạc Đăng Dung, Các công thần Lam Sơn, Trận Tốt Động Chúc Động, Trận Chi Lăng Xuơng Giang, Nhà Hầu Trần, Đặng Tất, Hồ Quý Ly, Chiến tranh Minh Đại Ngu, Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình,....và hàng trăm bài viết có chất lượng khác.

Chính tôi đã thay đổi wiki và sử học ở Việt Nam, hệ thống hóa, minh bạch nó, tiêu chuẩn hóa 1 bài viết có nguồn là như thế nào...

Ngày nay các youtuber hay các sinh viên, người làm luận án sử thấy cũng đều sử dụng wiki do tôi viết.

nhưng sao không thấy ai tặng sao, huân chương gì, trong khi những người ko có nổi 1 bài viết nghiêm túc lại được tặng sao huân chương ?

hay là tự trao tặng cho nhau ? Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:55, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Xoviet nghetinh123: Sao, huân chương tại Wiki chỉ có giá trị đối với người tặng nó thôi. Ai muốn tặng thì tặng nhau thôi, không có tiêu chí nào cả. NHD (thảo luận) 02:01, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Xoviet nghetinh123: Một số bài bạn đóng góp gần đây có chất lượng dịch chưa tốt, 1 số đoạn lủng củng, 1 số đoạn chưa dịch, 1 số chỗ bạn xóa hẳn nội dung dịch tốt cũ đi. Ví dụ 2 bài Gebhard Leberecht von BlücherArarat Mirzoyan. Mong bạn nếu có thể thì dịch chỉnh chu và chú ý văn phong hơn. Đóng góp tốt thì tự khắc có người mến mộ và tặng sao, đóng góp chưa tốt thì ngược lại.  A l p h a m a  Talk 02:09, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Alphal viết được bài viết gì, cho là tốt nhất, giới thiệu ra đây tôi xem mẫu cái nào ? Bài lớn ấy, đừng lấy bài ngắn ngắn. Bạn chắc là du học sinh, level chắc phải khác hơn. Có thì nói có, không có thì nói không nhé, đừng có nói lòng vòng. Mình không thích kiểu đó. Tránh tình trạng, vào các trang thảo luận về việc rút quyền BQV, tố cáo nhau, thì nhiều thành viên viết rất hay, có lí lẽ, có nguồn,...nhưng soạn bài wiki thì ngược lại. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:15, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Không phải ai cũng có sở thích viết 1 bài dài. Nhiều bài ngắn cộng lại cũng = 1 bài dài thôi. Quan trọng là chất lượng dịch chứ không phải dung lượng dịch. Alphama dịch tốt. Bạn nên dành thời gian trau chuốt bản dịch của bạn thay vì thảo luận diễn đàn hoặc công kích người khác (bạn đã bị cấm 4 lần vì hành vi này). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:09, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đề nghị bạn lịch sự khi thảo luận. Alphama đang chỉ ra lỗi dịch thuật và viết bài của bạn, không hề nói tới việc bản thân dịch tốt hay như thế nào. Tuy nhiên nếu bạn muốn tham khảo bài tốt thì có danh sách Bài viết tốt, Bài viết chọn lọc đầy ra đấy. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:23, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn lịch sự là thế nào vậy NhacNy2412, lịch sự chỗ này khác, chỗ kia khác đấy nhé.=))

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:30, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đã làm tình nguyện thì cần gì phải được khen ngợi với cả ghi nhận chứ. Nếu bạn thấy cần phải được người khác khen ngợi, hãy đừng vào wikipedia mà ra ngoài đời làm việc khác, sẽ có cơ may cao hơn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 02:36, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tuanminh vẫn còn ngon lành nhỉ =)) Tks. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:48, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ở Wikipedia không hề có hệ thống huân chương, sao. Huân chương và sao hiện tại đều là tùy ý thành viên, thích tặng thì tặng, không tặng thì thôi. Đây không phải là thước đo địa vị của thành viên. Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:00, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Alphama dịch bài này Mạng thần kinh hồi quy, một bài của tiếng Anh, mà ông ấy chỉ dịch có vài dòng đầu, rồi để đó, https://en.wikipedia.org/wiki/Recurrent_neural_network Tôi nghĩ ít nhất cũng nên chịu khó dịch hết cả đoạn mở đầu chứ nhỉ ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:54, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chào NguyenTrongphu, trong bài này tôi nói sai gì thì bạn cứ nói ra đi luôn nhé, không hôm sau lại thành chứng cứ kết tội thì mệt lắm. Cứ thẳng thắn như vậy cho dễ sống.


Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 04:15, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi không thấy bài đó có bất cứ vấn đề gì, đóng góp trên đây điều là tự nguyện. Không ai bắt buộc phải dịch hết đoạn đầu mới là đạt. Bài này tôi thấy còn đỡ hơn cái đống rác dịch máy clk (tôi đang phải dọn từ từ mỗi ngày). Nhiều bài dung lượng rất lớn 50k byte tới 100k byte nhưng chất lượng thì... nên tôi phải xóa hết. 100k bye nếu dịch máy 100% thì chỉ mất 1 phút. Dịch thủ công 1 đoạn đàng hoàng còn tốn công hơn nhiều đấy (đặc biệt là chủ đề khó có nhiều từ chuyên môn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:13, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xoviet nghetinh123 nghe có vẻ là đòi lại công bằng. Nhưng hóa ra cách lập luận lại sặc hằn học, ngụy biện. Cái chuyện tố giác rút quyền BQV, tố cáo nhau, nó chẳng liên quan mật thiết tới cái việc Alphama viết bài nhiều hay ít, dịch hay/dở thế nào cả. Chưa kể đến chuyện bạn công kích cá nhân, thế hóa ra là người ta không dịch bài hay là người ta không có quyền nhận xét à, cái lỗi này tôi tưởng như chỉ có bọn trẻ cấp hai mới mắc khi tranh luận thôi chứ. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 05:55, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Xoviet nghetinh123: Đáng ra tôi không cần giải thích với bạn nhưng có lẽ bạn vẫn đang "lạc lối và loay hoay mãi" ở Wikipedia. Những bài tôi dịch đều thuộc chuyên ngành hẹp (khoa học kỹ thuật), rất khó dịch và mất nhiều thời gian và ít người đọc. Tôi có xu hướng là người tiên phong, "đặt gạch" trong các chủ đề mới vì vậy bài ngắn là đương nhiên. Nếu bạn tham gia dịch chủ đề này, bạn sẽ đối mặt với việc quá nhiều cụm từ chưa bao giờ xuất hiện ở tiếng Việt hoặc tần số quá ít, bạn phải so sánh xem cụm từ nào phù hợp hơn và dịch ra. Thậm chí ngay cả tôi cũng không chắc là dịch đúng nên mới cẩn thận thêm thuật ngữ tiếng Anh kèm theo. Ví dụ ở Thảo luận:Mạng đối nghịch tạo sinh thuật ngữ tiếng Anh có đến 6-7 thuật ngữ (có thể hơn) tiếng Việt, tôi đã phải mất 30 phút để canh đo đong đếm, tìm nguồn so tới so lui chỉ để lấy tên bài nào là phù hợp. Bạn cứ đòi hỏi huy chương, nhưng những cái này nó chỉ là phù du ở dự án tự nguyện này. Viết cái này cũng hơi mất công, những cũng viết 1 lần cho bạn hiểu, còn bạn không hiểu thì thôi tùy bạn.  A l p h a m a  Talk 09:55, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu bài viết ấy có giá trị gì không, người soạn, soạn vài câu đầu dòng, để đấy, nhảy cóc sang bài khác. Các bạn BQV nên có lẽ phải biết Anh ngữ, Dịch 1 số bài chuẩn mực, trước khi đánh giá các mem khác, tôi cho vậy là khách quan hơn.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 12:33, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật của Anh Tú (sinh 1992)

Mời mọi người thảo luận về độ nổi bật của bài này. Tiểu sử quá ngắn, thành tích không có gì nổi bật và chỉ có duy nhất 1 nguồn không phải về chủ thể, chỉ liệt kê kèm theo bài về quán quân cuôc thi. Tuy nhiên người viết bài thì khăng khăng "có hit trăm triệu view, á quân cuộc thi âm nhạc lớn nhất" là quá đủ độ nôỉ bật để có một bài không nguồn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:01, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Có lẽ mang ra biểu quyết độ nổi bật để thành viên không bức xúc hơn là xóa ngay, cũng loại bỏ luôn các rắc rối như thế này. Cách làm quan trọng hơn việc làm.  A l p h a m a  Talk 02:11, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi đã đổi từ bản mẫu đề nghị xóa sang bản mẫu Độ nổi bật và nói rõ không có nguồn chứng minh, nhưng thành viên này hoàn toàn bỏ mặc. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:19, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thấy xóa là đúng. Bài nào rõ ràng kém nổi bật quá thì xóa nhanh đúng tiêu chí còn gì. Mỗi ngày có biết bao nhiêu bài như thế này, bài nào cũng đặt dnb rồi để đó có khi nửa năm chưa đưa ra biểu quyết. Mỗi thành viên chỉ được đề cử không quá 5 bài cùng lúc là quá ít rồi, mà khu vực đó bây giờ lại chẳng mấy ma nào tham gia. Hàng tồn kho không đủ nổi bật cứ nghiễm nhiên tồn tại chẳng biết khi nào mới lôi ra dọn hết. 2405:4803:B268:9E00:EDF1:ED34:B8E3:E6F2 (thảo luận) 04:52, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cập nhật toàn bộ tiêu chí xoá nhanh từ Wikipedia tiếng Anh sang Wikipedia tiếng Việt

Bộ tiêu chí xoá nhanh của dự án Wikipedia tiếng Việt được xây dựng nhiều năm mà vẫn chưa hoàn thiện. Các tiêu chí xoá nhanh đang nhập nhằng với nhau, cùng với đó nhiều tiêu chí bị khuyết thiếu so với dự án tiếng Anh. Cứ tiếp tục như thế này thì bộ quy định sẽ mãi là một dự thảo. Đề xuất du nhập toàn bộ các tiêu chí xoá nhanh bên Wikipedia tiếng Anh sang làm tiêu chí chính thức cho dự án. Các tiêu chí phụ đặc thù của dự án tiếng Việt sẽ bổ sung sau dựa vào ý kiến cộng đồng. Trước mắt chúng ta cần một "bộ khung hoàn thiện". Vì là một quy định chính thức nên tôi muốn các thành viên đưa ra ý kiến đồng thuận ngay tại đây. Tôi sẽ tiến hành dịch thuật và bổ sung, hiệu đính các tiêu chí chính thức cho ăn khớp với dự án bên họ. Trong trường hợp không có sự thống nhất, chúng ta sẽ có một cuộc biểu quyết sau.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  13:06, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Bạn cứ dịch hoặc tóm lược hết ý chính rồi đưa ra đây mà bàn. Nói không không thế này ai biết cái gì mà ý kiến. Khác nhau chỗ nào, thiếu sót cái gì? Đùng đùng đòi thông qua quy định mới mà chả ai biết mặt mũi quy định mới đó như thế nào thì ý kiến cái gì được mà ý kiến? Đề xuất kiểu này chẳng khác nào đi đánh đố cộng đồng à? 2405:4803:B268:9E00:107:7D:D952:951 (thảo luận) 16:25, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ưu tiên mục tiêu 2030

Tuanminh01 — Cheers! — Chihaya~chan — Bluetpp — Kimkha — ThiênĐế98 — Mai Ngọc Xuân — Bdanh — Én bạc — Tuyenduong97:

P.T.Đ — Mintu Martin — Sideduck — Vdongold — Nhatminh01 — Cha Rồng — Lionel Scheepmans — Tunguyentr — Keo010122 — Nguyễn M. Đức:

Và nhiều bạn khác ở đây.

Chào các bạn, phong trào Wikimedia đang tiếp tục tìm kiếm ý kiến đóng góp của cộng đồng về phần Wikimedia 2030 Movement Strategy Recommendations, có thể có 10 mục tiêu chính. Các bạn có biết ý kiến Wikipedia tiếng Việt cần mục tiêu nào nhé:

  1. Increase the Sustainability of Our Movement (Tăng tính bền vững của phong trào của chúng tôi)
  2. Invest in Skills and Leadership Development (Đầu tư vào Phát triển Kỹ năng và Lãnh đạo)
  3. Improve User Experience (Cải thiện trải nghiệm người dùng)
  4. Manage Internal Knowledge (Quản lý kiến thức nội bộ)
  5. Provide for Safety and Inclusion (Cung cấp cho sự an toàn và hòa nhập)
  6. Identify Topics for Impact (Xác định chủ đề cho tác động)
  7. Ensure Equity in Decision-making (Đảm bảo công bằng trong việc ra quyết định)
  8. Innovate in Free Knowledge (Đổi mới kiến thức miễn phí)
  9. Coordinate Across Stakeholders (Phối hợp giữa các bên liên quan)
  10. Evaluate, Iterate, and Adapt (Evaluate, Iterate, and Adapt)

Các bạn cho ý kiến trong vòng vài ngày nhé, cảm ơn các bạn.  A l p h a m a  Talk 18:03, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Các bạn cho ý kiến đi ạ, Meta yêu cầu dự án và nay phải submit rồi. Tạm thời với dự án tiếng Việt, tôi ưu tiên:
  • Improve User Experience (Cải thiện trải nghiệm người dùng, nhất là thành viên mới)
  • Manage Internal Knowledge (Quản lý kiến thức nội bộ, chủ yếu kiến thức về quy định, cách giải quyết vấn đề giữa các thành viên)
  • Ensure Equity in Decision-making (Đảm bảo công bằng trong việc ra quyết định, tức mỗi quyết định đưa ra cần chú trọng và có tính tham khảo cộng đồng)
 A l p h a m a  Talk 18:20, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Dự án chúng ta quá yếu, tuy vậy ý kiến của tôi là 1- Tăng tính bền vững của phong trào, 2-Đầu tư vào Phát triển Kỹ năng và Lãnh đạo, 7-Đảm bảo công bằng trong việc ra quyết định, 9-Phối hợp giữa các bên liên quan. ✠ Tân-Vương  18:29, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ý kiếnː Chúng ta nên tập trungː Một là, Quản lý kiến thức nội bộ (Nhất là Quy chế, quy định và việc phân loại thể loại tri thức). Hai là, Phối hợp giữa các bên liên quan (Tập trung vận động chính sách, quan hệ đối tác bên thứ ba, giao tiếp, trao đổi) .Ba là, Đánh giá-Tổng hợp-Điều chỉnh (Tập trung vào việc đánh giá tổng quan, quảng bá, chia sẻ, thu hút và duy trì thành viên cho việc đóng góp).  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 15:05, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cảm ơn các bạn, tôi sẽ xúc tiến báo cáo và liên hệ lại nếu cần thiết.  A l p h a m a  Talk 00:52, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xóa bài, độ nổi bật

Tại sao một trường Cao đẳng ở Việt Nam mà lại bị biểu quyết xóa Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều bài viết khác, trong khi những người viết chủ đề Trung Quốc, lại viết hàng trăm bài về các cung tần thời nhà Thanh bên Trung Quốc ? nếu cần tôi sẽ chỉ ra hàng trăm bài không đủ độ nổi bật.

có sự phân biệt nào không ?

Ví dụ bài này Tháp Khắc Thế vừa được tạo, tôi không thấy nó có đủ độ nổi bật, nhưng chính người tạo bài này yêu cầu ý kiến xóa các bài trường cao đẳng, đại học VN trên thuộc đất nước Việt Nam.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:26, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Xoviet nghetinh123: Những bài nào bạn thấy không nổi bật thì cứ đặt bản mẫu Độ nổi bật trong 7 ngày rồi đem ra biểu quyết! 14:52, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tháp Khắc Thế vừa được tạo? Tháp Khắc Thế đã được viết từ năm 2012 bởi Cnbhkine, ngay cả kiểm tra bài viết được viết khi nào bởi ai bạn còn không biết thì muốn đấu tố cái gì?
Đây là Wiki tiếng Việt chứ chẳng phải Wiki Việt Nam mà đòi phải giữ lại các trường Cao đằng, Đại học thuộc VN với một bề dày thành tích chẳng có gì cả. Còn bài nào không phù hợp với tiêu chí nổi bật của Wiki thì bạn cứ việc đưa ra thảo luận và yêu cầu xóa. Nhưng rất tiếc bạn chẳng đưa được bằng chứng gì nhỉ. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:53, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đúng, đây là wiki tiếng Việt, nhưng người VN chúng tôi có câu ăn cây nào rào cây nấy, tôi phải bảo vệ những gì thuộc về Việt Nam trước đã, nếu cái gì sai, tôi sẽ báo lại theo đúng tinh thần wiki.

Cả trăm, ngàn bài về chủ đề TQ rõ ràng không đủ độ nổi bật, chất lượng, nhưng không ai nói một lời, còn chủ đề trường cao đẳng ở VN, ba bạn Alphama, Ngacny, Nguyentrongphu,...đã yêu cầu xóa chúng. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 14:57, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC) Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 14:57, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Không nổi bật thì xóa, vậy thôi. Chưa kể đây là biểu quyết cộng đồng, bạn thích thì cứ việc bqg, còn lại chúng tôi thấy đáng xóa thì bqx. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:11, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trường này: Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh https://www.tienphong.vn/giao-duc/truong-cao-dang-duoc-thanh-pho-ho-chi-minh-tuyen-sinh-nam-2019-1391662.tpo

Nguồn là tờ báo chính thức của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tại sao nó lại không đủ điều kiện ?

Các bạn cần điều kiện gì ? Đề nghị các bạn làm rõ giùm tôi, sao 3 bạn Alphama, Ngachny, Nguyentrongphu lại tán thành xóa bài này https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt_xo%C3%A1_b%C3%A0i/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Cao_%C4%91%E1%BA%B3ng_D%C6%B0%E1%BB%A3c_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh trong khi nó có nguồn báo Tiền phong, cơ quan chủ quản là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 15:18, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 15:20, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời


Tương tự với bài Cao đẳng nghề Bình Phước, bài viết có nguồn ^ [1] ^ [2] ^ Thành lập trường Cao đẳng nghề Bình Phước BPTV ^ Công bố quyết định thành lập trường Cao đẳng nghề Bình Phước Tạp chí Khoa học Thời đại ^ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÌNH PHƯỚC Cổng thông tin điện tử Bình Phước ^ Trường cao đẳng nghề Bình Phước: 5 năm, đào tạo trên 7.500 học sinh, sinh viên Báo Bình Phước

Báo điện tử Bình Phước là nguồn cấp tỉnh, độ khả tín rất cao, tại sao không đủ tiêu chuẩn ?

Hai bài này tôi thấy bạn Nhacny đều là người yêu cầu trưng cầu xóa. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 15:23, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời


  • Tôi sẽ kiện đến cùng vì vấn đề này, không phải muốn làm gì thì làm đâu. Các bạn viết hàng trăm, hàng ngàn bài về chủ đề Tây Hạ, nhà Thanh, ...nhân vật đâu đâu không đủ nổi bật, từ a hoàn, tới phi tần,...có nhiều bài không đủ nổi bật, chất lượng thì không ai nói.

Đằng này trường học của nước CHXHCNVN có nguồn khả tín, rõ ràng như ban ngày mà đòi xóa ???? Đề nghị ban quản trị cho tôi câu trả lời rõ ràng về vấn đề này.

  • Các bạn Alphama NhacNy2412 Nguyentrongphu rõ ràng là thành viên lâu năm, hiểu rõ cặn kẽ wiki, có thể thấy rõ bài viết có nguồn, nguồn rõ ràng uy tín sao các bạn lại đề nghị xóa ?

Tại sao trường học lại yêu cầu bề dày thành tích ??? Thế 1 trường học mới thành lập ko có quyền lên wiki ? hay 1 quốc gia mới lập cũng ko có quyền lên wiki ? đề nghị làm rõ vấn đề này Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 15:25, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

1. Tại sao một trường Cao đẳng ở Việt Nam mà lại bị biểu quyết xóa Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều bài viết khác, trong khi những người viết chủ đề Trung Quốc, lại viết hàng trăm bài về các cung tần thời nhà Thanh bên Trung Quốc ?

Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam, mọi đối tượng đủ nổi bật bất kể nó thuộc quốc gia nào đều được viết chứ không có sự ưu tiên đặc biệt nào với chủ đề thuộc về Việt Nam. Quy định về độ nổi bật của một tổ chức cho biết "Một tổ chức được coi là nổi bật nếu nó đã là được nói đến một cách đáng kể tại các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy". Ví dụ bài Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng chưa cho thấy trường "được nói đến một cách đáng kể tại các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy", duy nhất có 1 nguồn tin dường như độc lập hơn cả là bài báo trên tienphong.vn thì nội dung cũng chỉ như một tờ rơi hướng dẫn tuyển sinh chứ không cho biết trường nổi bật ở điểm nào.

Các nhân vật nhà Thanh có thể bạn không biết thì nghĩ là không nổi bật, nhưng nhiều tài liệu hàn lâm nói đến các nhân vật này (ví dụ các sách sử). Bài có trích các nguồn đó rõ ràng. Thêm nữa, các nhân vật lịch sử có tiêu chí riêng về nhân vật lịch sử.

2. Tại sao trường học lại yêu cầu bề dày thành tích ??? Thế 1 trường học mới thành lập ko có quyền lên wiki ? hay 1 quốc gia mới lập cũng ko có quyền lên wiki ? đề nghị làm rõ vấn đề này Thành tích thực chất cũng không quan trọng, quan trọng là có nhiều nguồn mạnh độc lập viết về trường hay không. Một trường mới thành lập cũng có thể lên Wiki nếu nó nổi bật, ví dụ, nhờ 1 sự kiện gây rúng động dư luận nào đó của trường mà khiến thế giới biết đến nó và viết nhiều về nó, hoặc là một trường cấp quốc gia (ví dụ Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thành lập vẫn lên được Wiki). Một quốc gia mới lập cũng lên được Wiki vì độ nổi bật của nó là độ nổi bật cấp quốc tế.

Cuối cùng, ý kiến cộng đồng chính là sự xác quyết lớn nhất. Mọi trường hợp đều có thể được cộng đồng xem xét biểu quyết để xác định có đáng để đưa vào wiki hay không, bạn à. Việt Hà (thảo luận) 15:54, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

3 trường này tôi thấy đủ tiêu chí như bạn nói. Đặc biệt Cao đẳng nghề Bình Phước thì quá rõ, quá chuẩn rồi. Tiền phong là báo có cơ quan chủ quản là TW Đoàn TPHCM, bạn bảo là không đủ uy tín ???

Các bài chủ đề TQ, tôi thấy rất nhiều bài không đủ độ nổi bật, nhưng các bài viết này được quyền ưu tiên đặc cách chăng ? không 1 người soạn và bài viết thuộc chủ đề này bị cấm, bị nhắc nhở. Các bài viết, nhân vật nhà Thanh, ....rất xa lạ, rất ngắn, không nguồn,...tồn tại không mảy may. Trong khi các trường học, sờ sờ ở Việt Nam, lại biểu quyết xóa ?

Cần làm rõ.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 23:49, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC) Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 23:55, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

  • Thành viên đề xuất xóa, biểu quyết Nhacny biên soạn như bài này: Giác Xương An, chỉ có 1 nguồn là BBC new.

Vậy nguồn BBC new là đủ khả tín đúng không ? còn nguồn Tiền phong, báo bình phước,...ở VN là không đủ ?

  • Có sự phân biệt rõ ràng, cần làm rõ vấn đề này.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 00:02, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

  • Trong quá khứ tôi còn thấy biểu quyết xóa 1 số trường THPT của Việt Nam. Bài chủ đề TQ như bài này, không hề có nguồn, qua hàng trăm sửa đổi vẫn không ai nói:

Thái Hành Sơn.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 00:51, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu bạn Xoviet nghetinh123 có bài nào không đủ độ nổi bật (phi tần Trung Quốc) thì mời bạn đặt biển độ nổi bật rồi 7 ngày sao mang ra biểu quyết xóa nha. Còn những bài đó chẳng liên quan gì đến các trường đại học này cả... Tiểu Phương Bluetpp 02:38, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ với những cơ sở giáo dục trên phổ thông (trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, vân vân) thì nghiễm nhiên đủ nổi bật mà nhỉ? Nếu nội dung bài không quá sơ sài, thiếu thông tin thì cũng nên giữ chứ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:58, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hiện nay cộng đồng vẫn chưa có bất kỳ một sự thống nhất nào về độ nổi bật của các chủ thể này cả. Ngay cả các chủ thể được bàn luận liên tục như trường học (TH, THCS, THPT) cũng đi vào ngõ cụt. Về quan điểm cá nhân tôi, một cơ sở giáo dục (TC, CĐ, ĐH) công lập trực thuộc cơ quan cấp bộ thì mặc nhiên nổi bật. Còn lại phải xét những yếu tố liên quan và nguồn dẫn chứng. Có lẽ đã đến lúc đào lại mấy cuộc thảo luận đã đi vào dĩ vãng này mà chốt kết quả luôn một thể. Kéo dài mãi, lần lữa mãi chẳng biết đến bao giờ.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  08:35, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bài Bayraktar TB2

Bài này tôi đang soạn dở, mới có mấy tiếng sau, đã có người yêu cầu xóa bài rôi, các bạn nhiệt tình thì cũng phải từ từ nhé. Để người ta làm đã. Làm cái gì cũng phải từ từ, để cho người ta làm đã.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 16:55, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bạn muốn để từ từ soạn thì đặt bản mẫu {{Đang viết}} ở đầu bài hoặc tốt nhất là soạn trong không gian trang cá nhân trước khi đăng bài chính thức. Bạn đăng bài chính thức nhưng không có thông tin gì đáng kể thì Tuần tra viên sẽ gắn bản mẫu xóa. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:11, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ghê nhỉ, tự dưng đâu đâu có mem vào điều chỉnh toàn bộ hoạt động của wiki luôn. Làm thế này, thế kia. Wiki có qui định rõ của nó, hà cớ gì mà bắt tôi phải viết nháp, gắn biển ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 04:03, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đây là cách hoạt động của Wiki từ trước tới nay, không gắn biển Đang viết thì tức đã hoàn tất, hoàn tất mà không có nội dung thì có người gắn bản mẫu xóa thôi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:15, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

SGrabarczuk (WMF)

18:11, ngày 20 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Thảo luận:Gradien

Mời các bạn vào đây thảo luận Thảo luận:Gradien có một cái tên thống nhất. Mỗi một từ thôi mà đến 3 cách dịch, chịu.  A l p h a m a  Talk 10:13, ngày 22 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đã thống nhất được tên gọi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:54, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

17:19, ngày 23 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Hỏi

Mình muốn đề xuất yêu cầu thông qua cộng đồng về việc nên gỡ bỏ thống kê truy cập người xem ra khỏi trang thảo luận bài viết & đồng bộ bố cục hộp thảo luận các dự án thì nên đem vào không gian nào được vậy mọi người???.DoraMoon (thảo luận) 10:26, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

DoraMoon không gian này là đúng rồi đó bạn. Tuy nhiên, cộng đồng đã quá mệt mỏi cho gần đây liên tục xảy ra quá nhiều "drama". Vì thế, tôi nghĩ bạn nên đợi một vài tháng nữa rồi hẳn đem chuyện này ra thảo luận. Bây giờ nếu muốn thảo luận tôi nghĩ chắc cuộc thảo luận sẽ bị ế do mọi người đã quá stress và sẽ không tham gia. Việc gỡ bỏ thống kê truy cập thì chắc cần phải thảo luận thêm. Còn "đồng bộ bố cục hộp thảo luận các dự án" thì tôi nghĩ bạn cứ việc làm theo ý của bạn. Nếu có ai phản đối thì thảo luận để tìm ra "đồng thuận" thôi. Còn nếu không ai phản đối thì cứ coi như bạn sẽ là người tiên phong. Những người đi sau thường sẽ làm theo những người tiên phong. Chúc bạn thành công! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:08, ngày 25 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
@DoraMoon: Tôi nghĩ không việc gì phải bỏ thống kê truy cập người xem cả. NGUYỄN THẢO LUẬN 18:24, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
thứ nhất bởi vì MediaWiki đã có tích hợp sẵn tính năng này ở phần thông tin trang rồi và thứ hai là không gian thảo luận chỉ nên tập trung bàn bạc vào các vấn đề chính của bài viết , trưng bày lượt người xem ở đó mình thấy không cần thiết và cũng không đúng không gian.DoraMoon (thảo luận )
Tôi hoàn toàn phản đối với đề xuất này. Thứ nhất, bản mẫu này được sử dụng ở rất nhiều trang thảo luận, nên việc xóa thủ công là điều mất thời gian và không cần thiết. Thứ hai, bản mẫu này cũng có ở một số wiki ngôn ngữ khác (xem khoản mục wikidata). Thứ ba, bản mẫu này cũng có thể hữu ích cho một số người muốn xem lượt truy cập trang trong chính trang thảo luận mà không cần phải thông qua công cụ XTools (ví dụ như ở Thảo luận:Quần đảo Hoàng Sa). Thứ tư, giả sử như bạn muốn đề xuất xóa các bản mẫu khác ra khỏi trang thảo luận như {{Chọn lọc}}, {{DYK talk}}, {{TLTT}}, {{TLNNNX}}, {{Đã biểu quyết giữ}}, hoặc các bản mẫu dự án wiki,... vì cho rằng các bản mẫu đó mang tính chất trưng bày, thì tôi cũng phản đối điều này. --Nghiemtrongdai Talk 08:27, ngày 6 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
thống kê truy cập đã có wikidata hỗ trợ rồi việc gì phải lo mất ở thảo luận trang nhỉ??? Mà mình thấy nó được gắn một cách bát nháo chứ không theo quy hoạch. Chẳng hạn như ở bản mẫu:Dự án Anime và Manga thì được tích hợp sẵn còn mấy cái khác thì không có. Còn những cái bản mẫu như thảo luận chọn lọc hay biểu quyết giữ/xoá thì nó vẫn có phần thảo luận tôi chẳng thể vin vào lý do mang tính trưng bày để yêu cầu xóa được. Và như tôi đã nói Thảo luận chỉ nên là thảo luận, việc bao nhiêu người xem trang quả thật không có ý nghĩa với Wikipedia. Việc xem thống kê người xem ở thông tin trang mà wikidata tích hợp tôi thấy đây là một điểm hợp lý, khi những thông số bên lề được đưa ở đây.DoraMoon (thảo luận) 13:29, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đổi

Không hiểu sao trang này Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 không thể đổi tên, đổi dấu gạch ngang cho đồng nhất với các trang chiến tranh liên quan. Phiền bảo quản viên giúp giùm.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 14:24, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

☑Y @Đông Minh: Đã đổi. Lần sau bạn đăng ở yêu cầu di chuyển trang giúp nhé. Trong Thể loại:Chiến tranh liên quan tới Việt Nam tôi thấy còn hỗn loạn đủ loại cách ghi dấu gạch ngang. Nếu bạn có quan tâm thì giúp luôn 1 lượt nhé. ~ Violet (talk) ~ 17:07, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bài Steve Jobs

Một nhân vật yêu thích của mình, các bạn nào cùng đam mê Apple, Job,...hỗ trợ để hoàn thiện nhé. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 04:35, ngày 29 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Wikidata descriptions changes to be included more often in Recent Changes and Watchlist

Thảo luận vấn đề bản quyền liên quan tới Fandom Wiki

Lúc nãy mình có đi ngang qua bài Gaara và đang được cho rằng vi phạm bản quyền của Fandom Wiki. Nhưng nếu mà đối chiếu với giấy phép phát hành của Fandom Wiki tại đây thì trang Fandom Wiki và các sửa đổi trên trang này được phát hành theo giấy phép CC BY-SA 3.0. Vậy thì bài này có vi phạm bản quyền của Fandom Wiki không. Cơ mà từ trước tới giờ không biết bao nhiêu bài Copy từ nguồn này bị xoá rồi nhỉ Đặng Vũ Lân (talk) 16:27, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Giấy phép này cho phép sử dụng lại nội dung và phải trích dẫn nguồn gốc, tức là copy và dẫn nguồn từ đây thì không gọi là vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, Fandom Wiki không phù hợp để làm nguồn cho Wikipedia vì đây không phải là nguồn đáng tin cậy (cũng như Wikipedia:Wikipedia không phải là nguồn đáng tin cậy), do đó không phù hợp để sao chép nội dung đưa vào Wikipedia. Đối với những phần nội dung có nguồn riêng đi kèm thì có thể đưa về dùng lại nhưng không nên bê nguyên xi cả bài không nguồn gốc vào, thậm chí không biên tập lại (tóm lược, chỉnh sửa với giọng văn bách khoa). Những đoạn chép nguyên xi nên bị xoá. Còn những bài chép nguyên xi từ đầu thì phù hợp với đặt biển clk hơn vpbq. ~ Violet (talk) ~ 16:49, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Violet nói hoàn toàn chính xác. VPBQ thì dĩ nhiên là không. Fandom Wiki không thể dùng làm nguồn được nhưng nguồn mạnh (nếu có) được sử dụng trong Fandom Wiki có thể được sử dụng làm nguồn cho Wikipedia. Vấn đề nằm ở chỗ các trang ở Fandom Wiki đa số hoàn toàn không có nguồn (hoặc nguồn không thể chấp nhận được như blog, nguồn tự xuất bản) và văn phong không bách khoa (thường được viết bởi fan cuồng). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:30, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ví dụ: giả sử có 1 bạn nào đó biên tập bài Gaara rất chi tiết (cộng văn phong bách khoa) và dùng toàn nguồn mạnh nhưng lại quyết định đăng bài ở Fandom Wiki. Sau đó, bất cứ ai cũng có thể copy 100% bài đó sang Wikipedia mà không bị VPBQ và thậm chí bài đó còn có thể là bài viết chất lượng trên Wikipedia. Tuy nhiên đây chỉ là ví dụ, thực tế thì khả năng chuyện đó xảy ra gần với 0% (mặc dù không phải là 0%). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:41, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cá nhân tôi thì chưa thấy fandom nào viết bài gắn nguồn đầy đủ cả, dù đã đọc qua gần vài trăm bài. NGUYỄN THẢO LUẬN 01:02, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

17:44, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)

A/B test for the Reply tool

Hello. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

The mw:Editing team is building the Reply tool. This new tool was requested during the mw:Talk pages consultation 2019. If you want, you can turn it on now at Special:Preferences#mw-prefsection-betafeatures.

The Editing team would like to test the tool. They want to study whether it works better, especially for new editors. In the test, they will turn on the Reply tool for half of editors sometime during the week of 14 December 2020. They will not change preferences for the other editors. You will still be able to turn it on or off yourself in Special:Preferences.

The test will run for several weeks. The results will be posted at mw:Talk pages project/replying#Metrics in late January or February. The test results will help Wikipedia editors and the Editing team decide whether the tool should be turned on for everyone.

If your Wikipedia does not want to participate in this test, please contact me as soon as possible. Thank you. Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 22:29, ngày 2 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhóm ngôn ngữ Slav Đông

Bài này vốn tên là Nhóm ngôn ngữ Đông Slav và bị đổi tên vào ngày 16 tháng 10 bởi thành viên PhanAnh123 (thảo luận · đóng góp). Bài này nguyên gốc tiếng Anh là East Slavic languages, theo vốn tiếng Anh của tôi thì "East Slavic" phải được dịch sang là "Đông Slav" chứ hoàn toàn không phải là Slav Đông, tương tự như "North Korea" phải dịch là "Bắc Triều Tiên" chứ không ai dịch là "Triều Tiên Bắc" cả. Tuy nhiên thành viên này lại đổi tên một cách vô tội vạ, xóa nội dung lên đến hơn 5000 byte, còn đổi tên của cả thể loại Thể loại:Nhóm ngôn ngữ Đông Slav sang Thể loại:Nhóm ngôn ngữ Slav Đông. Tôi không thảo luận trong bài chính và đưa trực tiếp ra đây để mọi người góp ý, vì hình như bài này bị đổi tên và xóa nội dung mà không một ai phát hiện. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:22, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mình xin trả lời là phần mình xoá là phần "các đặc điểm" mà trước đó chưa được người khởi tạo chưa dịch hoàn toàn, vì thấy không có khả năng dịch cho hoàn hảo nên mình thấy nên xoá đi thay vì để lại nửa Anh nửa Việt, phần còn lại của bài mình dịch lại nên có thể thất thoát. Còn về tên, một phần mình để hoà hợp với Nhóm ngôn ngữ Slav TâyNhóm ngôn ngữ Slav Nam, một phần vì các từ chỉ phương hướng ở đây đóng vai trò tính từ (trong tiếng Việt tính từ đứng sau danh từ (Slav)). Về ví dụ "Bắc Triều Tiên" thì đây là một cụm hoàn toàn Hán-Việt, mà trong trường hợp địa danh như vậy thường theo cấu trúc Hán, ở những trường hợp khác thì có sự uyển chuyển hơn (tư bản chủ nghĩa theo cấu trúc tiếng Hán và chủ nghĩa tư bản theo cấu trúc tiếng Việt).PhanAnh123 (thảo luận) 05:56, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trong tiếng Việt mặc dù tính từ đứng sau danh từ, tuy nhiên cách sử dụng tính từ chỉ phương hướng hiện tại vẫn sử dụng theo cấu trúc tương tự Hán Việt, người ta vẫn sử dụng "Bắc Hàn" và "Nam Hàn", "Bắc Mỹ" và "Nam Mỹ", "Bắc Âu" "Đông Âu" "Tây Âu" hay "Đông Nam Á" chứ chẳng ai sử dụng "Hàn Bắc", "Hàn Nam" hay "Mỹ Nam" "Mỹ Bắc" cả. Mời anh @Nguyentrongphu cho ý kiến về vấn đề dịch thuật này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:53, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cũng không hẳn theo cấu trúc Hán văn thì hoàn toàn như vậy đâu bạn NhacNy2412. Để chỉ các địa phương trên đại lục Trung Hoa, người ta dùng các khái niệm là Hoa Bắc 華北, Hoa Nam 華南, Hoa Đông 華東 đó bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:24, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi đang nói trong cách sử dụng cấu trúc Hán - Việt (mà bạn trên dùng để biện hộ) chứ không nói cách gọi trong tiếng Trung. Hoa Bắc Hoa Đông là của Trung Quốc, Việt Nam có Việt Đông Việt Tây không? Hay chỉ có Việt Bắc là 1 địa danh? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:28, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ý tôi là thật khó mà cho rằng cấu trúc [phương hướng] + [địa danh] hoặc [địa danh] + [phương hướng] thì cái nào hợp quy hơn. Tất cả là do thói quen sử dụng thôi. Nên nếu mà cho rằng bạn PhanAnh123 đổi tên bài tùy tiện thì là hơi quá. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:48, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Quan điểm "do thói quen mỗi người" hoàn toàn có thể thông cảm được. Đúng như bạn Thusinhviet nói, tất cả là do thói quen sử dụng. Theo kinh nghiệm từ trước, phương án tốt nhất vẫn là thảo luận tìm đồng thuận, không đồng thuận thì biểu quyết.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  02:04, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bạn đọc thảo luận chưa rõ thì khoan vào đưa ý kiến để phải sửa đi sửa lại quay ngoắt 180 độ như thế. Ví dụ bạn đưa chỉ mang tính chất dạy đời chứ hoàn toàn không liên quan và hoàn toàn không có tính xây dựng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:57, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thì nghĩ nó có liên quan. Đây là ví dụ đặc thù và nổi bật nhất của việc tranh chấp tên bài, khi các bên liên quan đều nhất quyết giữ lấy quan điểm của mình do "thói quen" hoặc nhân sinh quan, vân vân... mà kết quả là một cuộc đồng thuận. Điều này chứng tỏ bất kỳ tranh chấp nào đều có thể giải quyết trên tinh thần tương kính. Chủ thể này cũng vậy, có tranh chấp tên bài thì yêu cầu đồng thuận, một ví dụ liên quan để làm sáng rõ vấn đề theo tôi không phải là điều gì quá to tát. Còn chuyện dạy đời thì thú thực tự nhận bản thân là hậu bối nên đối với những bậc tiền bối, tôi luôn một mực kính trọng, chứ nào dám cả gan vượt quá phép tắc xã giao?  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  06:10, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nếu nói nó liên quan thì nó liên quan tới tất cả các thảo luận về tranh chấp tên bài. Nếu thích thì bạn lập một mục riêng và chỉ bàn về vấn đề "cách tìm đồng thuận khi có tranh chấp tên bài". Tôi tưởng chủ đề mọi người đang bàn là "Đông Slav" đúng hay "Slav Đông" đúng chứ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:16, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vốn dĩ là như thế, nhưng đề mục này có thiên hướng "tố cáo" nên tôi đưa ra đây để làm rõ hơn việc mâu thuẫn biên tập, đặc biệt là tranh chấp tên bài là chuyện thường tình và cách tốt nhất để giải quyết là tìm đồng thuận. Một ví dụ về cuộc tranh cãi tưởng chừng không thể dừng lại nhưng cuối cùng vẫn đi đến thống nhất chẳng phải là một tấm gương phù hợp để các thành viên nhìn vào và soi chiếu theo hay sao?  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  09:30, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Không gian cho Thảo luận chung nên dành để thảo luận, ai muốn "tố cáo" thì mời qua không gian khác. Nếu không có ý gì hơn việc bàn luận "Đông Slav" hay "Slav Đông", xin phép được miễn bàn tiếp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:59, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bạn NhacNy2412 nên cân nhắc một chút, tôi cũng phân vân không biết cái nào đúng, nhưng rõ là North Korea với cái Slav này khác nhau đấy, không lấy ví dụ tương đương được. Korea nó là danh từ địa lý, nhưng Slav này theo tôi nghĩ thì nó là chỉ một nhóm người. East Slavic với North Korea có chút khác loại. Lệnh Hoe Sunk (thảo luận) 20:03, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂, PhanAnh123 dựa theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt thì "Nhóm ngôn ngữ Slav Đông" là đúng hơn. Tiếng Việt theo cấu trúc danh từ + tính từ ("tóc đen" chứ không phải "đen tóc"). Nhóm ngôn ngữ Slav (danh từ) + Đông (tính từ). Còn "North Korea" bản thân nó là tên gọi riêng và cũng là danh từ chứ không phải "North" là tính từ, "Korea" là danh từ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:35, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Phân tích kỹ càng hơn: "Nhóm ngôn ngữ Slav Đông" có nghĩa là "nhóm ngôn ngữ Slav" ở phía đông. Còn "nhóm ngôn ngữ Đông Slav" có nghĩa là "nhóm ngôn ngữ" của "Đông Slav" (trường hợp này chỉ hợp lý nếu tồn tại một quốc gia có tên là "Đông Slav" giống như kiểu "Bắc Hàn"). Chỉ tồn tại người Slav Đông chứ không hề tồn tại nhóm người với tên gọi "người Đông Slav". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:41, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến "Slav", nguyên gốc là một danh từ để chỉ một nhóm dân tộc chứ không phải chỉ một địa danh, một quốc gia (vị trí địa lý). So sánh Slav với Korea là khập khiễng và thiếu chính xác. Nếu như là một danh từ chỉ vị trí địa lý như Yugoslavia (Nam Tư aka. [Vùng đất của người] Nam Slav) hay Zaposlavia ([Vùng đất của người] Tây Slav) thì tôi nghĩ việc áp dụng cấu trúc của "Nam Hàn" hoặc "Bắc Triều Tiên" không có vấn đề gì. --TrLP nhắn tin 15:41, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời: lễ trao giải Cuộc thi Wikipedia 2020 lần II - Đại sứ quán Ba Lan

"Tiếp nối thành công của Cuộc thi lần I năm 2019, Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội đã tổ chức Cuộc thi cho người dùng Wikipedia lần II với chủ đề Văn hóa Ba Lan từ ngày 1 tháng 6 tới hết 31 tháng 10 năm 2020. Đại sứ quán Ba Lan tự hào về thành công của Cuộc thi và vui mừng thông báo rằng Lễ trao giải Cuộc thi năm 2020 sẽ được tổ chức vào 14h ngày 11 tháng 12 năm 2020 tại Nhà riêng Đại sứ, số 1 Chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội."

Thay mặt ĐSQ Ba Lan và đại sứ Wojciech Gerwel, mong các bạn tại Hà Nội có thể thu xếp thời gian tới tham dự lễ trao giải và cùng ĐSQ trao đổi về việc tổ chức sự kiện lần III. DangTungDuong (thảo luận) 01:56, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mới hai lần mà dự án đã lĩnh đủ khối bài dịch máy khổng lồ. Chẳng biết lần tiếp theo là lợi hay hại.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  01:59, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nguyenhai314 Nếu không tới gặp họ thì sẽ không bao giờ nắm bắt được tinh thần của họ. Họ là cơ quan ngoại giao đại diện cho một quốc gia chứ không phải là một đơn vị tầm thường. Những comment thế này chỉ cổ súy cái nhìn tiêu cực chứ không hiểu được mặt tích cực và thiện chí của một ĐSQ đối với dự án. DangTungDuong (thảo luận) 02:07, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ nhìn vào thực tế, thưa bạn. Thực tế thế nào thì cộng đồng ở đây thấy rõ, tôi không cần phải nhắc lại. Đại sứ quán chắc chắn không phải là một đơn vị tầm thường, cái "tầm thường" ở đây là cách nhìn lệch lạc của một số thành viên vì lợi ích trước mắt mà biến dự án thành "đống rác" dịch máy khổng lồ. Lo ngại của tôi hoàn toàn có cơ sở. Cứ mỗi lần một cuộc thi viết bài lĩnh thưởng diễn ra ắt sẽ có một "đống rác" xuất hiện. Thực tế rõ ràng như vậy e là khó có thể "tích cực" cho nổi.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  02:15, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thực tế là chưa từng có một đơn vị nào huy động được lượng bài lớn như họ, hơn hẳn cả những trường đại học Sài Gòn, Cần Thơ 10 năm trước, và hơn hẳn ĐSQ Thụy Điển 2 năm trước. Đó mới là thực tế tích cực, vì lời phát động của một ĐSQ có hiệu ứng rất lớn. Chủ đề năm sau còn rất quan trọng và hợp lý với nhiều thành viên WP đang sống tại Châu Âu. Dọn rác là công việc của BQV, họ không thể nắm được, và họ cũng không có biết xử lý, nên mới cần người của WP tới gặp. Kêu bla bla trên này họ cũng không có khả năng và thời gian lên đọc đâu. DangTungDuong (thảo luận) 12:15, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi không ngăn cản việc gặp gỡ ĐSQ Ba Lan, chắc bạn đang hiểu nhầm. Vấn đề tôi muốn nói đến là sự cần thiết của cuộc thi này đối với dự án và đống bài dịch máy mà cuộc thi này tạo ra. Mặc dù vậy, dịch máy chỉ là một phần, vẫn còn đó những vấn đề khác đáng lo không kém, chẳng hạn như độ nổi bật của các bài viết. Nhiều thành viên trong một buổi sáng tạo gần 30 bài viết xoay quanh các nhà hát, chỉ có một nguồn và loằng ngoằng vài ba câu, những bài viết chất lượng từ cuộc thi này thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ nên bàn bạc thay đổi cách thức chấm điểm, hướng tới "chất lượng" hơn là "số lượng", song song đó là các yếu tố đi kèm như độ dài bài viết, dung lượng, nguồn dẫn chứng, vân vân... vừa nâng cao chất lượng cuộc thi, vừa đảm bảo các thành viên bỏ công nhiều hơn vào một bài viết thay vì dịch qua loa, dịch "thần tốc" chạy theo con số. Hy vọng các thành viên bàn bạc kĩ với ĐSQ trong cuộc gặp sắp tới.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  12:38, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Công bằng mà nói thì cũng chưa có cuộc thi nào có "lượng rác" khổng lồ đến như vậy. Cuộc thi Ba Lan khiến cho rất nhiều tuần tra viên, ĐPV, và BQV phải khổ cực dọn rác suốt 5 tháng liền (trong khi họ không được nhận đồng bạc nào), còn những người đi xả rác thì lại có tiền thưởng lên tới hơn 40 triệu (chỉ tính giải nhất, chưa tính mấy giải khác)! Đơn vị tầm thường hay không gì tôi không cần biết. Tôi chỉ thấy trước mắt việc họ tổ chức thi thố nhưng lại đổ trách nhiệm dọn rác lên đầu cộng đồng Wikipedia; Tôi chưa thấy tổ chức uy tín nào lại làm việc cái kiểu vô trách nhiệm như thế này. Thay vì tổ chức 1 cuộc thi dựa trên "chất lượng" thì họ lại tổ chức 1 cuộc thi dựa trên số lượng??? Ví dụ nếu dựa trên chất lượng: 1 bài thường = 0 điểm, BVCL = 100 điểm, BVT = 50 điểm. Nếu được như vậy thì sẽ chả có rác để phải dọn (nếu được như vậy thì tôi cũng ủng hộ cuộc thi Ba Lan). Tôi là người "duy nhất" đang dọn đống rác của quá khứ. Những ai ủng hộ thi thố này nọ thì nên giúp tôi dọn rác một tay thay vì cứ cổ xúy cho cuộc thi "xả rác" thì nhiều chất lượng thì ít này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:54, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đồng ý hoàn toàn với quan điểm "người xả rác thì có tiền thưởng, người dọn rác thì không được gì". Nói trắng ra, đây là 1 cuộc thi "quảng cáo" cho đất nước Ba Lan do ĐSQ tổ chức, họ đã đang và sẽ không quan tâm tệ nạn và hậu quả do nó gây ra và người phải thu dọn đống hậu quả đó, họ chỉ cần bỏ 1 số tiền để đạt được mục đích quảng cáo của họ mà thôi. Nếu cuộc thi tiếp tục diễn ra lần thứ 3 mà vẫn giữ nguyên tiêu chí thì tôi xin khẳng định rằng đống rác phải dọn còn khổng lồ gấp mấy lần hiện nay. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:47, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chính xác, trên đời chả ai cho ai không cái gì bao giờ cả. ĐSQ Ba Lan thấy có lợi cho họ thì họ mới tổ chức chứ. Có lợi cho họ không đồng nghĩa có lợi cho Wikipedia. Riêng tôi thì thấy không có cái cuộc thi Ba Lan vớ vẩn này thì Wikipedia sẽ tốt hơn (trừ khi họ thay đổi tiêu chí chấm điểm). Mấy ngàn bài nộp cho cuộc thi Ba Lan là còn ít đấy (chưa tính tới hàng ngàn bài dịch clk bị xóa trong suốt 5 tháng, hàng trăm tới hàng ngàn bài lọt lưới, và nhiều bài khác đang bị treo bảng "dịch thô" mà không ai thèm dọn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:29, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chả có gì là vớ vẩn hết nếu so với đống bài chạy bot sinh vật với địa danh để đủ số đếm trên WP này. Còn các bạn có tư tưởng "trả tiền" nhờ việc cầm chổi thì quả là kỳ cục. DangTungDuong (thảo luận)

Ít ra các bài sinh vật với địa danh được chạy bot (cách đây cũng nhiều năm rồi) có sự đồng thuận cao từ cộng đồng. Còn tôi chưa thấy sự đồng thuận nào về cái đống rác phát sinh từ cuộc thi Ba Lan này (cuộc thi được tổ chức mà không tính kỹ trước là quá vô trách nhiệm = vớ vẩn). Ngược lại, cộng đồng có vẻ rất "bực bội" và "bất bình" với cuộc thi vô tội vạ này. Tư tưởng của tôi là "người cầm chổi" hay "thành viên thường" hay "thành viên tham gia cuộc thi Ba Lan" không nên được "trả tiền" như cách ĐSQ Ba Lan làm, việc này tạo nên sự "bất bình đẳng" và tạo "lòng tham" dẫn tới lượng rác khổng lồ (Wikipedia từ đó tới giờ luôn là việc "tự nguyện"). Việc ĐSQ Ba Lan đem Wikipedia ra để vụ lợi riêng cho mục đích quảng bá của họ mà không tính trước hậu quả là việc làm "cực kỳ vô trách nhiệm" và "không xứng đáng là tổ chức uy tín", nếu không muốn dùng từ nặng hơn. Các thành viên tham gia cuộc thi Ba Lan giờ đâu rồi? Đúng như tôi dự đoán là ôm tiền xong sau khi "xả rác" rồi cũng bỏ Wikipedia mà đi thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:17, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

"Đồng thuận" từ cộng đồng việc tẩy chay các cuộc thi thố hại nhiều lành ít

Hệ thống bình duyệt

Xin chào toàn thể cộng đồng Wikipedia tiếng Việt!

Tháng 8 vừa qua Alphama có gửi đề xuất đến trang thảo luận BVCL rằng trước khi đề cử BVCL, thành viên có thể mang bài đó lấy ý kiến của cộng đồng, dưới dạng peer-review, thời hạn tùy ý. Theo thành viên này, việc này nhằm "tránh tranh cãi và hiểu lầm đáng tiếc khi một bài chưa đủ chất lượng, nhưng lại được đưa ra đề cử. [...] Hơn nữa, nó giúp bài viết đề cử thật sự chất lượng và có sự thỏa mãn các bên về chất lượng, thậm chí còn đảm bảo xác suất thành công đề cử cao hơn hẳn." Đề xuất này đã được ghi nhận là đạt đồng thuận "tạm thời".

Trên cơ sở đó, cuối tháng 11, Wikipedia:Bình duyệt vừa được cho ra đời và hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Dựa trên phiên bản tiếng Anh en:Wikipedia:Peer review, sứ mệnh của trang này là làm nơi tổng hợp ý kiến cộng đồng để nâng cao chất lượng bài viết trên Wiki, đặc biệt trước khi đề cử làm BVT hoặc BVCL.

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng và thảo luận tại đây để góp ý hoàn thiện trang dự án, để hệ thống bình duyệt chính thức được triển khai tại Wikipedia tiếng Việt trong thời gian sớm nhất (dự kiến là vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm 2021). Trân trọng! Thuyhung2112 (thảo luận) 03:20, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Có vẻ như ít ai quan tâm đến nội dung này quá,đành phải tag các thành viên khác vào: @Alphama:, @Truy Mộng:, @Mintu Martin:, @Nguyenhai314:, @Đông Minh:, @Nguyentrongphu:, vân vân... Xem thảo luận hồi tháng 8 tại đây. Thuyhung2112 (thảo luận) 04:20, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xin lỗi bạn vì đã từ lâu rồi mình không muốn tham gia mảng công việc này nữa. Have a good day!  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 04:33, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ hệ thống này thật sự cần thiết trong bối cảnh ngày càng nhiều bài viết đổ bộ vào khu vực BVT, BVCL và BCB. Tôi còn biết có thời điểm nhiều bài viết được mang ra ứng cử BCB bị quá tải đến mức thư ký sửa không kịp trong vòng 2 tuần, buộc phải gác sang một bên. Việc mở hệ thống này vì thế cũng cần thiết để giảm tải công việc cho thư ký. Còn một vấn đề nữa là có một số thành viên viết rất nhiều bài tốt nhưng không thể đề cử lên hết được vì bị giới hạn số lượng. Giả sử một người trong vòng 1 tháng có thể viết nhiều hơn 4 bài chất lượng (chuyện này có thể nhé) nhưng họ không thể đề cử lên hết được. Thậm chí một số bài đạt chất lượng chọn lọc nhưng chỉ có thể đề cử ở khu vực tốt vì hết lượt ở khu chọn lọc. Cũng có người chỉ muốn cải thiện chất lượng bài viết chứ không ham sao hay thành tích thì hệ thống bình duyệt không giới hạn này sẽ rất có ích. Về lý thuyết thì hệ thống này rất có lợi nhưng nếu muốn nó hiệu quả thực tế thì cần nhiều nhân lực. Có thể nhiều người ban đầu sẽ phản đối ý tưởng này vì lo ngại sẽ không ai làm, tạo ra rồi cũng sẽ bỏ xó,... Những lo ngại như thế sẽ không khác gì "chưa đến cầu đã lo việc phải qua cầu". Cá nhân tôi sẽ không phản đối, cứ triển khai vì bình luận viên hay reviewer ở Wiki này đâu thiếu. ᴅᴇᴜs ᴇx ᴍᴀᴄʜɪɴᴀ 04:43, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Quy định giới hạn mỗi người chỉ được đề cử 2 bài ở mỗi khu vực BVCL và BVT là do tôi đề xuất cách đây vài năm để bảo đảm chất lượng cho 2 khu vực này. Xin hỏi bạn ai đủ sức có thể viết "hơn" 4 bài viết chất lượng chỉ trong vòng 1 tháng? Không tính trường hợp bài được chỉnh tu ở các tháng khác rồi đề cử hết 1 lượt 4 bài trong 1 tháng. Đó là chưa tính tới khi đề cử 4 bài một lúc thì phải lo sửa theo các "góp ý cải thiện" từ các thành viên khác hoặc giải quyết các yêu cầu từ phiếu chống trong vòng 1 tháng là đủ mệt lắm rồi chứ đừng nói là đòi đề cử thêm. Vừa phải sửa 4 bài đề cử hiện tại và vừa phải viết thêm 4 bài chất lượng (trong vòng 1 tháng) để đề cử cho tháng sau, ai làm nổi?? Với quy định hiện hành là đủ cân bằng giữa "đam mê hái sao" và "bảo vệ chất lượng bộ mặt của Wikipedia". 1 năm có thể đề cử tới 48 bài viết chất lượng là quá đủ rồi. Trên thực tế, không ai đủ sức làm việc này vì đôi lúc cũng bị kiệt sức và cần vài tháng nghỉ ngơi để tiếp tục đam mê hái sao.
Bên en, họ chỉ cho mỗi người đề cử được 1 FA thôi (2 bài nếu có người khác đề cử chung). Bên ta như vậy đã là lỏng hơn bên en rồi. Còn về reviewer thì rất thiếu đó bạn. Wikipedia Vi tuy có nhiều thành viên viết bài, "đại đa số" chỉ lo làm việc riêng và rất ít tương tác với tv khác suốt nhiều năm liền. Hội đồng thẩm định bài dịch và hội đồng giải quyết mâu thuẫn (2 hội đồng) đã bị chết yểu ngay sau khi được ra đời. Hoài bão lớn là điều tốt nhưng cũng cần nhìn vào thực tế chua chát là nhân lực quá thiếu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:09, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xin đính chính là tôi không phản đối đề xuất này. Tôi chỉ muốn nói rằng nhân lực hiện tại là rất mỏng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:31, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Làm sao để có thêm nhiều người đọc bài rồi bàn luận là được. Lệnh Hoe Sunk (thảo luận) 09:33, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

2020 Coolest Tool Award Ceremony on December 11th

Growth team updates #16

14:22, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)

16:14, ngày 7 tháng 12 năm 2020 (UTC)

Vấn đề một số bản mẫu Infobox thành phố, quốc gia

Chào các thành viên. Trong thời gian vừa qua, tôi tình cờ phát hiện tại một số bài viết, nhiều bản mẫu Infobox được nhúng vào bài dường như vi phạm quy cách trình bày thông thường cho các bản mẫu. Minh chứng rõ nhất là ba bài viết Roma, ParisNapoli (riêng bài Roma tôi đã thay bằng một bản mẫu thông thường sau đó). Đặc điểm chung của các bản mẫu này trước hết là lòe loẹt nhiều màu sắc, sau là "quá khổ", thiếu cân xứng. Không những vậy, cách trình bày của nó còn dễ khiến người ta liên tưởng đến các tờ rơi quảng cáo cho tạp chí du lịch với nhiều font chữ khác nhau. Mặc dù đây là cách thức trình bày có phần sai quy định, nhưng điều khiến tôi cảm thấy khó hiểu là tại sao không ai để ý đến và tìm cách giải quyết. Sau khi tìm hiểu kĩ ngọn ngành vấn đề, tôi nhận ra rằng các bản mẫu này đều được nhúng gián tiếp vào bài, tức là dùng một bản mẫu trung gian. Đó là các bản mẫu Roma Infobox, Paris Infobox, Napoli Infobox. Sau một cuộc tranh cãi căng thẳng và không đi đến thống nhất, tôi quyết định đưa đề tài này ra cộng đồng lớn hơn thảo luận tiếp, kỳ vọng rằng sẽ có một phương hướng tối ưu cho tất cả vấn đề này. Tôi xin được lặp lại quan điểm của mình về sự tồn tại "vô nghĩa" của các bản mẫu thành phố này, cũng như hai bản mẫu về quốc gia như Hộp thông tin Việt NamInfobox Nhật như sau:

  • Thứ nhất: các bản mẫu trình bày lòe loẹt, thiếu cân xứng như đã trình bày ở trên. Ngoài ra, sự thiếu cân xứng này còn phá hỏng bố cục bài, khi bài Napoli, chỉ mỗi bản mẫu thôi đã dài thườn thượt từ đầu trang đến tận cuối trang. Phiên bản di động của bản mẫu này (và các bản mẫu khác) lại hiển thị sai vị trí (bên trái thay vì bên phải). Nếu sử dụng trên di động thì dòng chữ "Napoli" còn bị lệch đi (các bạn cứ thử xem). Ngoài ra, cách trình bày lại giống tờ rơi quảng cáo, chèn nền thôi chưa đủ, lại còn chèn cả khẩu hiệu vào ("Kinh đô thế giới • Thành phố vĩnh hằng", "Kinh đô ánh sáng"...). Thử tưởng tượng mỗi thành phố của Việt Nam đều có riêng một bản mẫu này: Hà Nội thì chèn dòng "Nghìn năm văn hiến" hoặc "Thành phố vì hòa bình", hay Hồ Chí Minh thì chèn "Hòn ngọc Viễn Đông" hoặc "Thành phố mang tên Bác" thì quả là hết sức "lố lăng".
  • Thứ hai, tồn tại một bản mẫu tương tự có thể thay thế ({{Thông tin khu dân cư}}). Việc các thành phố Roma, Paris, Napoli nghiễm nhiên được hưởng "đặc quyền" có bản mẫu riêng, lại lòe loẹt, màu sắc sặc sỡ chính là đi ngược lại tinh thần trung lập mà dự án luôn đề cao và tôn trọng.
  • Thứ ba, khó cập nhật số liệu, thông tin: Các thành phố (hoặc quốc gia) luôn là chủ thể luôn thay đổi, biến thiên. Các số liệu cũng chính vì vậy mà thay đổi theo từng tháng, từng năm. Do đó, dùng bản mẫu nhúng thay vì bản mẫu có sẵn là một việc làm không cần thiết, gây khó khăn cho quá trình cập nhật số liệu, đặc biệt là các thành viên mới hoặc các thành viên chưa có kinh nghiệm, chưa quen với mã nguồn dự án.
  • Thứ tư, như đã trình bày ở đoạn cuối của ý kiến thứ nhất, việc tồn tại bản mẫu kiểu này sẽ khiến cho nhiều bản mẫu về các thành phố khác nghiễm nhiên xuất hiện với lý do "tiền lệ". Các thành phố, quốc gia khác cũng sẽ đòi "bình đẳng" (tại sao Roma, Paris có bản mẫu mà tôi lại không có?).
  • Thứ năm, hao tổn tài nguyên hệ thống. Nhiều bản mẫu Infobox nhúng trong các bài viết riêng là quá thừa thãi khi đã có bản mẫu tương đương thay thế. Một bản mẫu Infobox trực tiếp chỉ mất chưa đến 5.000 byte, so về tương quan dung lượng với nhiều bài chứa nó thì chiếm chưa đến 5%, nhưng tiện hơn nhiều so với việc phải mất một trang để có được một bản mẫu nhúng cho hàng trăm, hàng nghìn thành phố trên thế giới, chưa kể còn phát sinh nhiều hệ lụy như đã nêu phía trên.

Nhìn vào các dự án liên quan, tôi không khỏi tỏ ra khó hiểu trước việc dùng bản mẫu riêng một cách thiếu nhất quán như tại Wikipedia tiếng Việt (tại dự án tiếng Anh, không hề có cái gọi là Template:Infobox Roma hay Template:Infobox Vietnam), hà cớ gì chúng ta lại tự làm khó mình đến vậy. Tôi có hai đề xuất:

  • Một, ngưng sử dụng bản mẫu Infobox nhúng tại các bài viết Roma, Paris, Napoli, Việt Nam, Nhật Bản và thay bằng bản mẫu có sẵn ({{Thông tin khu dân cư}}, {{Infobox country}}). Tôi đã thực hiện ở bài Roma và cho thấy nó hiệu quả, cân đối hơn nhiều so với phiên bản cũ của bài Roma, các thông số đầy đủ. Nếu cộng đồng đồng thuận ngưng sử dụng, tôi sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp nhằm hoàn thiện quá trình "chuyển đổi" này tại các bài viết còn lại (như đã nêu).
  • Hai, xóa các bản mẫu này. Theo ý kiến bạn IP tại Thảo luận Bản mẫu:Paris Infobox thì nên giữ lại làm lịch sử bài, nhưng cá nhân tôi cho rằng một bản mẫu vô ích thì nên bỏ (BM2 theo Wikipedia:Quy định xóa trang). Tại dự án tiếng Anh, chuyện một bản mẫu vô ích thường bị đem ra xóa xảy ra rất thường tình. Tôi cho rằng điều này cũng không ngoại lệ với chính các bản mẫu tại dự án chúng ta.
  • Ba, ngăn chặn việc tạo lại các bản mẫu Infobox tương tự về thành phố, quốc gia riêng về sau này. Nếu một bản mẫu tương tự được tạo thì cứ theo tinh thần đồng thuận (nếu có) tại thảo luận này để tiến hành xóa bản mẫu.

Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  03:05, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Phần thảo luận của các thành viên

Hoanghauphuongdong123 (thảo luận · đóng góp)

Thành viên này từng gây tranh cãi khi đổi tên bài Nam Phương (hoàng hậu), không những vậy, hôm nay tôi phát hiện hàng loạt sửa đổi của thành viên này cần phải xem xét:

  • Đổi tên Bản mẫu:Hậu phi nhà Trần thành Bản mẫu:Hoàng hậu nhà Trần với lý do bản mẫu có Hậu không có Phi, trong khi mục cuối cùng của bản mẫu là 3 vị Phi chính thất của vua nhà Trần nhưng không có danh hiệu "Hoàng hậu".
  • Đổi tên Thuận Thiên (công chúa) thành Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu với lý do bà về sau trờ thành hoàng hậu nhà Trần, ko còn là công chúa nữa. Tuy nhiên cho dù về sau bà trở thành Hoàng hậu nhà Trần thì thân phận Công chúa nhà Lý của bà cũng chưa từng bị xóa bỏ, chưa kể đến Thuận Thiên gắn với cả 2 tước vị cao nhất của bà là "Thuận Thiên Công chúa" của nhà Lý và "Thuận Thiên Hoàng hậu" của nhà Trần. Tuy nhiên Thuận Thiên Hoàng hậu thường được dùng để nhắc đến "Thuận Thiên Cao Hoàng hậu" của vua Gia Long tức bà Trần Thị Đang hơn, nên khi nhắc đến "Thuận Thiên", người ta sẽ nghĩ ngay đến "Thuận Thiên Hoàng hậu" của nhà Nguyễn và "Thuận Thiên Công chúa" của nhà Lý.
  • Đổi tên Khâm Thánh Hoàng hậu (Trần Thuận Tông) sang Hồ Thánh Ngâu với lý do tên bài dễ nhầm lẫn với người TQ. Dễ nhầm lẫn với người Trung Quốc? Xin mọi người cho ý kiến về lý do này. Không giống với các nữ giới thời phong kiến Việt Nam xuất hiện với tên riêng làm tên bài trên wiki, vị Khâm Thánh Hoàng hậu này không được biết đến với tên riêng bằng bằng tước hiệu "Khâm Thánh Hoàng hậu" của Thuận Tông nhà Trần, cũng có thể nói là tên bà hoàn toàn không thông dụng để thay thế tước hiệu được biết đến rộng rãi làm tên bài Wiki.
  • Đổi tên Từ Hiếu Hiến hoàng hậu thành Tưởng Thái hậu với không một lý do nào cả. Từ Hiếu Hiến Hoàng hậu của Minh Duệ Tông mặc dù họ Tưởng, từng làm Thái hậu, nhưng cớ gì lại đổi tên từ Thụy hiệu chính thức của bà thành một cách gọi không chính thức, thậm chí không thống dụng? Cho dù gọi theo tước hiệu Thái hậu thì phải là "Hưng Quốc Thái hậu" mà không phải "Tưởng Thái hậu".
  • Xóa đổi hướng bài Nguyễn Thị Đạo đến bài Khâm Đức Hoàng hậu khiến cho bài gốc được viết từ năm 2014 trở thành trang đổi hướng.

Và sau đây là hàng loạt việc đổi tên khác tôi nghĩ cần cộng đồng thảo luận

꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:59, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mời các thành viên đóng góp trong mảng này như @Dang Thien2009 @Lệ Xuân @Maika Dang @Thái Nhi @Tàn Kiếm cho ý kiến về các thao tác đổi tên trên cũng như việc đặt tên bài cho hậu phi các nước đồng văn. Cũng xin tag các thành viên khác @Nguyenhai314 @Nguyentrongphu ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:09, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
thành viên:Trungdathành viên:Diepphi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:08, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thân gửi, @NhacNy2412:,

  • Thứ 1, mình đã tham gia wiki được gần 6 năm, bằng chứng đây còn bạn chỉ mới tham gia được hơn 1 năm nên mong bạn lịch sự 1 chút.
  • Thứ 2, cách đặt tên từ thời nhà Minh trở về trước, " Họ + hoàng hậu ", đã được nhiều thành viên khác dùng từ lâu, từ cả năm 2014, ko chỉ mình mà rất nhiều tv chuyên sử khác như TT 1234, Vuhoangsonhn đều dùng cách này.
    • TV Vuhoangsonhn là người mạnh tay nhất, đã từng đổi sạch hết tất cả tên bài hoàng hậu TQ, từ nhà Hán -> Thanh. Mình chỉ đổi tên vài bài đã là nhẹ tay lắm rồi. Hơn nữa bạn Sơn còn là Bqv trên đây nữa, có quyền xóa đổi tên.

Cuối cùng, bạn có thể cùng nhau công kích được mình, nhưng đối với bqv lâu năm như Vuhoangsonhn thì bạn cứ việc trả lời soa cho thỏa đáng nhé ! Thân mến hoàng hậu phương đông 10:02, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thứ 1, tôi đang vô cùng lịch sự, mời bạn chỉ ra chỗ bất lịch sự. Bạn có tham gia bao nhiêu năm cũng không ảnh hưởng đến việc thái độ của người khác đối với những hành động gây tranh cãi của bạn. Thậm chí với thành viên tham gia hơn 10 năm, nếu tôi cảm thấy cách hoạt động làm tôi không hài lòng tôi vẫn nói thẳng, nhưng đương nhiên là thành viên này hoàn toàn rộng rãi tiếp nhận và nhắc nhở nhẹ nhàng nếu thái độ tôi có vấn đề.
Thứ 2, Tôi đang nói đến cách đặt tên cho Hoàng hậu nhà Minh, Thanh, vì cả 2 triều này đều có quy chuẩn cho tất cả thụy hiệu Hoàng hậu, không tùy hứng như các triều trước. Việc thành viên khác đổi tên mạnh tay không đồng nghĩa với việc bạn đổi tên "vài bài" là "nhẹ lắm rồi". Có đổi tên 1 bài như Hoàng hậu Nam Phương cũng gây tranh cãi như thường.
Thứ 3, Thành viên Vuhoangsonhn là BQV của dự án này từ bao giờ? Xin hỏi các BQV như @Alphama @DHN là thành viên Vuhoangsohn được cấp cờ BQV cho dự án Wikipedia tiếng Việt từ bao giờ?
Thứ 4, Tôi không rảnh công kích bạn, tôi đang đưa ra những hành vi đổi tên bài mà tôi cho là cần sự đồng thuận của cộng đồng. Nếu bạn không đưa được lý do thỏa đáng cho các hành động tôi list ra ở trên, tôi xem như bạn không có cách giải thích hợp lý và những hành động này không có căn cứ thực hiện. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:13, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hoanghauphuongdong123 thành viên Vuhoangsonhn không phải BQV và chưa bao giờ là BQV cả.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 11:28, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nếu theo công thức của bạn, " Họ + hoàng hậu " thì chả lẽ cũng có thể dùng " Họ + chủ tịch ". Như vậy thì Mao Trạch Đông sẽ đổi thành Mao chủ tịch à, Ngô Đình Diệm sẽ viết thành Ngô tổng thống.???  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 11:33, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
À, cũng có đôi chút hợp lý, nhưng từ Hán tới Thanh có thời nào mà quy chuẩn giống nhau đâu, quơ đũa cả nắm trong việc đặt tên là không đúng.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 11:36, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Đông Minh: Như tôi đã nói là các triều đại trước thì không nhưng 2 triều Minh - Thanh là có quy chuẩn, bạn có thể tham khảo hàng loạt các Hoàng hậu nhà Minh Thanh để thấy công thức "Hiếu" + 1 chữ thụy + (Hệ thụy) + Hoàng hậu. (Hệ thụy) hay còn gọi là gắn thêm Đế thụy vào, là 1 đặc điểm tương đối đặc biệt của các Hoàng hậu, các triều đại trước có lúc có, có lúc không, nhà Minh phân biệt rõ ràng chỉ có Nguyên phối Hoàng hậu có, nhà Thanh thì toàn bộ Hoàng hậu đều có trừ Đổng Ngạc phi. Đây là điểm đặc biệt của 2 triều Minh - Thanh, vậy nên tôi chỉ nhắc đến công thức thụy của 2 triều này mà không nhắc đến các triều trước. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:45, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nào nào, mời các bạn cùng ngồi xuống, ăn miếng bánh, uống miếng nước hạ hỏa!
Wikipedia qua nhiều giai đoạn phát triển theo những hướng khác nhau, do nhiều tác giả khác nhau, tất nhiên, sẽ có những hệ thống khác nhau. Đến khi phát triển lớn, nhu cầu cần có quy ước chung về hệ thống bài viết sẽ nảy ra. Ở đây chúng ta chỉ cần đưa ra các đề xuất và thống nhất các quy ước chung thay vì tranh cãi. Các bạn hãy đề xuất ra một phương án để mọi người cùng xem xét. Thái Nhi (thảo luận) 12:37, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi đã xem qua các bài tiếng Trung, như 孝哲簡皇后; 成穆皇后 tên không theo công thức giản đơn chỉ là Họ cộng với hoàng hậu phía sau. Ngay cả chức vụ quan lại và tên đơn vị hành chính mỗi triều thậm chí mỗi giai đoạn trong triều đại cũng có thay đổi. Mỗi triều không giống nhau qua 2.000 năm lịch sử, nên đổi đồng nhất theo một cách duy nhất thế này là không đúng. Còn nhân vật lịch sử Hàn Quốc như 숙빈 최씨 thì tiếng Việt phải là Thục tần Thôi thị chứ không tùy tiện sửa đổi như bạn này đã làm (tôi biết đọc Hangeul). Nếu xét thêm sẽ thấy hàng loạt bài đổi tên không có cơ sở đúng, gần như nó mặc định "thành viên trước đã làm tôi làm theo". Và cách ủy thác tín nhiệm cho người khác về hành động của mình không phản ánh người đổi tên thật sự hiểu vấn đề. Nên tôi yêu cầu và ủng hộ trả lại tên ban đầu cũng như điều chỉnh 1 số bài sai sót, và ủng hộ 1 lệnh cấm nếu thành viên ngăn cản việc trả lại tên này.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:49, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, dựa vào thâm niên hay chuyên ngành sử không phải là sức nặng giải quyết vấn đề, cá nhân tôi cũng ngành sử đây, nhưng cái gì không rành thì không nên động vào và cũng không nên chống chế nếu đuối lý.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:56, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Theo từng mục tôi chia ra đã mang một phần "quy ước chung" mà tôi muốn nói tới. 2 triều Minh - Thanh có công thức đặt Thụy hiệu cho Hoàng hậu một cách thống nhất "Hiễu mỗ Hoàng hậu", mặc dù điều này đã có từ thời Hán nhưng từ thời Minh mới trở thành quy chuẩn. Triều Minh phân biệt rõ ràng Đích hậu có Hệ thụy, Kế hậu và Đế mẫu thì không, nên chỉ thụy hiệu ngắn gọn đã cho thấy sự khác biệt. Tuy nhiên nếu sử dụng "họ+Hoàng hậu" thì chỉ nhìn Thể loại:Hoàng hậu nhà Minh có thể thấy được có 2 Mã Hoàng hậu, 2 Lý vương phi, và tới 4 Trần Hoàng hậu (còn chưa kể các vị Trần Hoàng hậu của các triều đại khác). Theo tôi phần () chỉ nên xuất hiện ở những người cùng tên cùng họ hoặc gần như giống nhau về mặt hiệu thường gọi. Rõ ràng những vị này có thể phân biệt bằng thụy hiệu (cách gọi đúng), tại sao lại phải gọi bằng "họ+Hoàng hậu" (cách gọi sai)? Tôi nói là cách gọi sai đơn giản là vì trong sử sách không ai dùng công thức đó để gọi Hoàng hậu cả.
Đến triều Thanh thì tất cả Hoàng hậu đều hệ thụy trừ Đồng Ngạc phi, hơn nữa các Hoàng hậu truy phong thường được biết đến với danh hiệu lúc còn sống hơn nên loạt bài về các Đế mẫu nhà Thanh thường đều là danh hiệu Thái hậu hoặc tước vị phi tần lúc còn sống. Vậy nên loạt bài Hậu phi nhà Thanh cực kì đồng nhất.
Còn về cách gọi "Họ+tước hiệu" thì càng miễn bàn, ở trên tôi đã nêu lý do rồi. Rõ ràng những mỹ hiệu đều là ngàn chọn vạn chọn mới được ban cho phi tần, là một vinh dự khi dùng mỹ hiệu mà không phải là họ, đằng này lại để sau họ và còn không viết hoa? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:01, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bạn nên soạn thảo 1 chỉ dẫn toàn diện cho Dự án Trung Hoa một cách chính thức, và đó sẽ là cơ sở cho các thành viên về sau này.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:05, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi đang đợi ý kiến của các thành viên trong dự án này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:09, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trước lúc có thêm thảo luận thì nhờ @Thái Nhi xem xét trường hợp bài Nguyễn Thị Đạo để không phủ nhận công lao của các thành viên đã viết bài từ 2014. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:23, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Đông Minh: mình đặt tên trang theo 2 cách : Họ + tên, Họ + ngôi vị (chỉ khi ko rõ tên thật). Ko liên quan gì đến chủ tịch nào cả, chớ vơ đũa cả nắm.

@NhacNy2412: thứ nhất, đối với bài Nam Phương, lúc đổi do vội vã nên ko để ý thảo luận tranh cãi nên mình nhận sai, có người đã sửa lại, nên yêu cầu ko nhắc đến bài này tại đây.

thứ nhì, cả 2 tv TT 1234, Vuhoangsonhn mình tag trên đều là kỳ cựu lâu năm. TT 1234 tham gia từ 2012, có 7000 sửa đổi. Vuhoangsonhn dù ko phải là bqv thì cũng đã tham gia từ 2008, có đến hơn 15000 sửa đổi, tiếng nói của Sơn mạnh hơn cả 2 chúng ta cộng lại. Đối với hậu phi tất cả các triều đại khác (ngoài trừ nhà Thanh), mình đổi tên, bắt chước, làm theo 2 người này là khá hợp lý.

nếu ko đồng tình với mình, cứ việc hỏi 2 tv nêu tên trên, họ đồng ý dùng thụy hiệu đặt tên bài thì mình ko ý kiến.

P/s: hình như mọi người chỉ lo đọc chữ chứ ko nhấn vào link xanh của mình thì phải, tại đây , tv TT 1234 đã nói rõ lý do vì sao phải đổi tên bài, mình nghe theo anh ấy. thảo luận quên ký tên này là của Hoanghauphuongdong123 (thảo luận • đóng góp).

Thế là quá rõ rồi, bạn không rành vấn đề, cũng không có chính kiến, nếu 2 thành viên kia đổi chiều bạn cũng thuận theo vậy công việc này bạn dừng lại được rồi; vài chỗ bạn phản pháo người khác không nhằm trọng tâm bài, tôi tin các thành viên đã thấu rõ. Tôi xin hết và dừng lại tại đây.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:23, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên tôi tự hỏi, tại sao một thành viên "kỳ cựu, lâu năm" lại có vẻ không rành cách sử dụng mã nguồn như vậy nhỉ? Còn nhắn nhỏ cho bạn muốn lôi thâm niên và sửa đổi ra để nói, mặc dù tôi chỉ tham gia hơn 1 năm, nhưng số sửa đổi của tôi chỉ kém Vuhoangsonhn hơn 300 ở vi.wiki và hơn hẳn 2000 ở tất cả các dự án nhé. "Người mới" không dùng để chỉ tôi được đâu. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:37, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vì không am hiểu về đề tài nên tôi không định ý kiến, nhưng vì được mời đến tham gia thảo luận nên mạn phép góp mấy lời nhỏ nhoi trong phạm vi hiểu biết của mình. Cá nhân tôi mỗi khi di chuyển trang đều cẩn thận dò xét chủ thể bài viết, nếu không gây tranh cãi mới thực hiện tác vụ di chuyển trang. Với các chủ thể có nghi vấn, tôi thường yêu cầu ở trang thảo luận bài viết với thời hạn 7-10 ngày. Việc đổi tên hàng loạt mà không thông qua thảo luận có thể gây nên những tranh cãi không đáng có, khiến việc giải quyết để đi đến đồng thuận khó khăn hơn. Ngoài ra, trong thời gian hoạt động, tôi cũng để ý thấy các bài viết thuộc chủ đề nhân vật hoàng gia, hoàng hậu thường hay xảy ra tranh chấp tên bài. Qua vụ việc này, theo ý kiến của quý BQV Thái Nhi, tôi nhất mực tán thành việc hình thành một quy chuẩn thống nhất dành riêng cho các chủ thể có nhiều tranh cãi này nhằm ngăn cản những cuộc cãi vã tương tự diễn ra trong tương lai. Dù kết quả thế nào thì tôi hy vọng các thành viên không về chút vấn đề nhỏ nhặt mà làm mất hòa khí lẫn nhau. Trân trọng.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  14:05, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Như đã nói thì tôi đưa ra thảo luận không chỉ vì loạt đổi tên có thể gây tranh cãi mà còn để tham khảo về "việc đặt tên bài cho hậu phi các nước đồng văn". Hơn nữa bạn có thể thấy tôi chia ra các mục đều có một "công thức" như nhau, nếu người đổi có lý lẽ của mình thì tôi sẵn sàng tranh luận để đi tới một đồng thuận chung. Nhưng rất tiếc là thành viên này đưa cuộc thảo luận trở thành đôi co và tranh cãi vô lý. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:40, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bỏ qua chuyện ngôn ngữ có thể dính đến công kích cá nhân, tập trung vào vấn đề chính thôi. Tạm bỏ qua hệ thống bài về Hậu phi Triều Tiên thì ý kiến của bản thân tôi vẫn đơn giản:

=> Không ủng hộ việc dùng Thụy hiệu để đặt tên bài về Hậu phi các triều đại trước nhà Thanh. Lý do:

  1. Tên gọi, xưng hô, phép đặt thụy,... cho Hậu phi thời kỳ nay chưa hề thống nhất. Một số cái tên những tưởng là Thụy hiệu nhưng chưa hẳn, như Hoàng hậu thời Hán trong sách sử được chép từ "Thụy hiệu của chồng + Họ + Tước" (không phải bà nào được chép cũng ghi rõ là được truy Thụy).
  2. Việc gọi tên Hậu phi của triều đại trước nhà Thanh bằng "Họ + Tước" là tương đối phổ biến trong các sách (bản thân tôi nghĩ ví dụ không khó kiếm). Còn ở Việt Nam, một số sách sử cận hiện đại như cuốn Lý Thường Kiệt của GS Hoàng Xuân Hãn viết Tuyên Nhân Hoàng thái hậu của nhà Tống là "Thái hậu họ Cao", "Cao thái hậu" chứ không hề gọi bà ấy bằng Thụy hiệu.
  3. Tên gọi Hậu phi thời Thanh do có sự thống nhất, cộng thêm nhiều sự trùng hợp (có khả năng là triều đại cuối cùng nên người dân quen dùng mỹ tự, hoặc do Họ của các bà hậu quá dài so với gọi bằng Thụy hiệu chăng? Dù thực tế thì phi tần nổi tiếng nhất là Từ Hi và Từ An lại được gọi bằng Tôn hiệu).
  4. Thụy hiệu mà chúng ta được biết đến đại đa số là Thụy hiệu được sử gia rút gọn. Trong khi thực tế thì đa số nó rất rất dài. Nói thật bản thân tôi thấy nó không thông dụng lắm so với công thức "Họ + Tước". Nếu trường hợp có 2 bà cũng gọi tắt là "Văn XX hoàng hậu", nhưng 1 bà là "Văn ABCDEDF XX", một bà là "Văn HIKXYZ XX" thì lại phải cãi nhau thêm à? Thà gọi theo kiểu cũ còn hơn.

Tổng kết lại thì ntn:

  1. Cách gọi Hậu phi theo dạng dùng Họ tồn tại rất lâu rồi, không phải tự nhiên sáng tạo ra.
  2. Cách gọi Hậu phi đó tiện lợi hơn nhiều so với dùng cách gọi tắt Thụy hiệu trong một số sách.

Rõ ràng việc tra cứu một Hậu phi thì tìm Họ với tên ông chồng dễ hơn tìm bằng Thụy hiệu viết tắt (mà nhiều khi còn không phải Thụy hiệu) đúng không?

--Hiếu 10:05, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đầu tiên, tôi khẳng định lại quan điểm của tôi là có 2 giai đoạn rõ ràng, Minh - Thanh và trước Minh - Thanh. Không rõ vì sao bạn lại bỏ để triều Minh chung hệ với các triều đại trước trong khi triều đại này có quy chuẩn đặt thụy hiệu một cách hệ thống và rõ ràng? Cách đặt thụy hiệu của Thanh gần như dựa vào Minh, chỉ nới lỏng hơn việc hệ thụy, điều này đã được giải quyết bằng việc đặt tên bài các Đế mẫu bằng chức danh Thái hậu hoặc thụy hiệu cho tước vị cao nhất lúc còn sống. Tuy nhiên Minh lại là một hệ thống thụy hiệu đầy đủ và chặt chẽ (Đế thụy cho Đích hậu, còn lại Đế mẫu và Kế hậu đều không có). Đây là một triều đại đặc biệt, có hệ thống, đề cao sự chính danh của nguyên phối, thụy hiệu nên được tôn trọng.
Thứ hai, mặc dù phép đặt thụy của các triều đại trước không thống nhất, nhưng có một đặt điểm rõ ràng là những Hậu thụy này (nếu có) luôn trở thành tên bài trong zh.wikipedia, trường hợp đặt tên "Họ + Tước" khi và chỉ khi vị này hoàn toàn không được truy thụy hoặc bị phế. Vì bạn đã nhắc đến nhà Hán nên nhân tiện tôi đưa ra 2 bảng biểu tôi làm gấp trong vài tiếng Danh sách hậu phi Trung Quốc/Nhà Hán/Tây HánDanh sách hậu phi Trung Quốc/Nhà Hán/Đông Hán. Dễ dàng thấy được quy luật đặt tên trong cả zh.wiki và vi.wiki:
  • Trong zh.wiki, các Hoàng hậu nhà Hán được đặt theo "Hiếu + Đế thụy + Họ + Hoàng hậu" cho các Hoàng hậu tại vị nhưng bị phế và không có thụy. Còn lại đều đặt thụy hiệu cho các Hoàng hậu dù là truy phong.
  • Trong vi.wiki, (đối với nhà Hán cũng như các nhà khác) chỉ đặt tên bài với "Hoàng hậu" đối với những Hoàng hậu tại vị, và đặt tên chức danh thường được biết đến nhất khi còn sống đối với các Hoàng hậu truy phong.
Trong cả 2 dự án, đặc điểm chung luôn là ưu tiên tên húy nếu tên húy được sử sách ghi chép chính danh và lưu truyền rộng rãi → 1 tiêu chuẩn bất thành văn trong hầu hết tất cả các bài và hầu như không gây tranh cãi.
Thứ ba, có vẻ bạn không rành hệ thống bài về hậu phi nhà Thanh trên wiki, tôi sẽ sơ lược cho bạn biết
Tất cả những điều này đều không phải sự trùng hợp mà là những người viết bài về hậu phi nhà Thanh đều tôn trọng cách gọi trong sử sách. Đơn cử như Càn Long truy thụy cho Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu và gọi bà là "Hiếu Hiền Hoàng hậu", sau khi Càn Long qua đời, Gia Khánh sẽ truy thêm Đế thụy vào sau thụy hiệu cho Hiếu Hiền hậu, từ đó mà xưng Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Cách gọi này được chính các nhà nghiên cứu lịch sử nhà Thanh sử dụng theo cách gọi "thụy giản xưng" của Thanh.
Thứ tư, nhìn hệ thống bài hậu phi nhà Thanh có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng thụy giản xưng. Chỉ cần nhắc đến Thụy giản xưng là đủ biết bà là Hoàng hậu của Hoàng Đế nào nhà Thanh; và tất nhiên sẽ không lầm lẫn vào đâu được. Tuy nhiên đối với hệ thống bài hậu phi của các triều đại trước, số lượng bài ở mỗi triều đại đều ít hơn hẳn nhà Thanh nhưng hàng loạt bài phải () giải thích vì trùng họ hàng loạt. Vậy thì khi nhắc đến 1 Hoàng hậu thì phải phải nói rõ vị Mỗ Hoàng hậu này là của Hoàng Đế nào thời nào, dài dòng, trong khi rõ ràng các bà có thụy của riêng mình? Rồi nếu gặp trước hợp 2 chị em trước sau trở thành Hoàng hậu (hoặc một chức danh nào đó) của 1 Hoàng Đế thì mở ngoặc giải thích như thế nào nữa?
Thứ năm, tôi đưa ra thảo luận trên tinh thần tôn trọng người viết bài và tôn trọng lịch sừ, không thể vì suy nghĩ chủ quan của bạn cho rằng tìm họ và tên chồng dễ dàng hơn mà chấp nhận như vậy. Nói như bạn thì chẳng lẽ Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu phải đổi tên bài thành Phú Sát hoàng hậu chỉ vì tìm kiếm dễ dàng hơn? Ngoài ra, mời bạn đưa bằng chứng về việc nhu cầu tìm kiếm "họ+chồng" phổ biến hơn "thụy hiệu giản xưng".
Thứ sáu, tôi hoàn toàn không có ý muốn "xóa sổ" cách gọi "Họ+Chức danh" này, bởi hàng loạt các Hoàng hậu của nhiều triều đại được biết đến phổ biến hơn qua cách gọi này. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả các hậu phi còn lại cũng phải "chịu chung số phận" như vậy. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:00, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quy chuẩn đặt tên hoàng hậu và phi tần của TQ & VN (đề xuất của NhacNy)

꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ mời bạn viết rõ đề xuất "quy chuẩn đặt tên" cho các hoàng hậu và phi tần của TQ và VN ở đây (phần trên lẫn lộn quá nhiều tranh luận khác nhau nên nhìn hơi rối) để mọi người cùng tiến tới "đồng thuận" để chấm dứt các tranh cãi triền miên về cách đặt tên của các quý bà thời xưa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:28, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

  • Mình cần thời gian vài ngày để tổng hợp thông tin, các bài về hậu phi TQ và VN tạm bỏ ngõ thảo luận này ở đây một thời gian. Tuy nhiên vì thành viên đổi tên hàng loạt không đưa ra được lý do chính đáng và đưa đến đồng thuận (cũng như không phản bác kiến nghị trả về tên cũ ở trên), kính nhờ các BQV trả các bài viết trên về tên cũ cho đến khi đạt được đồng thuận cộng đồng. Đặc biệt là bài Nguyễn Thị Đạo bị đổi hướng sai quy cách, làm mất lịch sử sửa đổi từ năm 2014. Xin tag các BQV Violetbonmua Conbo ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:02, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bản thân tôi thấy trường hợp bà "Nam Phương hoàng hậu" không hợp lý khi áp dụng trong trường hợp này, vì 2 điều:
  1. Bà không có Thụy hiệu. "Nam Phương hoàng hậu" không phải là Thụy hiệu. Đặt trong vấn đề "Nam Phương hoàng hậu" là một cụm không tách rời thì cách đặt tên bài "Nam Phương (Hoàng hậu)" là không ổn ngay từ đầu.
  2. Bà là Hoàng hậu của triều đại cuối cùng. Tên hiệu nói chung của các Hậu phi triều đại cuối cùng thường phổ biến hơn so với các triều đại trước, tương tự như việc dùng Niên hiệu gọi Vua vậy. Nên không có gì tranh cãi ở đây cả.
--Hiếu 10:15, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi không rành vấn đề này, và vừa đi tù về nên vào xem vì có người tag. Đúng sai tôi chịu. Tôi chỉ góp ý là các bạn thảo luận ngắn gọn, xoay quanh vấn đề đang bàn. Chỉ tôi thấy thảo luận này và nhiều thảo luận trên wiki, các bạn cứ lòng và lòng vòng, đọc rất khó nắm bắt và không hiệu quả. Lệnh Hoe Sunk (thảo luận) 11:21, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Vì số bài đã đổi tên khá nhiều như liệt kê của NhacNy2412, vấn đề lại đang thảo luận nên các bạn cứ thảo luận cho ra ngô ra khoai đi rồi các BQV đổi tên một lần cho thống nhất đỡ mất công đổi đi đổi lại. Thảo luận có thể kéo dài một vài tuần thì hết thảo luận ta đổi tên lại chưa muộn. Mình chỉ có hồi sửa hai chỗ: trả lại tên Bản mẫu Hậu phi nhà Trần vì đúng như NhacNy nhận xét, bản mẫu đó có cả những nhân vật không phải hoàng hậu; thứ hai là phục hồi lịch sử bài Nguyễn Thị Đạo và tạm để tên đó làm tên hiện tại do người tạo bài đặt (bài mới được ModelSeeder đổi tên hồi tháng 10 vừa qua). Có gì các bạn thảo luận trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Nhắc nhở Hoanghauphuongdong123 lần sau có đổi tên cả một loạt bài theo hệ thống như vậy cần thảo luận trước với cộng đồng. conbo trả lời 21:11, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hậu cung Triều Tiên

Tôi sẽ đưa dần những ý kiến về từng triều đại, từng quốc gia lên. Đầu tiên là giải quyết nhanh gọn cho hậu cung Triều Tiên. Như Đông Minh đã nói thì các bài bị đổi tên đều theo công thức Tước vị + họ + "thị" trong cả ngôn ngữ gốc là ko.wiki và zh.wiki, hơn nữa người đổi tên không thể đưa ra lý do hợp lý khiến cho vi.wiki khác biệt với các wiki còn lại về cách gọi (không đưa ra được nguồn sử dụng những cách gọi này), vì vậy tôi kiến nghị trả tất cả các bài bị đổi tên về công thức này, cũng như áp dụng công thức đặt tên này cho tất cả các bài về sau. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:58, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Ý kiến cộng đồng

Hậu cung nhà Hán - Trung Quốc

Đối với hậu cung nhà Hán, các bạn tham khảo danh sách Hậu phi Tây HánHậu phi Đông Hán.

Có thể thấy được một vài điều sau
  • Bài được đặt tên theo tên riêng (mà nhiều người biết đến) thường ít bị sửa đổi và không gây tranh cãi.
  • Các bài trong zh.wiki đều đã có công thức đặt tên nhất định
    • Thụy hiệu + họ + Hoàng hậu cho các Hoàng hậu tại vị được truy thụy. Cách đặt tên này khá hiếm bị trùng (các triều đại khi đặt thụy đều tránh tình trạng bị trùng), những trường hợp bị trùng như Hiếu Từ Cao hoàng hậu mới cần dùng đến () giải thích ở sau.
    • Hiếu + Đế thụy của chồng + họ + Hoàng hậu cho các Hoàng hậu tại vị nhưng không được truy thụy (có thể bị phế). Bản thân cách đặt tên này đã là đặt trưng của các bài hậu cung triều Hán, có "Đế thụy của chồng" cũng đủ để xác định vị này là vợ của ai.
    • Thụy hiệu + Hoàng hậu cho các Hoàng hậu truy phong.
    • Họ + tước vị cho các Phi tần không có thụy hiệu cũng như tên húy được xác định.
  • Trong vi.wiki, không đặt tên bài "Hoàng hậu" cho các Hoàng hậu được truy phong.
  • Có sự tranh chấp trong việc viết hoa "Hoàng hậu", "Hoàng Hậu" hay viết thường "hoàng hậu", cũng như các từ khác như "phu nhân", "tiệp dư", "chiêu nghi".

Theo đó, tôi đưa ra các ý kiến sau, mời mọi người  Đồng ý hoặc  Chưa đồng ý sau mỗi ý kiến. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:58, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

  1. Đặt tên bài theo tên riêng nếu phổ biến và có nguồn (như hầu hết các bài hiện nay vẫn làm)
    •  Đồng ý
    •  Chưa đồng ý
  2. Đặt tên bài theo tước vị lúc còn sống cho các Hoàng hậu truy phong (tức không đặt tên bằng thụy hiệu Hoàng hậu)
  3. Viết thường các chức danh "hoàng hậu", "phu nhân", ... để tránh nhầm lẫn khi có cách gọi tắt phổ biến như "Lã hậu", "Hiếu Hiền hậu". Viết hoa các mỹ hiệu, đất phong, cung điện đi kèm (như "Ánh tần" hay "Tĩnh tần" của chức "tần").
  4. Sử dụng thức của zh.wiki khi đặt tên bài cho các quý bà nhà Hán, kết hợp theo "luật ngầm" của vi.wiki là không sử dụng thụy Hoàng hậu cho các Hoàng hậu truy phong.
Ý kiến cộng đồng

Hậu cung nhà Minh và Thanh - Trung Quốc

Đây là triều đại đầu tiên của Trung Quốc đặt ra một hệ thống thụy hiệu cho Hoàng hậu một cách hoàn chỉnh. Như đã nói ở trên, đối với các Hoàng hậu nhà Minh, chỉ có Đích hậu (tức vị Hoàng hậu đầu tiên, cũng là nguyên phối của Hoàng đế) mới được thêm Đế thụy của chồng ở phía sau, còn lại Đế mẫu hay Kế hậu đều không được (ngay cả nếu nguyên phối qua đời sớm, chưa từng làm Hoàng hậu thì vị Hoàng hậu đầu tiên cũng không được mang Đế thụy). Lệ gọi thụy bằng 2 chữ đầu chắc không còn gì bàn cãi nữa, vậy nên đặt tên theo đúng công thức nhà Minh đặt ra là hoàn toàn hợp lý và tôn trọng lịch sử. Một triều đại đặt ra một hệ thống đầy đủ và hoàn thiện như vậy, không nên gộp chung với các triều đại còn mơ hồ về quy chế khác. Tham khảo thêm Danh sách Hoàng hậu nhà Minh. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:58, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nói một chút về hệ thống Hậu thụy của 2 triều Minh - Thanh

Bởi vì hiện nay hệ thống bài dành cho hậu cung nhà Thanh gần như hoàn thiện, nên xin nói một chút về hệ thống Hậu thụy của hai nhà Minh - Thanh. Triều Thanh vì là "ngoại tộc". để cai trị được người Hán đã học theo rất nhiều quy chế cung đình cũng như triều đình nhà Minh, trong đó có việc đặt thụy cho Hoàng hậu. Ban đầu, Đế mẫu cũng không được thêm Đế thụy (Hiếu Khang Chương hoàng hậu là mẹ đẻ của Khang Hi, nhưng ban đầu chị được truy thụy "Hiếu Khang hoàng hậu", đến 8 năm sau, qua nghị luận của triều đình mới thêm vào Đế thụy "Chương" của Thuận Trị Đế). Nhưng vì xuất hiện một vị Đế mẫu có địa vị đặc thù như Hiếu Trang Hoàng Thái hậu mà từ đó nhà Thanh mới có lệ thêm Đế thụy cho các Đế mẫu.

Việc truy thụy cho các Hoàng hậu tại vị cũng chia làm 2 giai đoạn, khi Hoàng hậu qua đời khi chồng tại vị, sẽ được truy thụy 2 chữ, bắt đầu bằng chữ "Hiếu" và theo đó là 1 chữ đại diện cho Hoàng hậu này, như "Hiếu Ý hoàng hậu", "Hiếu Hiền hoàng hậu", "Hiếu Mục hoàng hậu", đây cũng là lý do cho cách gọi thụy giản xưng 2 chữ (cách gọi được chính các Hoàng đế, sử sách của triều đại đó gọi) chứ không phải là sử gia tự đặt ra như bạn Vuhoangsonhn đã suy đoán ở trên; đến khi Tân đế lên ngôi mới tiếp tục truy thêm chữ vào thụy cho các Hoàng hậu, nhưng hoàn toàn không phải truy thụy 1 lần hết 12 chữ, mà là qua 3-4 đời Hoàng Đế thì thụy hiệu của Hoàng hậu mới hoàn chỉnh. Vậy nên việc gọi thụy 2 chữ là chuyện tất yếu.

Ý kiến cộng đồng

BVT lên trang chính!

Nhiều BVT có chất lượng rất tốt và nếu không được đưa lên trang chính (cho độc giả chiêm ngưỡng) như vậy thì quả thật là sự phí phạm công sức bền bỉ của rất nhiều thành viên (một số Wikipedia ngôn ngữ khác cũng đã đưa BVT lên trang chính ví dụ như Wikipedia Tây Ban Nha). Tạo thêm động lực cho các thành viên viết BVT (1 bài viết chất lượng). Được sự đồng thuận của cộng đồng ở đây. BQV PTĐ hứa sẽ làm nhưng do cuộc sống bộn bề nên tôi không nghĩ bạn ấy có thể thực hiện được nữa (không nên trách bạn ấy; cuộc sống thực vẫn nên được ưu tiên hơn). Mời Thành viên:Thienhau2003, thành viên:Alphama, thành viên:DHN hay thành viên:Mxn (người thiết kế trang chính đầu tiên cho Wikipedia Vi) thiết kế lại trang chính để đưa BVT vào. Rất mong bạn nào giỏi bản mẫu Wikipedia thiết kế lại trang chính càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ nên làm trước năm 2021 để đón mừng 1 năm mới với sự đổi mới sinh động (hứa hẹn đầy sức sống mãnh liệt!) và làm xua tan đi 1 năm đầy "biến động nhất" vừa qua. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:28, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nguyentrongphu: Bạn nói đúng đấy. BVT bình chọn lắm nhiều nhưng người đọc ít tiếp cận đến thì cũng như không. Còn về giao diện, mình ủng hộ việc thay cái giao diện khá cũ kĩ lỗi thời và nhàm chán này. Do vậy mà mình cũng đã đập đi cái Trang Chính của Wikibooks mà xây lại cái mới. Cái giao diện này mình nghĩ khá ổn khi đem lên Wikipedia, bạn thấy sao? Đức Anh (thảo luận) 13:52, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chuyện thay đổi giao diện trang chính là vấn đề lớn và cần được sự ủng hộ cao từ cộng đồng. Tôi thấy trước mắt cần phải giải quyết việc thêm mục BVT lên trang chính như đã "đồng thuận" cách đây mấy tháng nhưng chưa ai làm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:27, ngày 9 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nguyentrongphu: có vài điều mình muốn phát biểu

  • Thứ 1:
    • Mình không phản đối đưa BVT tốt lên trang chính, nhưng như thế phải cân nhắc thật kỹ vì khá khó khăn. Do trang chính đã quá chật chội, chèn thêm mục nữa sẽ mất cân xứng trang.
    • BVT về cơ bản là bài chất lượng thứ nhì trên đây, thường hiếm khi người ta chú ý ai là kẻ về nhì. Có ai lại thắc mắc: tòa tháp nào, thác nước nào cao nhì thế giới đâu?
    • Đội ngũ tv tích cực của chúng ta ít chứ ko dồi dào đông đảo trên các wiki #. Thường BVT gắn sao bạc ít ai trùng tu theo thời gian lắm. Có khi gắn sao xong là bỏ xó luôn. Ví dụ, bài Ấn Độ đọc thông tin ngoại giao, kinh tế cứ như viết đến năm 2010 rồi ngưng lại luôn vậy.
  • Thứ 2:Nếu muốn đổi mới trang chính sao ko thử thiết kế vài họa tiết, hoa văn, hay dòng chữ bảng biểu... trang trí. Tất nhiên phải cập nhật thường xuyên. Ví dụ, đến ngày 30/4, đăng bảng "Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước", 2/9 "chào mừng quốc khánh"...
  • Thứ 3:
    • Còn chuyện này, mình phát hiện Julius Caesar gắn sao vàng nhưng lại ko có đến 1 biểu quyết ứng cử nào, đọc toàn bài thiếu nguồn nghiêm trọng không tả được. Dù cho có giáng sao bạc cũng ko xứng luôn. Như vậy có dc xem là BVCL hợp quy ko? Giống tự phong hơn!
    • Rất tôn trọng các bậc tiền nhân thời sơ khai wiki đã viết, dịch bài, phong sao. Nhưng bây giờ đã qua gần 15 năm, đã có nhiều đổi thay. Bài ko biểu quyết, ko chú thích mà lại có sao khiến nhiều người ko phục chút nào.
    • Hôm nào anh hãy đưa bq cộng đồng, xét lại sao vàng các bài trước 2007 có còn hợp lệ ko?

Thân ái! Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 03:00, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

BVT đã được đồng thuận đưa lên trang chính, cá nhân tôi thấy BVT hoàn toàn xứng đáng được lên trang chính. Còn bản chất BVT hoặc BVCL nào đó không đạt yêu cầu hiện tại thì cứ rà soát và đưa ra biểu quyết rút sao (lưu ý là rút sao, không phải giáng sao). Tôi lại lưu ý bạn Kim cương xanh rằng đây là wikipedia tiếng Việt nên không có chủ nghĩa dân tộc trên đây. Nói theo cách diễn đạt của bạn thì mấy ngày kỷ niệm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Ba Lan cũng có thành viên yêu cầu tương tự vì tiền lệ trường hợp Việt Nam. Bạn lưu ý, không phải thành viên nào viết tiếng Việt cũng là người Việt, không nên có đặc cách nhằm tránh các yêu cầu từ thành viên các quốc gia khác nhau.--Nacdanh (thảo luận) 03:22, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thấy bạn Kim Cương có lẽ hơi lạc đề. BVT đã được cộng đồng đồng thuận từ lâu. Bây giờ tôi chỉ nhắc lại do không thấy ai xúc tiến. Có cách để thêm mục BVT vào trang chính và nhìn bố cục vẫn cân xứng. BVCL lẫn BVT đều ít người trùng tu một khi đã được sao. Bài nào bạn thấy đã quá xuống cấp thì có thể yêu cầu rút sao (bao gồm những bài trước năm 2007). So sánh BVT với kẻ về nhì thì hơi khập khiễng. Và cuối cùng, đồng ý với Nacdanh, đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:50, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chọn lọc hay tốt không quan trọng, miễn sao nhiều người đọc là ngon rồi. Vậy nên tôi vote cho BVT cũng được lên trang chính. Tây Cuồng. (thảo luận) 03:56, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nguyentrongphu:

  • Nếu đã đồng thuận đưa BVT lên trang chính xong thì tôi ko ý kiến về mục thứ 1, nhưng mình vẫn khuyên nên chọn bvt xứng đáng, tránh chuyện bài nào ko trùng tu lại chọn đưa lên.
    Dĩ nhiên những bài được đưa lên trang chính là những bài mới được bầu chọn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:23, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Đối với mục thứ 2, đúng là wiki việt ko nên có chủ nghĩa dân tộc nhưng có 1 số ngày của quốc tế, toàn cầu như: ngày Hòa bình thế giới, quốc tế thiếu nhi, lao động... đó là của toàn thế giới chứ ko riêng gì nước ta. Mong hãy xem xét.
    Đó giờ Wikipedia luôn có đăng mấy ngày quốc tế rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:23, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Đối với mục thứ 3, mình ko nói bvcl xuống cấp, lỗi thời mà chính xác là nó không hợp lệ, do tự phong, ko biểu quyết gì hết. Nên mới nhờ a xem xét lại quy định chút.
    Nó hợp lệ vào thời điểm bài được phong sao, nên nhớ Wikipedia hồi đó rất sơ khai. Cách giải quyết hiện tại là đem ra BQ rút sao nếu bài có vấn đề nghiêm trọng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:23, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 04:21, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Về BVCL không hợp lệ, đó là thắc mắc rất thú vị. Các BVCL "tự phong" vào thời điểm đó hoàn toàn hợp lệ theo quy trình và thông lệ lúc bấy giờ. Tuy hiện nay quy trình thẩm định đã thay đổi nhưng nó không phủ nhận quy trình cũ đã từng tồn tại và các bài viết được gắn sao nhờ vào quy trình ấy. Bạn có thể đem các bài "tự phong", "không hợp lệ" này đưa ra tái thẩm định (tức rút sao) nếu cảm thấy nó không đủ điều kiện. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 04:51, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bài chất lượng nào cũ thì mình nâng cấp, còn có vấn đề để bị tước sao thì chấp nhận thôi. Cá nhân tôi ủng hộ đưa BVT lên Trang chính, nhiều bài rất dài và việc đoạt được sao bạc đâu có dễ dàng gì, cũng trầy da tróc vảy khi ứng cử.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 04:56, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Haha bạn nói đúng. Đôi khi cũng tùy nữa nha. Có thể 1 sao bạc còn khó xơi hơn sao vàng vì có thể lúc ra ứng cử BVCL thì mấy thành viên khó tính đang Wikibreak. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:25, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Nguyentrongphu: ok, vậy mình ko ý kiến về vấn đề này nữa

Nhưng cho mình có thêm 1 đề xuất, ngôi sao vàng gắn lên BVCL có nên thiết kế lại cho đẹp hơn ko. Sao vàng này nhìn nó giống trẻ mẫu giáo tập tô màu quá. Nghía sang các wiki khác ngôi sao họ rất đẹp, sắc nét, lại có tính nghệ thuật

Tất nhiên mình chỉ đề xuất thôi nha, ko chịu cũng xin dừng công kích mình ! Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 07:27, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nguyentrongphu Tôi đề xuất thêm các bài DSCL lên gộp chung với các bản tin của BVT nếu đề xuất được thông qua. Ví dụ như 4 ngày đầu tuần là bản tin BVT thì nửa sau là bản tin DSCL nữa.  Jimmy Blues  10:16, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Về phần thiết kế giao diện thì không cần lo có đủ chỗ hay không mà chỉ lo ai là người làm. Nếu theo ý của bạn Mintu Martin gộp BVT và DSCL vào một mục thì chưa ổn lắm. Chẳng lẽ viết thêm một mục "Bài viết tốt và Danh sách chọn lọc"? Không đúng. "Bài viết tốt hoặc Danh sách chọn lọc"? Cũng không được ổn. Nếu mang cả DSCL thì cứ thêm một mục mới thôi không cần phải gộp. Đức Anh (thảo luận) 13:59, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đồng ý là không nên gộp chung. Gộp chung thì để tên mục là gì? Rồi ai chịu trách nhiệm xoay tua 4 ngày cái này rồi 3 ngày cái kia? Sắp xếp lưu trữ thế nào? Đề xuất BVT lên trang chính "đã được thông qua" từ lâu rồi. Còn đề xuất DSCL thì bạn nên mở một mục mới để cộng đồng xem xét có nên thông qua hay không chứ tôi đâu có quyền quyết định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:25, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trang chính của Wikipedia tiếng Đức có gộp chung hai loại Bài viết tốt (Lesenswerte Artikel) và Bài viết chọn lọc (Exzellente Artikel) và đặt tên mục là "Bài viết của ngày" (Artikel des Tages). Có thể áp dụng mô hình này nếu muốn gộp chung, còn Danh sách chọn lọc và Bài viết tốt ngoài việc là "bài viết" ra thì chúng chẳng có điểm gì chung cả. Gộp với nhau rất bất hợp lý. --TrLP nhắn tin 15:31, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bận thi các bạn viết giúp nhé

Bản mẫu:Chất lượng dịch

Tôi đề nghị xóa bản mẫu này với lý do bản mẫu này mang tới hại nhiều hơn lợi. Từ nay, cộng đồng ta sẽ không dùng bản mẫu đó nữa mà thay nó bằng bản mẫu clk cho những bài dịch clk, đúng như cái tên gọi bài "chất lượng kém". Nếu như từ đầu chúng ta dùng bản mẫu bài clk đúng như cách mà chúng ta đã làm suốt 17 năm nay thì sẽ chả có cái núi rác của hiện tại.

  • Bản mẫu dịch thô chuyển những bài đó vô "Thể loại:Bài dịch có chất lượng kém". Clk sao không xóa mà để thành núi rác nhìn mới đẹp?
  • Bản mẫu này vô tình khuyến khích thành viên "xả rác" hàng loạt các bài dịch clk. Rồi hy vọng một ngày nào đó sẽ có người sửa? Thực tế đã chứng minh ngày đó sẽ không bao giờ xảy ra. Những gì bản mẫu này đem lại chỉ là "thêm rác" vào cái núi rác đã có sẵn. Đợi 100 năm cũng vậy thôi. Nếu có người dịch lại thì họ cũng phải dịch lại từ con số 0 thôi chứ không thể nào dịch bổ sung với 1 bài clk được.
  • Đặt bản mẫu này với mục đích gì và có lợi gì ngoài việc nó tích thêm rác?
  • Một bài dịch chỉ có thể nằm ở 2 thể loại: 1 là bài dịch clk (100% dịch máy hoặc dịch hoa loa vài chữ nhưng vẫn dịch sai rất nhiều), 2 là bài dịch tạm ổn (có biên tập kỹ càng nhưng có chút sai sót, không nhất thiết phải dịch đúng 100% vì điều này là cực khó ngay cả đối với chuyên gia biên dịch). Làm gì có thể loại tạp nham "lai căn" giữa 1 bài dịch clk và 1 bài dịch tạm ổn?? Bản mẫu này hiện tại đang đóng vai trò tạp nham này.
  • Một bài dài dịch hoa loa hoặc dịch máy 100% chỉ tốn 5-10 phút nhưng dịch kỹ càng có thể tốn 50-100 tiếng (tùy theo tốc độ dịch). Khác biệt một trời một vực. Đó là tại sao một cái lại bị coi là "rác", còn cái kia thì không mặc dù có thể có sai sót nhưng ít ra người ta đã bỏ ra cả trăm tiếng để dịch bài đấy!
  • Không có ngôn ngữ nào lại như chúng ta. Bên en, họ xóa "thẳng tay" những bản dịch clk chứ không gắn bảng rồi chờ đợi một đấng cứu tinh sẽ không bao giờ tới.
  • Nếu cộng đồng không ai muốn đi dọn rác thì tôi khẩn cầu đừng tạo ra một bản mẫu khuyến khích cho sự "tích trữ rác" không hồi kết như thế này. Tương lai khi tôi mệt rồi và Wikibreak, ai sẽ là người tiếp theo đi dọn rác???

"Thể loại:Bài dịch có chất lượng kém" đã và đang tích trữ rác suốt nhiều năm liền (chưa tính những bài bị lọt lưới). Có bài từ năm 2010 tới nay vẫn nằm trong đó, rác vẫn sẽ mãi mãi là rác dù có 100 năm sau đi nữa. Tôi là người "duy nhất" đang dọn cái đống rác này. Đã dọn được một mớ sau hơn 1 tháng nhưng công việc còn rất nhiều! Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho tới khi nào thể loại đó còn 0 bài. Tôi chỉ hy vọng là núi rác không cao thêm nữa trong thời gian tôi đang dọn. Nếu bản mẫu này bị xóa đi thì các bài dịch máy clk sẽ bị xóa đúng như quy định bài clk. Vì thế, tương lai sẽ không có núi rác để phải dọn nữa! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:30, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thảo luận

  •  Chưa đồng ý Có hai vấn đề: thứ nhất, đây là bản mẫu được nhúng trong rất nhiều trang; thứ hai, bản mẫu hữu ích trong trường hợp bài viết dịch máy nhưng chưa đến mức chất lượng kém. Tuy nhiên, do đặc thù dự án và những bất cập mà quý ĐPV nêu phía trên, tôi cũng cho rằng nên có hướng giải quyết "mạnh tay" với "tệ nạn" này. Mặc dù vậy, xóa bản mẫu e là cách thức có phần "cực đoan". Tôi nghĩ, vì đặc thù dự án, chúng ta nên hạn định thời gian cho bản mẫu "chất lượng dịch" (tương tự bản mẫu chất lượng kém), thêm một vài tham số hiển thị thể loại ẩn, tự động đưa những bài "chất lượng dịch quá 7/14/30/60/90... ngày" vào thể loại riêng. Những bài bị gán "chất lượng dịch" và bị đưa vào thể loại quá hạn này sẽ được xem xét gán thêm bản mẫu "chất lượng kém". Như vậy sẽ tiện cho việc theo dõi và phân loại mà không cần phải xóa bản mẫu. Không biết các thành viên thấy sao. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:17, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
    "Quý ĐPV" :))) Tôi nghe Nguyenhai314 kêu mà cười sặc sụa. Hơi trang trọng quá không. Đức Anh (thảo luận) 12:59, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
    Nguyenhai314 người dọn rác đã ít rồi, bạn còn bày thêm "công việc" để làm. 1 bước còn làm không xong, bây giờ thành 2 bước thì ai làm? Ai sẽ là người xem xét những bài bị gán "chất lượng dịch" để rồi thay bảng đó thành bảng "chất lượng kém"? Rồi phải đợi "ít nhất" bao nhiêu ngày mới được thay bảng? Những bài dịch máy nhưng chưa đến mức chất lượng kém thì căn bản không cần để bảng gì hết -> đây là cách làm của cộng đồng từ năm 2005 cho tới 2018. Ngay cả những bài được đưa ra đề cử BVCL/BVT cũng nằm trong tình trạng "dịch máy nhưng chưa đến mức clk" nhưng sau khi được nhiều thành viên nhảy vô hiệu đính thì bài được gắn sao. Từ khi xuất hiện các cuộc thi thố "xả rác" thì bản mẫu "Bản mẫu:Chất lượng dịch" đã bị lợi dụng để biến thành nơi tích trữ rác mà sẽ không bao giờ có người dọn.
    Căn bản là họ đã có 7 ngày để cải thiện chất lượng dịch để cứu bài rồi. Sau 7 ngày, nếu bài chưa được cải thiện thì đừng mong chờ có phép màu, Wikipedia không phải là truyện cổ tích (đợi thêm 100 năm nữa cũng chả có ai sửa đâu). Đề xuất của bạn chỉ đơn thuần kéo dài "thời gian chờ đợi" để đổ rác mà thôi + thêm 1 bước thì giải quyết được cái gì?
    Nếu bạn xung phong làm thì tôi sẽ ủng hộ đề xuất này, còn đỡ hơn là để nguyên không làm gì. Còn nếu như không ai xung phong thì làm ơn hãy ủng hộ chính sách "không tạo ra thêm rác" để mà tương lai không có rác để dọn.
    Vấn đề thứ nhất bạn nêu ra thực chất không phải là vấn đề. Tất cả những bài đã bị gắn bản mẫu đó đều nằm trong "Thể loại:Bài dịch có chất lượng kém" hết rồi nên không có mất đi đâu được đâu mà lo. Nếu bản mẫu này bị xóa thì có thể chuyển hướng nó tới bản mẫu clk là xong, hoặc chuyển hướng tới "bản mẫu bài đang chờ kiểm tra" -> sau khi dọn xong đống rác đó thì tôi cũng sẽ xóa luôn bản mẫu "bản mẫu bài đang chờ kiểm tra" và từ nay trở đi sẽ áp dụng bản mẫu clk cho tất cả các bài dịch có clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:32, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Tôi thấy rất thuyết phục, chỉ tổ thêm bài clk thôi. Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 12:53, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hậu quả nghiêm trọng và bằng chứng

"Bản mẫu:Chất lượng dịch" đã góp phần không nhỏ trong việc tiếp sức cho hậu quả cực kỳ nghiêm trọng này.

  • Fattrien: 890 bài;
  • Maca Dird AUTTP: 9 bài;
  • Cola0114: 267 bài;
  • Vokaanhduy: 3.408 bài (đây là quán quân cuộc thi Ba Lan lần thứ nhấtxả rác xong rồi đi Châu Âu!). Đã ăn gian rồi còn được thắng giải đi Châu Âu chơi 7 ngày, sướng nhỉ? Xã hội đang dạy là phải ăn gian để thắng? Lục lại đóng góp của thành viên này tôi thấy thành viên này dịch với tốc độ nhanh khủng khiếp; trong một thời gian ngắn mà dịch được nhiều bài liên tục trong nhiều ngày liền (nhiều bài bị gắn bảng dịch thô và nhiều bài bị lọt lưới). Đây là người hay thánh hay chỉ đơn giản là kẻ ăn gian nhờ google dịch?
  • Ptthnhan: 3.029 bài;
  • Tunguyentr: 26.214 bài (!!!); đây là người hay bot hay thánh hay kẻ ăn gian dùng google?
  • Marie Gulleya: 786 bài;
  • Nguyenphanuyennhi: 414 bài;
  • Matsui Kiyoko: 23 bài.
  • 9 thành viên xả rác tiêu biểu thôi. Chưa tính hàng ngàn bài khác đã bị phát hiện và xóa; chưa tính những bài dịch máy clk do thành viên khác dịch nhưng đã bị lọt lưới (vì các tuần tra viên đã bị kiệt sức từ lâu rồi! Nếu mọi người nghe thấy tiếng cầu cứu của họ thì làm ơn "phải tìm đồng thuận" với một phương án nào đó. Phải đến khi nào tình trạng này mới kết thúc? 35k bài sẽ biến thành 350k bài dịch clk trong tương lai nếu không có phương án "mạnh"!!)

Tổng bài còn dư của 9 thành viên này là 35.040 bài. Xem các lưu trữ thảo luận của Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật để biết trình độ dịch máy của họ khủng khiếp như thế nào. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:19, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhà HánLịch sử nhà Hán

Vừa có thành viên cắt gần như toàn bộ phần "Lịch sử" của bài Nhà Hán để làm thành một bài mới là Lịch sử nhà Hán. Tuy nhiên khi tham khảo en.wiki thì trong bài Han dynasty vẫn có mục History tương đối dài nhưng vẫn khái quát, và có hẳn một bài dài không kém so với bài gốc là History of the Han dynasty. Hơn nữa thành viên này gần như cắt nguyên từ bài Nhà Hán để tạo bài mới, không hề viết phần giới thiệu mở đầu. Cá nhân tôi thấy cách xử lý như vậy không ổn, cho dù muốn tạo một bài riêng về lịch sử cũng nên tham khảo en.wiki chứ không thể copy nguyên từ bài nhà Hán rồi xóa nội dung trong bài gốc được (tôi cảm thấy có sự không tôn trọng dành cho các thành viên đã bỏ công viết/dịch một đoạn nội dung lớn như vậy), mời mọi người cho ý kiến. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:50, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

@NhacNy2412: Cứ để vậy đi rồi thành viên khác vào bổ sung, sửa chữa, Wikipedia mà. Tôi thấy khởi tạo bài thế cũng có cái hợp lý. Các bài triều đại Trung Quốc cũng nên làm vậy, tách bài chung về triều đại và bài đi sâu vào lịch sử ra làm hai bài, như bên eng. Bài về triều đại sẽ không ôm đồm cả lịch sử quá chi tiết làm gì, chỉ đi khái quát nhất thôi, còn tập trung vào chính trị, thể chế, xã hội, văn hóa, kinh tế, quân sự, ngoại giao, ... nói chung là những cái cốt lõi của quốc gia, thời đại. Tóm lại, lười thì đúng là lười thật, nhưng đã khởi tạo bài rồi thì cứ để đó đi rồi sẽ có người vá. Tây Cuồng. (thảo luận) 10:44, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Tàn Kiếm: Nhưng bài về triều đại cũng cần phần lịch sử. Nếu muốn tách một bài mới thì cũng cần viết lại tổng quát cho phần lịch sử của triều đại. Không phải cái gì cũng làm qua loa rồi để người khác dọn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:00, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thành viên đó đang đặt bản Đang viết, có thể họ đang trong quá trình biên soạn. Các bài triều đại lịch sử Trung Quốc thường có mục lịch sử rất dài, cần được tách riêng thành một bài con. Bài chính nên cần trình bày một cách cô đọng, súc tích. TrLP nhắn tin 11:47, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời