Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Kinh tế/Bài viết nổi bật/1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
không khung
không khung

Vụ bê bối Enron, được công bố vào tháng 10 năm 2001, cuối cùng đã dẫn đến sự phá sản của Enron Corporation, một công ty năng lượng của Mỹ có trụ sở tại Houston, Texas, và sự giải thể de facto của Arthur Andersen, một trong năm đối tác kiểm toán và kế toán lớn nhất ở thế giới. Không những là tổ chức lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó, Enron còn được coi là thất bại kiểm toán lớn nhất.

Enron được thành lập vào năm 1985 bởi Kenneth Lay sau khi sáp nhập Houston Natural Gas và InterNorth. Vài năm sau, khi Jeffrey Skilling được thuê vào công ty, ông đã phát triển một đội ngũ giám đốc điều hành - bằng cách sử dụng các lỗ hổng kế toán, các thực thể có mục đích đặc biệt và báo cáo tài chính sai chuẩn - để che giấu hàng tỷ đô la nợ từ các giao dịch và dự án thất bại. Giám đốc tài chính Andrew Fastow và các giám đốc điều hành khác không chỉ đánh lạc hướng ban giám đốc và ủy ban kiểm toán của Enron về các hoạt động kế toán rủi ro cao, mà còn gây áp lực cho công ty kiếm toán Arthur Andersen bỏ qua các vấn đề đó. Các cổ đông của Enron đã đệ đơn kiện 40 tỷ đô la sau khi giá cổ phiếu của công ty, từ mức cao 90,75 đô la Mỹ / cổ phiếu vào giữa năm 2000, giảm mạnh xuống dưới 1 đô la vào cuối tháng 11 năm 2001. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã mở một cuộc điều tra, và đối thủ cạnh tranh của Houston - Dynegy đã đề nghị mua công ty với giá rất thấp. Thỏa thuận thất bại, vào ngày 2 tháng 12 năm 2001, Enron đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ. Khối tài sản trị giá 63,4 tỷ đô la Mỹ của Enron khiến nó trở thành vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến khi WorldCom phá sản vào năm sau đó. [ Đọc tiếp ]