Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Chăm Pa/Sandbox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất tương ứng với miền Trung Việt Nam ngày nay, trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn ĐộJava, đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và sau đó tiếp tục dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.

Lịch sử

Chiến tranh Việt–Chiêm (1471)

là cuộc chiến do vua Lê Thánh Tông của Đại Việt phát động năm 1471 nhằm chống lại vương quốc Chiêm Thành ở phương Nam. Quân đội Đại Việt thắng lớn, và Chiêm Thành suy yếu đến mức hầu như không còn được nhắc đến trong sử sách.

Cuộc tấn công của Đại Việt đã gây ra cái chết cho 60.000 quân và dân Chiêm Thành và khoảng 30.000 người bị bắt làm nô lệ. Kinh đô Vijaya của Chiêm Thành bị phá hủy. Do mất nước, rất nhiều người Chiêm đã phải di cư sang Khmer và bán đảo Malacca. Miền bắc của Chiêm Thành được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Nhiều người Chăm bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã hội Đại Việt.

Sau khi Trà Toàn đã bị bắt, tướng nước Chiêm là Bô Trì Trì chạy đến Phan Lung, chiếm giữ đất Chiêm, xưng là chúa Chiêm Thành. Trì Trì chiếm giữ được một phần năm đất đai trong nước, sai sứ sang xưng làm tôi và xin vào cống nạp. Lê Thánh Tông phong cho Trì Trì làm vương, lại phong hai tước vương nữa ở Hoa AnhNam Bàn, gồm ba nước, để làm kế ràng buộc họ. Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia là nước Hoa Anh. Nam Bàn ở vùng núi phía tây nước Hoa Anh. Nước Chiêm Thành từ đây chính thức bị chia làm ba.

Nhân vật

Phạm Phật (? - 380)

là vị vua thứ hai của vương triều Champa thứ hai. Lúc mới lên ngôi, ông đã tấn công quân nhà Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại, chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh (Thanh Hóa), thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gửi sứ bộ sang Trung Quốc triều cống. Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.

Địa danh

Virapura

là kinh đô của Chăm Pa giai đoạn 757 - 875. Là thủ đô của Chăm Pa trong một thời gian tương đối ngắn khoảng 100 năm nên không có nhiều ghi chép lại về kinh đô này, các khảo cổ cũng chưa khai quật được dấu tích chắc chắn về đặc điểm và vị trí của kinh đô, vị trí hiện nay được phỏng đoán là nằm ở phía nam Phan Rang, quanh khu vực thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Bia ký cho biết kinh thành Virapura bị người Java tấn công và tàn phá vào năm 787, sau khi họ đã tấn công và tàn phá thánh địa tôn giáo ở Po Nagar trước đó vào năm 774.

Văn hóa - Nghệ thuật - Tôn giáo

Tháp Dương Long

là một trong những di tích tháp Chăm của tỉnh Bình Định. Tháp ở trong tình trạng đe dọa vì đã nhiều lần bị phá hoại bởi những nhóm người đi tìm vàng, một số hộ dân quanh đấy cũng đã lấy gạch của tháp về xây nhà trong quá khứ.