Bước tới nội dung

Bão Wipha (2019)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão Wipha
Bão nhiệt đới (Thang JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Bão Wipha đổ bộ vào Đông Bắc Bộ vào trưa ngày 2 tháng 8.
Hình thành30 tháng 7 năm 2019
Tan4 tháng 8 năm 2019
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
85 km/h (50 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
75 km/h (45 mph)
Giật:
95 km/h (60 mph)
Áp suất thấp nhất985 mbar (hPa); 29.09 inHg
Số người chết27
Thiệt hại$44.3 triệu (USD 2019)
Vùng ảnh hưởngTrung Quốc · Việt Nam (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019

Bão Wipha là cơn bão thứ 8 của mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019 và là cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam. Wipha hình thành vào ngày 30 tháng 7, vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và đổ bộ Việt Nam tại Quảng Ninh đêm 2/8 - sáng 3/8 rồi đi sâu vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng. Ngày 4 tháng 8, Wipha vào sâu trong đất liền và tan rã.

Cấp bão[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bão (Việt Nam): 65 km/h (Cấp 8) - Bão nhiệt đới.

Cấp bão (Nhật Bản): 35kts - Bão nhiệt đới; Áp suất: 992 hPa.

Cấp bão (Hoa Kỳ - Mỹ): 35kts - Bão nhiệt đới.

Cấp bão (Bắc Kinh - Trung Quốc): 18 m/s - Bão nhiệt đới.

Cấp bão (Hồng Kông - Trung Quốc): 55 km/h - Áp thấp nhiệt đới.

Cấp bão (Hàn Quốc): 18 m/s (65 km/h) - Bão nhiệt đới.

Cấp bão (Đài Loan): 18 m/s (35kts|65 km/h) - Bão nhiệt đới.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Rạng sáng ngày 30/7, JMA và NCHMF công nhận Wipha là một vùng áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Trưa ngày 30/7, NCHMF cảnh báo đây là cơn bão nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão là 90%. Chiều cùng ngày, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và được gọi là Wipha. Đến đêm ngày 30/7, bão đổ bộ vào đảo Hải Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nên JMA đã ngừng cảnh báo. Tuy nhiên, chỉ 3 tiếng sau, JMA một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo khi Wipha vượt qua Vịnh Bắc Bộ và trở lại là bão.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]