Chris Anyanwu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Christiana Anyanwu
Sinh28.18.1951
Ahiara, bang Imo, Nigeria

Christiana 'Chris' Anyanwu (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1951) là nhà báo, nhà văn, nhà xuất bản và chính trị gia người Nigeria. Bà được hoan nghênh như một trong các phụ nữ tiên phong trong nghề báo và phát thanh truyền hình ở Nigeria. Bà được bầu làm thượng nghị sĩ ở khu vực bầu cử "Đông Imo" (Oweri) năm 2007.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Anyanwu có tên khai sinh là Christiana Ngozi Ukah, sinh tại Ahiara ngày 28.10.1951. Bà theo học trường nữ trung học Owerri, rồi sang học ở Hoa Kỳ, đậu bằng cử nhân khoa báo chí tại Đại học Missouri và bằng thạc sĩ khoa truyền thông đại chúng tại Đại học tiểu bang Florida.[1]

Sau đó bà trở về Nigeria, và làm người viết phóng sự và người đọc tin cho Cơ quan truyền hình Nigeria và Hãng Phát thanh Truyền hình Imo. Năm 1987, bà làm ủy viên ủy ban Thông tin, Thanh niên, Thể thao, Văn hóa và Phúc lợi xã hội của tiểu bang Imo dưới quyền thống đốc Amadi Ikwechegh.[2] Sau nhiệm kỳ ủy viên nói trên, Anyanwu làm chủ bút tờ "Tạp chí chủ nhật" (The Sunday Magazine), một tuần báo tập chú vào các vấn đề chính trị trong nước.[3]

Bị giam tù[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 1995, Anyanwu bị bắt sau khi đăng một bài về cuộc đảo chính (bị thất bại) ngày 1 tháng 3, chống chính phủ Nigeria của tổng thống Sani Abacha - người mà bà đã từ chối ủng hộ làm tổng thống. Bà và nhiều nhà báo Nigeria bị buộc tội là "những tòng phạm trong các vụ mưu phản".[4] Anyanwu bị truy tố ra tòa án quân sự, bị xử kín [5] và bị xử phạt tù chung thân ngày 4.7.1995. Tới tháng 10 năm 1995, do áp lực của các tổ chức nhân quyền quốc gia và quốc tế, bà được giảm xuống 15 năm tù. Khi bị giam trong những điều kiện tồi tệ ở nhà tù Gombe, bà đã bị mù từng phần. Các bác sĩ cảnh báo là bà có nguy cơ bị mù hoàn toàn nếu không được chữa trị đúng mức.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ít lâu sau khi bị tù, bà được Quỹ Truyền thông của Phụ nữ Quốc tế (International Women's Media Foundation) trao "Giải dũng cảm trong nghề báo". Anyanwu, lúc đó đang bị biệt giam, đã được trao một thư ngắn: "Một số phụ nữ ở Hoa Kỳ đã tặng bà một giải thưởng. Thế giới đang theo dõi". Anyanwu sau này nói là giải thưởng của Quỹ Truyền thông của Phụ nữ Quốc tế đã nâng đỡ tinh thần của bà khi bị ở tù. ("Vâng! Ai đó phải hiểu, nếu không họ sẽ chẳng chỉ đưa ra một giải thưởng như thế này... Tôi đã được khuyến khích rất nhiều và được vững mạnh hơn bởi giải thưởng đó. Và nó làm cho tôi tự tin và quyết không để mình rơi vào áp lực.")[6]

Sau khi ra tù[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1998, sau cái chết của tổng thống Abacha cùng nhiều phản đối từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền khắp thế giới, Anyanwu đã được tướng Abdulsalami Abubakar - người kế nhiệm Abacha - phóng thích vì lý do sức khỏe. Bà bắt đầu tạm nghỉ việc 2 năm ở Virginia nơi bà viết quyển Days of Terror (Những ngày khiếp sợ), dựa trên cuộc đấu tranh của Nigeria trong thời chế độ độc tài cai trị.[4] Một phiên bản truyền hình của TSM Show của bà, đã được phát sóng lại năm 2001.[8] Năm 2005, Anyanwu mở đài phát thanh Hot 98.3 FM của riêng mình tại Abuja. Anyanwu đã xuất hiện trong loạt phim truyền hình Frontline của PBS dưới tên NIGERIA - The Road North năm 2003.[9]

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007 ở Nigeria, Anyanwu đã được bầu vào Thương viện đại diện Đảng Dân chủ Nhân dân ở khu vực Owerri, bang Imo, Nigeria.[10] Sau khi nhận chức Thượng nghị sĩ, bà được bổ nhiệm vào các Ủy ban Phụ nữ và Thanh niên, Chính quyền tiều bang và địa phương, Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Y tế, Môi trường, Quốc phòng & Quân đội.[1] Trong cuộc đánh giá các thượng nghị sĩ ở giữa nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2009, ThisDay ghi nhận là bà đã bảo trợ các dự luật:

  • Y tế và An toàn nghề nghiệp
  • Tội phạm hóa cùng Hình phạt việc Kỳ thị & Phân biệt đối xử chống lại người Nigeria, và đã bảo trợ 7 đề nghị đưa ra thảo luận.

Bản báo cáo mô tả bà như người đóng góp tích cực vào các cuộc thảo luận trong các phiên họp toàn thể trong các ủy ban.[11]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Là một Kitô hữu sùng đạo, Anyanwu kết hôn với Casmir Anyanwu. Họ có hai người con.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo và Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Sen. Chris N. D Anyanwu”. National Assembly of Nigeria. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ Augustine Adah (ngày 22 tháng 11 năm 2009). Amadi “Ikwechegh is Dead” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Newswatch. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ ISMAIL OMIPIDAN (ngày 13 tháng 8 năm 2007). 13 tháng 8 năm 2007-002.htm “I didn't get to the Senate with bottom power, declares Senator Chris Anyanwu” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Daily Sun. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ a b Peggy Simpson. “Fifteen Years of Courage: Chris Anyanwu”. International Women's Media Foundation (IWMF). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ in camera = công chúng không được vào phòng dự phiên tòa xử
  6. ^ “Chris Anyanwu, Nigeria”. International Women's Media Foundation (IWMF). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Nigeria at UNESCO / UNESCO Awards to Nigerians”. UNEXCO. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ “Profile”. Chris Anyanwu. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ “NIGERIA - The Road North”. PBS. tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  10. ^ “2007 senatorial campaign web site”. chrisanyanwu.org. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  11. ^ “An Improved Senate, But Some Uninspiring Senators...”. ThisDay. ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]