Cao Lương Bằng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Lương Bằng
Sinh(1945-09-10)10 tháng 9, 1945
Thanh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
Mất11 tháng 2, 2016(2016-02-11) (70 tuổi)
Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1965–1999
Quân hàmTập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Thiếu tướng
Đơn vịSư đoàn 326
Sư đoàn 342
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình
Tham chiếnKháng chiến chống Mỹ
Khen thưởngAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất
Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, nhì, ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba
Huy chương Quân kỳ quyết thắng
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Cao Lương Bằng (1945 – 2016) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cao Lương Bằng sinh ngày 10 tháng 9 năm 1945, quê ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông, lớn lên trong những năm kháng chiến chống Pháp.[1]

Ông được kết nạp Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1967, chính thức năm 1968, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 1965 ông lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn 270, Quân khu 4.[2] Đầu năm 1966 thì Trung đoàn được chuyển sang Quân khu Trị Thiên. Từ tháng 2 năm 1966 đến tháng 6 năm 1969 ông đã cùng đơn vị trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, riêng cá nhân ông đã tham gia nhiều trận và trực tiếp tiêu diệt trên 200 tên địch, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. Trải qua chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên, từ chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 47, Trung đoàn 270, ông dần trở thành Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Phó Đại đội trưởng rồi Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 47 vào tháng 8 năm 1969.[2] Trong thời gian còn giữ chức vụ chiến sĩ, ông từng tham gia chiến đấu trong trận đánh ở Xuân Hải và làng Lại An vào tháng 4 năm 1966, có lúc chỉ dựa vào 3 người để chiến đấu chống lại quân địch đông hơn và cuối cùng giành thắng lợi.[3]

Năm 1969, ông được thăng Trung úy rồi Thượng úy, đảm nhiệm Phó Tiểu đoàn trưởng rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 47, được cử ra Bắc học tập trong trường sĩ quan quân sự. Ngày 22 tháng 12 năm 1969, ông được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.[1] Năm 1972, ông là Đại úy, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 271, đến năm 1973 được thăng hàm Thiếu tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn.[2]

Sau khi thống nhất đất nước, ông đi học văn hóa và đào tạo cán bộ cao cấp.[2] Năm 1980 làm Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 326 thuộc Quân khu 2, sau chuyển sang Phó Sư đoàn trưởng rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 342 thuộc Quân khu 4.[2]

Từ tháng 8 năm 1989, ông tham gia Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khoá XII, XIII, XIV, giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Quân khu 4.[2][4]

Tháng 12 năm 1994, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.[3]

Năm 1997, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa X.[5]

Năm 1999, do vết thương cũ tái phát, ông bị đột quỵ và phải nghỉ chữa bệnh.[3] Sau 17 năm chiến đấu với bệnh tật, ngày 11 tháng 2 năm 2016, ông qua đời tại nhà riêng thuộc Tổ dân phố 7, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.[4]

Lịch sử phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thụ phong 1969 1970 1972 1974 1977 1981 1985 1994
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Captain.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Hoàng Xuân Vĩnh (15 tháng 2 năm 2016). “Thương tiếc Thiếu tướng Cao Lương Bằng”. Báo Quảng Bình điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f “Tóm tắt tiểu sử đồng chí Thiếu tướng Cao Lương Bằng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Báo Quảng Bình điện tử. 12 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ a b c Lương Việt Thắng (22 tháng 12 năm 2015). “Chuyện về vị tướng anh hùng”. Báo Quảng Bình điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ a b “Thiếu tướng Cao Lương Bằng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ trần”. Báo Quảng Bình điện tử. 11 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình từ khóa I đến khóa XII”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]