Anh Thơ (ca sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Anh Thơ
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Thị Thơ
Ngày sinh
1976 (47–48 tuổi)
Nơi sinh
Thị trấn Tân Phong, Quảng Xương, Thanh Hoá, Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Lĩnh vựcnhạc thính phòng
Sự nghiệp âm nhạc
Hợp tác vớiViệt Hoàn
Trọng Tấn
Đăng Dương
Vũ Thắng Lợi
Tấn Minh
Thanh Lam
Thu Hiền
Hồ Quang 8
Lê Anh Dũng
Quang Hào
Dương Hoàng Yến
Thanh Quý
Lan Anh
Đăng Thuật
Đoàn Văn Công FPT
Huy Hùng
Quốc Huy
Phương Thanh
Hồng Vy
Lam Trường
Mỹ Linh
Nguyễn Phi Hùng
Nhóm Ca Cherry
Bé Thùy Linh
Kim Tân
Quyên Anh
Trúc Anh
Chế Linh
Nguyễn Thiện Nhân
Kiều Hưng
Minh Quân

Anh Thơ (tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm 1976 tại Thanh Hóa) là một nữ ca sĩ nổi tiếng. Anh Thơ và Lan Anh là một trong những giọng ca hàng đầu Việt Nam hiện nay đối với những ca khúc thuộc dòng nhạc thính phòng và cách mạng truyền thống. Hiện cô đã có bằng tiến sĩ, là giảng viên thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Thơ (cùng tuổi với ca sĩ Lan Anh, Trọng Tấn), quê ở thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trước khi trở thành ca sĩ, cô là sinh viên Nhạc viện Quốc gia Hà Nội. Trong thời gian này Anh Thơ đã liên tiếp giành được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi ca hát chuyên nghiệp: Giải nhất Tiếng hát truyền hình Hà Nội 1998, Giải 3 Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc 1999, Giải nhì nhạc thính phòng toàn quốc 2000, Giải nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam 2001.[1]

Anh Thơ là một trong những ca sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc thính phòng và cách mạng truyền thống, thường xuất hiện trên nhiều chương trình ca nhạc chính thống ở Hà Nội. Cô phát hành album đầu tay có tựa đề Tình em vào tháng 8 năm 2005. Thời gian này, cô nhiều lần xuất hiện trong chương trình Con đường âm nhạc của VTV3, và thể hiện ca khúc nhạc nhẹ như Thềnh thềnh o ơi của Nguyễn Cường.

Từ năm 2005, cô đã theo học cao học Thạc sĩ và tới 2022 thì bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành âm nhạc học.

Anh Thơ cũng được lưu diễn tại nhiều nước trên thế giới như Nga, Tiệp, Đức, Ba Lan, Hà Lan, Châu Phi. Hiện nay, Anh Thơ là một trong những ca sĩ nổi tiếng và đắt show trong dòng nhạc dân ca – thính phòng, với giá cát xê khá cao.[2]

Anh Thơ có hai con, hiện đã ly dị[3].

Giọng hát[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Thơ là ca sĩ có chất giọng soprano (nữ cao). Giọng hát của cô được đánh giá là "trong sáng, tinh tế, tràn ngập cảm xúc và thấm đẫm âm hưởng dân ca", cùng với kỹ thuật thanh nhạc được đánh giá cao trong số những ca sĩ thế hệ sau.

Anh Thơ được giới chuyên môn đánh giá cao bởi tài năng và được so sánh với các ca sĩ gạo cội như: Tân Nhân, Thanh Huyền, Lê Dung... Tên tuổi của ca sĩ Anh Thơ gắn liền với những bài hát: Xa khơi, Khúc hát sông quê, Mẹ yêu con, Người con gái sông La, Hà Nội - Huế - Sài Gòn...

Sự cố biểu diễn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đêm 18 tháng 7 năm 2012, trong Chương trình nghệ thuật Chào mừng đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng 7 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Anh Thơ (cùng ca sĩ Trọng Tấn) đã tự ý bỏ về nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã gửi công điện yêu cầu đình chỉ biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong nước và nước ngoài với hai người. Tiếp đó, Hội đồng kỷ luật của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam họp vào ngày 30 tháng 7 và ông Lê Văn Toàn - Giám đốc Học viện phê chuẩn kết quả bằng hai quyết định kỷ luật vào ngày hôm sau, ngày 1 tháng 8 năm 2012.[4]
  • Tháng 5 năm 2023, Anh Thơ rơi vào lùm xùm 'hét cát-sê 86 triệu đồng, đột ngột bỏ show'. Cô đã nhận lỗi về mình vì đã sơ suất nhìn nhầm lịch nên nhận trùng 2 chương trình vào cùng một tối.[5]

Bài hát tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tàu anh qua núi (Phan Lạc Hoa)
  • Tình ta biển bạc đồng xanh (Hoàng Sông Hương)
  • Khúc hát sông quê (Nguyễn Trọng Tạo)
  • Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (Nguyễn Văn Tý)
  • Nắng ấm quê hương (Vĩnh An)
  • Đi tìm câu hát lý thương nhau (Vĩnh An)
  • Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến)
  • Tình ca Tây Bắc (Bùi Đức Hạnh)
  • Giận mà thương (Trần Hoàn)
  • Trước ngày hội bắn (Trịnh Quý)
  • Về quê
  • Trên công trường rộn tiếng ca
  • Làng quan họ quê tôi
  • Bèo dạt mây trôi
  • Em yêu anh như yêu câu ví dặm
  • Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
  • Rặng trâm bầu
  • Ở hai đầu nỗi nhớ
  • Tìm em câu hát dân ca
  • Người con gái sông La
  • Hồ trên núi
  • Tình cây và đất
  • Đường tàu mùa xuân
  • Hành khúc ngày và đêm
  • Dòng sông quê anh dòng sông quê em
  • Tình ca mùa xuân
  • Nỗi lửa lên em
  • Gợi nhớ quê hương
  • Mùa chim én bay
  • Câu đợi câu chờ
  • Tình đất
  • Tình yêu bên dòng sông quan họ
  • Mẹ yêu con
  • Ngẫu hứng sông Hồng
  • Đường về hai thôn
  • Nơi đảo xa
  • Lời của gió
  • Lòng mẹ
  • Anh ở đầu sông em cuối sông
  • Sơn nữ ca
  • Thơ tình cuối mùa thu
  • Nghe câu quan họ trên cao nguyên
  • Tình em
  • Đất nước lời ru
  • Hà Nội - Huế - Sài Gòn
  • Tháng tư về
  • Khúc tình ca Thanh Hoá
  • Vỗ bến lam chiều
  • Chiếc khăn Rơi
  • Nơi ấy quê mình
  • Tháng ba Tây Nguyên
  • Chuyến đò quê hương
  • Biển hát lời anh ca
  • Trở về dòng sông tuổi thơ
  • Ninh Bình quê mẹ
  • Tàu về quê hương
  • Thương về cố đô
  • Dấu chân trong rừng
  • Tùy hứng lý qua cầu
  • Giếng quê
  • Đừng ví em là biển
  • Cô gái Pako con gái Bác Hồ
  • Đà Nẵng tình người
  • Thì thầm với dòng sông
  • Mưa xuân
  • Tình lúa duyên trăng
  • Hà Tĩnh quê mình
  • Lời người ra đi
  • Thu quyến rũ
  • Nỗi lòng người đi
  • Giọt mưa thu
  • Thiên thai
  • Trầu cau quan họ
  • Đường bốn mùa xuân
  • Xuân chiến khu
  • Chào em cô gái Lam Hồng
  • Chiếc đàn môi
  • Cho dù có đi nơi đâu
  • Bài ca người giáo viên nhân dân
  • Biển tình
  • Con kênh xanh xanh
  • Em là hoa pơ lăng
  • Những ánh sao đêm
  • Câu hò bên bờ Hiền Lương
  • Huế xưa
  • Người ơi hãy về
  • Chiều sông Thương
  • Mái chèo thiên thu
  • Xa khơi
  • Nhớ quê
  • Quê hương tôi
  • Con thuyền không bến
  • Ngậm ngùi
  • Chiếc lá cuối cùng
  • Mơ hoa
  • Tìm em trong chiều hội lim
  • Lời ru đêm hè
  • Địu con đi nhà trẻ
  • Mùa xuân làng lúa làng hoa
  • Ký ức dòng Lam
  • Bắc Hà yêu thương
  • Nghệ Tĩnh mình đây
  • Liên khúc: Câu đợi câu chờ; Người ơi hãy về
  • Người con gái Pakô
  • Cây đàn ghita của Lorca
  • Cơn mưa sang đò
  • Đà Lạt hoàng hôn
  • Về quê ngoại
  • Hương thầm
  • Sông ơi đừng chảy
  • Thư tình cuối mùa thu
  • Mùa thu không trở lại
  • Trở lại sông quê
  • Riêng một góc trời
  • Đợi
  • Huyền thoại hồ Núi Cốc
  • Tình hoài hương
  • Gửi người em gái
  • Đêm đông
  • Gửi gió cho mây ngàn bay
  • Buồn tàn thu
  • Đường xưa lối cũ
  • Sầu tím thiệp hồng
  • Nhớ nhau hoài
  • Đêm Hồ Gươm
  • Em là thợ quét vôi
  • Mai lỡ hai mình xa nhau
  • Khi thành phố lên đèn
  • Ai ra xứ Huế
  • From die fledermaus (Mein herr marquis; hầu tước yêu quý của tôi)
  • Tình ca (live)
  • Die forelle (cá hồi)
  • Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng
  • Bài ca thống nhất
  • Tình yêu trả lại trăng sao
  • Tấm áo mẹ vá năm xưa
  • Đường cày đảm đang
  • Hãy về thăm quê em
  • Nếu chúng mình cách trở
  • Thơ tình lính biển
  • Cung đàn Thúy Kiều
  • Thu Bồn ơi
  • Trên biển quê hương
  • Hạt mưa mùa xuân
  • Nhớ
  • Khúc hát nàng Solveig
  • Caro nome (from 'rigoletto') (Cái tên trìu mến nhất)
  • Wiegenlied (hát ru)
  • Ước mơ
  • La serenata sentimentale (nhạc chiều)
  • Der holle rache (from die zauberflote; Nữ hoàng đêm tối)
  • La traviata (chúc rượu)
  • Thương lắm tóc dài ơi
  • Điệu ví dặm là em
  • Nghe em câu hát văn chiều
  • Hơi thở mùa xuân
  • Chuyện tình thảo nguyên
  • Mai
  • Mơ quê
  • Liên khúc xuân: Ngày tết quê em; Mùa xuân ơi; Xuân đã về; Đón xuân
  • Suối Mường Hum còn chảy mãi
  • Trương Chi
  • Cô hàng nước
  • Ngày về
  • Hướng về Hà Nội
  • Mưa rơi
  • Ai khổ vì ai
  • Lưu bút ngày xanh
  • Làng tôi
  • Nồng nàn khúc hát tỉnh thanh
  • Hai chị em
  • Sao chưa thấy hồi âm
  • Ô kìa đời bỗng dưng vui
  • Nỗi buồn hoa phượng
  • Mưa rừng
  • Con đường xưa em đi
  • Bạc trắng lửa hồng
  • Trai anh hùng gái đảm đang
  • Về xứ Nghệ yêu thương
  • Trường ca người Việt Nam
  • Huyền diệu sông Hàn
  • Về với quê mình núi Đọ, sông Chu
  • Yên Trường, Quý Lộc nhớ ngày Bác về thăm
  • Tương phùng tương ngộ
  • Giữa tối hôm rằm
  • Kinh Bắc vào xuân
  • Ấm tình quê bác
  • Cánh cò quê
  • Mất nhau rồi
  • Chuyện tình người trinh nữ tên Thi
  • Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời
  • Tình quê xứ thanh
  • Thương về miền Trung
  • Về dưới mái nhà
  • Dáng đứng Bến Tre
  • Tình mẹ trong câu ca
  • Tìm em trong câu hát hò khoan
  • Tôi mơ
  • Nửa vầng trăng
  • Thanh Hóa vào xuân
  • Câu quan họ người ơi
  • Chào sông Mã anh hùng
  • Tiếng vọng ngàn xanh
  • Dòng sông và tiếng hát
  • Dòng sông ai đã đặt tên
  • Bến đợi
  • Bến sông xưa
  • Hội làng bên sông Lam
  • Lội dòng sông quê
  • Nhịp cầu nhớ mong
  • Tình ca sông Mã
  • Cô gái Pakô
  • Tìm em qua câu dân ca
  • Phan Rang thành phố tuổi xuân

Các album đã phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2002: Gửi em ở cuối sông Hồng (ft. Việt Hoàn)
  • 2005: Tình em (Vol.1)
  • 2007: Như ta có thể (Vol.2)
  • 2007: Một dòng nghiêng soi (Vol.3)
  • 2009: Người ơi hãy về (ft. Lê Anh Dũng)
  • 2009: Uốn cong giọt nắng (ft. Việt Hoàn)
  • 2010: Tình quê (Vol.5)
  • 2010: Nỗi nhớ (Vol.6)
  • 2010: Tình ta còn mãi (Vol.7)
  • 2011: Em yêu anh như yêu câu ví dặm
  • 2012: Đất nước những dòng sông (ft.Trọng Tấn)
  • 2012: Lối về
  • 2012: Romantic
  • 2013: Mình nhớ thương nhau (ft. Quang Hào)
  • 2013: Suốt đời tình khắc sâu (ft. Hồ Quang 8)
  • 2014: Nỗi lòng người đi (Vol.9)
  • 2014: Ngày về (Vol.10)
  • 2015: Khi con tim yêu (ft. Quang Hào)
  • 2018: Tiếng vọng ngàn xanh (ft. Lê Anh Dũng)
  • 2023: Giao lộ thời gian tập 18 (ft. Dương Hoàng Yến)

Liveshow[sửa | sửa mã nguồn]

  • 2013: Ngày 16/10/2013, Đêm nhạc Trọng Tấn - Anh Thơ "Tình ta biển bạc đồng xanh" đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
  • 2015: Ngày 9/1/2015, Live Concert Anh Thơ "Tình xa khơi" tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
  • 2016: Ngày 18/3/2016, Liveshow Anh Thơ "Tình xa khơi 2" tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
  • 2017: Ngày 20/10/2017, Liveshow Trọng Tấn - Anh Thơ "Tình ta biển bạc đồng xanh 2" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1998: Giải nhất Tiếng hát truyền hình Hà Nội
  • 1999: Giải ba Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc
  • 2000: Giải nhì nhạc thính phòng toàn quốc
  • 2001: Giải nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nhan sắc của ca sĩ Anh Thơ tuổi 45”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ “Ca sĩ Anh Thơ: Có học vị tiến sĩ, cho con đi du lịch 7 nước trong 1 tháng”. VietNamNet. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “Anh Thơ: 'Tôi không còn muốn kết hôn'. VnExpress. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ “Anh Thơ, Trọng Tấn nhận án kỷ luật 1 năm”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ “Anh Thơ lên tiếng lùm xùm 'hét cát-sê 86 triệu đồng, đột ngột bỏ show'. VietNamNet. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ “Con đường âm nhạc của ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ”. VTV Online. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.