Cung điện Schaffgotsch ở Cieplice

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cung điện Schaffgotsch ở Cieplice
Cung điện Schaffgotsch ở Cieplice (2005)
Map
Thông tin chung
Quốc giaBa Lan
Địa chỉsố 27 Quảng trường Piastowski, Jelenia Góra, Ba Lan
Phần tường được trang trí

Cung điện Schaffgotsch ở Cieplice (tiếng Ba Lan: Pałac Schaffgotschów w Cieplicach) là một cung điện hoành tráng với mặt tiền dài 81 mét, tọa lạc ở số 27 Quảng trường Piastowski, thuộc thị trấn Jelenia Góra, tỉnh Dolnośląskie, Ba Lan.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn 1784-1809, cung điện được Công tước Johann Nepomucen Schaffgotsch xây dựng trên một khu đất rộng lớn (khu đất này trước đây là một trang viên thời Phục hưng). Dự án công trình kiến trúc này do Johann Georg Rudolf chịu trách nhiệm thiết kế. Việc trang trí mặt tiền cung điện được Augustin Wagner và thợ đá Johann Pausenberger đảm nhiệm. Họa sĩ Anton Paetz và nghệ sĩ Johan Joseph Echtler phụ trách phần thiết kế nội thất trong cung điện.[1][2]

Trong giai đoạn 1865-1866 và 1949-1951, cung điện cùng nội thất được tân trang lại. Từ năm 1975, một chi nhánh của Đại học Bách khoa Wrocław đặt trụ sở tại đây.[1][2]

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Cung điện Schaffgotsch được xây bằng gạch, có 3 tầng với một mặt tiền hoành tráng hướng ra quảng trường. Trong một số phòng tại tầng một, các đồ nội thất đầy cổ điển (như sàn nhà, tấm phủ tường, hay tấm ốp) vẫn còn được bảo tồn. Ngoài ra, còn có một số bức tường và trần nhà được trang trí phong phú với vữa, huy hiệu, đèn chùm pha lê và các tấm gương. Trên một số huy hiệu còn xuất hiện hình ảnh của các vị thần cổ đại.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Historia pałacu Schaffgotschów”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ a b Romuald Łuczyński: Zamki, dwory i pałace w Sudetach. Legnica: Stowarzyszenie „Wspólnota Akademicka”, 2008, ISBN 978-83-89102-63-8.
  3. ^ Pałac Schaffgotschów w Cieplicach.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Romuald Łuczyński: Zamki, dwory i pałace w Sudetach. Legnica: Stowarzyszenie „Wspólnota Akademicka”, 2008, ISBN 978-83-89102-63-8.
  • Wojciech Kapałczyński, Piotr Napierała: Zamki, pałace i dwory Kotliny Jeleniogórskiej. Wrocław: Fundacja Doliny Pałaców i Ogrodów Kotliny Jeleniogórskiej, 2005, s. 15-17. ISBN 83-92292-21-9.
  • Zabytki sztuki w Polsce: Śląsk. Warszawa: Krajowy Ośrodek Badań i Dokumentacji Zabytków, 2006., 2005, s. 360. ISBN 83-92290-61-5.
  • Marek Gaworski - "Najpiękniejsze zamki i pałace Śląska i pogranicza polsko-czeskiego", Matiang, Strzelce Opolskie 2012, ISBN 978-83-932293-6-9