Atacamit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Atacamit
Các tinh thể atacamit từ Chile
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật halide
Công thức hóa họcCu2Cl(OH)3
Phân loại Strunz3.DA.10a
Hệ tinh thểTrực thoi
Lớp tinh thểChóp đôi (mmm)
H-M: (2/m 2/m 2/m)
Nhóm không gianPnma
Ô đơn vịa = 6,03, b = 9,12
c = 6,865 [Å]; Z = 4
Nhận dạng
MàuLục tươi, lục-lục ngọc bảo sẫm tới lục ánh đen
Dạng thường tinh thểCác tinh thể lăng trụ thanh mảnh, sợi, hạt tới khối đặc chắc
Song tinhTiếp xúc và thâm nhập với các nhóm song tinh phức hệ
Cát khaiHoàn hảo trên {010}, vừa phải trên {101}
Vết vỡVỏ sò
Độ bềnGiòn
Độ cứng Mohs3,0 - 3,5
ÁnhAdamantin tới thủy tinh
Màu vết vạchLục táo
Tính trong mờTrong suốt tới trong mờ
Tỷ trọng riêng3,745 – 3,776
Thuộc tính quangHai trục (-)
Chiết suấtnα = 1,831 nβ = 1,861 nγ = 1,880
Khúc xạ képδ = 0,049
Đa sắcX = lục nhạt; Y = lục vàng; Z = lục cỏ
Góc 2VTính toán: 74°
Tán sắcr < v, mạnh
Tham chiếu[1][2][3][4]

Atacamit là một khoáng vật halide của đồng: nó là đồng(II) chloride hydroxide với công thức Cu2Cl(OH)3. Nó được Dmitri de Gallitzin mô tả lần đầu tiên cho các khoáng sàng trong sa mạc AtacamaChile vào năm 1801.[1][5] Sa mạc Atacama là nguồn gốc cho tên gọi của khoáng vật này.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Atacamit được nhà thám hiểm Dombey phát hiện lần đầu tiên trong sa mạc Atacama.[6] Tuy nhiên, khoáng vật này ban đầu được biết đến dưới các tên gọi mang tính mô tả khác nhau như cát đồng (kupfersand), cát đồng axit clohydric (salzsaurer kupfersand), cát lục Peru (grüner sand aus Peru) hay quặng sừng đồng (kupferhornerz).[7]

Tên gọi hiện tại, atacamit, được Johann Friedrich Blumenbach đặt năm 1802 theo địa điểm điển hình của nó.[6]

Biểu hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Atacamit là đa hình với botallackit, clinoatacamitparatacamit.[1] Atacamit là khoáng vật tương đối hiếm, hình thành từ các khoáng vật đồng nguyên sinh trong đới oxy hóa hay phong hóa của các khu vực khí hậu khô cằn. Nó cũng được thông báo như là thăng hoa núi lửa từ các chất lắng đọng của lỗ phun khí núi lửa, như là các sản phẩm biến đổi sulfide trong các ống khói đen.[2] Khoáng vật này cũng được tìm thấy trong tự nhiên trên các khoáng sàng đồng oxy hóa ở Chile, Trung Quốc, Nga, Cộng hòa Séc, ArizonaAustralia.[5] Nó xuất hiện cùng với cuprit, brochantit, linarit, caledonit, malachit, chrysocolla và các đa hình của nó.[2]

Người ta cũng phát hiện thấy atacamit là thành phần trong hàm của một số loài giun nhiều tơ thuộc chi Glycera.[8]

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Atacamit được phát hiện có trong lớp gỉ đồng của tượng Nữ thần Tự do, cũng như là sản phẩm biến đổi của các cổ vật khảo cổ chế tạo từ đồngđồng thanh. Khoáng vật này cũng được tìm thấy trong thành phần chất nhuộm trong điêu khắc, sách chép tay, bản đồbích họa được phát hiện tại lục địa Á-Âu, NgaBa Tư.[5]

Nhóm atacamit[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi nhóm atacamit là để chỉ một nhóm khoáng vật, bao gồm atacamit, botallackit, clinoatacamit, gillardit, haydeeit, herbertsmithit, hibbingit, iyoit, kapellasit, kempit, leverettit, misakiit, paratacamit, paratacamit-(Mg), paratacamit-(Ni), tondiit và Cu-Zn chloride hydroxide không tên.[9]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Atacamite tại Wikimedia Commons
  1. ^ a b c Atacamite on Mindat.org
  2. ^ a b c Handbook of Mineralogy
  3. ^ Atacamite on Webmineral
  4. ^ Mineralienatlas
  5. ^ a b c “Atacamite - CAMEO”. cameo.mfa.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ a b D. Joh. Fr. Blumenbach's Prof. zu Göttingen... Handbuch der Naturgeschichte, ấn bản lần 6, Frankfurt & Leipzig 1802, tr. 653.
  7. ^ Dietrich Ludwig Gustav Karsten, 1800. Tabellarische Uebersicht der mineralogisch-einfachen Fossilien. Trong: Mineralogische Tabellen mit Rüksicht auf die neuesten Entdekkungen. Heinrich August Rottmann, Berlin 1800, tr. 46. Ordnung: Kupfer, Gattung: Kupfersand).
  8. ^ Lichtenegger H. C., Schöberl T., Bartl M. H., Waite H. & Stucky G. D. (tháng 10 năm 2002). “High abrasion resistance with sparse mineralization: copper biomineral in worm jaws”. Science. 298 (5592): 389–392. Bibcode:2002Sci...298..389L. doi:10.1126/science.1075433. PMID 12376695.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Atacamite Group

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]