Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/21

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bán cầu thịnh vượng Đại Đông Á được Thủ tướng Matsouka Yosuke đưa ra lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1940. Tuy vậy nguồn gốc của sâu xa của khái niệm này đã xuất hiện từ rất lâu trong quá khứ . Với ý tưởng Nhật Bản sẽ giữ vai trò lãnh đạo các quốc gia châu Á dẫn dắt các nước này thoát khỏi ách thống trị của đế quốc phương Tây.

Ý tưởng về một nước Nhật thượng đẳng so với các dân tộc châu Á khác đã được nhen nhóm vào khoảng đầu thế kỉ 19 và dần định hình đến cuối thế chiến II. Được biết đến nhiều nhất là học giả người Nhật nổi tiếng Fukuzawa Yukichi với tác phẩm “Vai trò nước Nhật ở châu Á” vào 1882 với sự ủng hộ mạnh mẽ cách nhìn về một Nhật Bản đế quốc và vai trò hiển nhiên là một lãnh đạo châu Á. Vào đầu thế kỉ 20 một vài học giả dân tộc cực đoan trong đó điển hình là Kita Ikki đã thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả khi lần nữa đưa ra nhận định về định mệnh của nước Nhật với vai trò đưa châu Á thoát khỏi lực lượng đế quốc phương Tây thậm chí bằng khả năng chiến tranh nếu cần. Năm 1905, Nhật Bản chiến thắng đế quốc Nga sa hoàng trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904-1905, chính thức ghi tên mình vào lịch sử là châu Á đầu tiên đánh bại một đế quốc phương Tây, góp phần định hướng cho một vai trò lớn hơn của nước Nhật sau này. Kinh tế mở một bước ngoặc quan trọng trong quyết định đưa ra các tuyên bố trong thuyết Đại Đông Á lần đầu tiên năm 1940. Nhật Bản có nhu cầu rất lớn từ các tài nguyên thô như dầu ở Đông Ấn hay cao su của Đông Dương nhằm duy trì sản xuất và cho quân đội đang đồn trú ở Trung Quốc. Động thái nghiêm cấm chuyên chở dầu, nguyên liệu thô và sắt thép đến Nhật của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đã thúc đẩy Nhật tìm các nguồn cung thay thế ở các quốc gia châu Á, như vậy bằng cách vận động các quốc gia tham gia vào Bán Cầu Đại Đông Á, Nhật có thể duy trì việc sản xuất hàng hóa cho các thị trường xuất khẩu và nhu cầu của một quốc gia đông dân cư.

Ngoài các nguyên nhân trên, tham vọng về một vị trí chính trị quốc tế cũng đã góp phần đưa đến sự ra đời của Bán cầu Đại Đông Á. Từ cuối thể kỉ 19, các nhà hoạch định chính sách của Nhật tin rằng nước Nhật cũng có quyền tương đương các nước phương Tây trong việc mở rộng và duy trì thuộc địa của họ ở châu Á. Tin rằng việc làm đó sẽ là điều kiện cơ bản giúp nước Nhật đạt được một vị trí quan trọng hơn trên vũ đài quốc tế và được nhìn nhận như một quốc gia thượng đẳng.