Bupivacaine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bupivacaine
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/bjuːˈpɪvəkn/
Tên thương mạiMarcaine, Sensorcaine, Vivacaine, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
Dược đồ sử dụngtĩnh mạch, bôi tại chỗ
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S4 (Kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngn/a
Liên kết protein huyết tương95%
Chuyển hóa dược phẩmGan
Bắt đầu tác dụngWithin 15 min[1]
Chu kỳ bán rã sinh học3.1 giờ (người lớn)[1]
8.1 giờ (sơ sinh)[1]
Thời gian hoạt động2 tới 8 giờ [2]
Bài tiếtThận, 4–10%
Các định danh
Tên IUPAC
  • (RS)-1-Butyl-N-(2,6-dimethylphenyl)piperidine-2-carboxamide
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.048.993
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC18H28N2O
Khối lượng phân tử288.43 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy107 đến 108 °C (225 đến 226 °F)
SMILES
  • O=C(C1N(CCCC1)CCCC)NC2=C(C)C=CC=C2C
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C18H28N2O/c1-4-5-12-20-13-7-6-11-16(20)18(21)19-17-14(2)9-8-10-15(17)3/h8-10,16H,4-7,11-13H2,1-3H3,(H,19,21) ☑Y
  • Key:LEBVLXFERQHONN-UHFFFAOYSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Bupivacaine, được bán trên thị trường dưới tên thương hiệu là Marcaine cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc dùng để giảm cảm giác ở một khu vực cụ thể.[1] Chúng được sử dụng bằng cách tiêm vào khu vực, hoặc xung quanh một dây thần kinh đến khu vực, hoặc vào khoảng không gian ngoài màng cứng cột sống.[1] Chúng có dạng trộn sẵn với một lượng nhỏ epinephrine để làm tăng thời gian tồn tại.[1] Tác dụng của thuốc thường bắt đầu trong vòng 15 phút và kéo dài từ 2 đến 8 giờ.[1][2]

Các tác dụng phụ có thể kể đến như bao gồm buồn ngủ, co giật cơ bắp, ù tai, thay đổi thị lực, huyết áp thấpnhịp tim không đều.[1] Nếu tiêm chất này vào khớp có thể gây ra vấn đề với sụn, đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm.[1] Bupivacaine với nồng độ cao không được khuyến cáo để gây tê ở ngoài màng cứng.[1] Việc gây tê ngoài màng cứng cũng có thể làm tăng thời gian chuyển dạ.[1] Đây là một loại thuốc gây mê cục bộ thuộc nhóm amit.[1]

Bupivacaine được phát hiện vào năm 1957.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Bupivacaine có sẵn dưới dạng thuốc gốc và không đắt lắm.[1][5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển cho một lọ là khoảng US $ 2,10.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “Bupivacaine Hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b Whimster, David Skinner (1997). Cambridge textbook of accident and emergency medicine. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 194. ISBN 9780521433792. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Egan, Talmage D. (2013). Pharmacology and physiology for anesthesia: foundations and clinical application. Philadelphia, PA: Elsevier/Saunders. tr. 291. ISBN 9781437716795. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 22. ISBN 9781284057560.
  6. ^ “Bupivacaine HCL”. International Drug Price Indicator Guide. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.