Bão Grace (1991)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão Grace
Hurricane cấp 2 (SSHWS/NWS)
Bão Grace gần Bermuda vào 28/10/1991. Cơn bão đang tiến về phía Bắc.
Hình thành25 tháng 10 năm 1991
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
105 mph (165 km/h)
Áp suất thấp nhất980 mbar (hPa); 28.94 inHg
Số người chếtKhông có thương vong được báo cáo
Thiệt hạiKhông
Vùng ảnh hưởngBermuda
Một phần của Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1991

Bão Grace là một cơn bão cấp 2 tồn tại trong thời gian ngắn, thứ đã góp phần hình thành nên cơn bão hoàn hảo năm 1991. Hình thành vào ngày 26/10/1991, cơn bão ban đầu có nguồn gốc cận nhiệt đới, có nghĩa là nó là một phần nhiệt đới và một phần ngoại nhiệt đới. Nó phát triển thành một cơn bão nhiệt đới vào ngày 27 tháng 10 và cuối cùng lên đến đỉnh điểm với sức gió 165 km/h. Cơn bão ảnh hưởng không đáng kể đến đảo Bermuda khi nó đi qua phía nam. Một cơn bão ngoại nhiệt đới đang phát triển ở phía bắc đã chuyển hướng cơn bão Grace về phía đông, cuối cùng bị nhập vào vòng tuần hoàn lớn của hệ thống áp thấp lớn hơn.[1] Được tiếp thêm nănng lượng bởi sự tương phản giữa không khí lạnh ở phía tây bắc và không khí ấm áp từ những tàn tích của Grace, cơn bão này đã trở thành một cơn bão xoáy thuận lớn và mạnh mẽ, gây ra sóng rất cao và thiệt hại nghiêm trọng dọc theo bờ biển phía Đông Hoa Kỳ.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Bão Grace bắt nguồn từ một khu vực áp thấp mức trung hình thành vào 23/10/1991 ở phía nam Bermuda. Báo cáo từ một con tàu gần đó chỉ ra rằng áp thấp đã mạnh lên thành bão vào ngày 25/10. Hệ thống bão ban đầu chứa các đặc điểm cận nhiệt đới, và trung tâm hoàn lưu bão thiếu đối lưu sâu trong vài ngày. Hệ thống được xác định là một cơn bão cận nhiệt đới vào ngày 26/10. Một khu vực mây gần Bermuda ngày càng trở nên đối lưu, và dần dần bị cuốn vào hoàn lưu đang mở rộng của cơn bão cận nhiệt đới. Giông bão xuất hiện nhiều ở vùng gần trung tâm, và vào 27/10, cơn bão đạt trạng thái bão nhiệt đới và được đặt tên là Grace.[2]

Grace tiếp tục mạnh lên; dựa trên ước tính cường độ vệ tinh và báo cáo trinh sát, cơn bão đã được phân loại là bão Cấp 1, cấp độ thấp nhất trong thang bão Saffir-Simpson.[3] Grace đạt cường độ cực đại với sức gió 165 km/h và áp suất khí quyển trung tâm tối thiểu là 980 mbar (hPa; 28,94 inHg), phân vào bão Cấp 2.[4] Tuy nhiên, thời điểm đó, cường độ cực đại được cho là chỉ đạt 120 km/h, khiến cơn bão chỉ được xem là bão Cấp 1.[5] Cơn bão di chuyển theo hướng tây bắc cho đến 28/10/1991, khi một cơn lốc xoáy ngoại nhiệt đới hình thành dọc theo một front lạnh ngoài khơi New England. Cơn bão nhanh chóng mạnh lên và ảnh hưởng đến hoàn lưu bão Grace, khiến cơn bão chuyển hướng mạnh về phía đông.[6] Đồng thời, mắt bão hiện lên trên hình ảnh vệ tinh, mặc dù thiếu hoạt động đối lưu mạnh mẽ xung quanh tâm bão.[7] Grace tăng tốc khi nó tiếp tục đi về phía đông, và cường độ mạnh nhất đạt Cấp 2 hôm 29/10. Tuy nhiên, cơn bão chuyển động nhanh về phía trước, dẫn đến một vòng tuần hoàn không đối xứng. Tâm bão quét qua khoảng 80 km về phía nam của Bermuda mà không gây thiệt hại đáng kể.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Maa, Jerome P. Y.; Wang, David W. C. (1995). “Wave Transformation Near Virginia Coast: the "Halloween" Northeaster” (PDF). Journal of Coastal Research. 11 (4): 1258–1271Bản mẫu:Inconsistent citationsQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  2. ^ Edward Rappaport (13 tháng 11 năm 1991). “Hurricane Grace Preliminary Report Page 1”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  3. ^ Edward Rappaport (13 tháng 11 năm 1991). “Hurricane Grace Preliminary Report Page 2”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ Edward Rappaport (ngày 13 tháng 11 năm 1991). “Hurricane Grace Preliminary Report Page 4”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  5. ^ Harold Gerrish (ngày 27 tháng 10 năm 1991). “Hurricane Grace Discussion Number 3”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ “Ingredients for a real 'perfect storm'. USA Today. ngày 30 tháng 10 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ Richard Pasch (ngày 28 tháng 10 năm 1991). “Hurricane Grace Discussion Number 5”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.