Aung San

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong tên người Miến Điện này, Bogyoke là một kính ngữ.
Aung San
အောင်ဆန်း
Chân dung Aung San, khoảng thập niên 1940
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 9, 1946 – 19 tháng 7, 1947
Tiền nhiệmSir John Wise
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
U Nu lên làm Thủ tướng
Phó thủ tướng kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Quốc gia Miến Điện
Nhiệm kỳ1 tháng 8, 1943 – 27 tháng 3, 1945
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Nhiệm kỳ27 tháng 3,1945 – 19 tháng 7, 1947
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmU Nu
Nhiệm kỳ15 tháng 8, 1939 – 1940
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmThakin Soe
Thông tin chung
Sinh(1915-02-13)13 tháng 2 năm 1915
Natmauk, Magwe, Ấn Độ thuộc Anh
Mất19 tháng 7 năm 1947 (32 tuổi)
Yangon, Miến Điện thuộc Anh
Nguyên nhân mấtÁm sát
Nơi an nghỉLăng Liệt sĩ, Myanmar
Nghề nghiệpNhà chính trị, quân nhân
Đảng chính trị
Con cái4, trong đó có Aung San OoAung San Suu Kyi
Trường lớpViện Đại học Yangon
Chữ ký
Binh nghiệp
Thuộc
Cấp bậcThiếu tướng (cấp bậc quân hàm sĩ quan cao nhất thời điểm đó)

Aung San (tiếng Miến Điện: ဗိုလ်ချုပ် အောင်ဆန်း; MLCTS: aung hcan:, phát âm [àʊɰ̃ sʰáɰ̃]; 13 February 1915 – 19 July 1947) là một chính trị gia, nhà cách mạng, nhà hoạt động độc lập người Miến Điện. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Myanmar khỏi ách cai trị của thực dân Anh, nhưng đã bị ám sát chỉ sáu tháng trước khi mục tiêu của ông được hoàn thành. Aung San được coi là người sáng lập ra nước Myanmar thời hiện đại cũng như Tatmadaw (lực lượng vũ trang của Myanmar)., và thường được gọi bằng các danh hiệu như "Cha già dân tộc", "Người cha của nền độc lập" và "Người cha của Tatmadaw".

Với mục tiêu chấm dứt ách cai trị của thực dân Anh ở Miến Điện, ông đã thành lập hoặc có liên kết chặt chẽ với nhiều nhóm và phong trào chính trị tại Miến Điện, đồng thời khám phá nhiều trường phái tư tưởng chính trị trong suốt cuộc đời của mình. Ông là một người nhiệt thành chống chủ nghĩa đế quốc và từng nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội khi còn là sinh viên. Trong năm đầu đại học, ông được bầu vào ban chấp hành Hội sinh viên Viện Đại học Yangon và làm biên tập viên cho tờ báo của hội. Ông gia nhập Đảng Thakin vào năm 1938 và giữ chức tổng thư ký, trở thành người lãnh đạo "Phong trào thanh niên Thakin" và bị bỏ tù trong một thời gian ngắn bởi chính quyền thực dân Anh vì lý do đó. Ông cũng đã góp phần vào việc thành lập Đảng Cộng sản Miến Điện vào năm 1939 nhưng sớm rời khỏi đảng này vì ông đã có những bất đồng sâu sắc với các thành viên khác trong ban lãnh đạo đảng. Sau đó, ông trở thành đồng sáng lập Đảng Cách mạng Nhân dân (về sau trở thành Đảng Xã hội Miến Điện) với mục tiêu chính là giành lại độc lập cho nước Myanmar từ tay thực dân Anh.

Không lâu trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Aung San trốn khỏi Miến Điện và đến Trung Quốc để kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài cho nền độc lập của Miến Điện. Ông đã chạy sang Nhật Bản năm 1940 và trở lại cùng với quân Nhật xâm lược với tư cách đứng đầu Quân đội Độc lập Miến Điện năm 1941. Sau đó ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Chiến tranh trong chính phủ Quốc gia Miến Điện do tiến sĩ Ba Maw đứng đầu. Vỡ mộng với Nhật Bản, ông đã đổi phe và hợp nhất các lực lượng vũ trang của mình với quân Đồng minh để chống lại quân Nhật. Sau Thế chiến thứ hai, ông đã đàm phán về vấn đề độc lập Miến Điện trong hiệp định Aung San-Attlee. Ông giữ chức Thủ tướng đời thứ 5 của Thuộc địa vương quyền Miến Điện từ năm 1946 đến năm 1947. Ông lãnh đạo đảng của mình là Liên đoàn Tự do của Nhân dân Chống Phát xít và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Miến Điện năm 1947, nhưng ông và hầu hết nội các của ông đã bị ám sát trước khi đất nước giành được độc lập.

Ông là cha của bà Aung San Suu Kyi, một nữ chính khách, chính trị gia và là người đoạt giải Nobel Hòa bình. Bà là Cố vấn nhà nước Myanmar và là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong nội các của Win Myint trước khi cuộc đảo chính ở Myanmar xảy ra vào năm 2021.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]