FN FNC

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
FNC
Súng trường FN FNC trang bị lưỡi lê
LoạiSúng trường tấn công
Nơi chế tạo Bỉ
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiXem Các quốc gia sử dụng
TrậnCuộc nổi dậy ở Aceh
Nội chiến Sri Lanka
Xung đột vũ trang tại Bắc Ireland
Cuộc nổi dậy của người Tuareg
Nội chiến Somali
Chiến tranh Afghanistan
Xung đột ở đồng bằng Niger
Xung đột Liban 2007
Khủng hoảng Libya
Chiến tranh Nga – Ukraina
Lược sử chế tạo
Người thiết kếFN Herstal
Năm thiết kế1975-1977
Nhà sản xuấtFN Herstal
Carl Gustafs stads gevärsfaktori
PT Pindad
Giai đoạn sản xuất1979-2004
Các biến thểXem Các biến thể
Thông số
Khối lượng
  • 3,84 kg (mẫu thường)
  • 3,7 kg (mẫu cạc-bin)
  • Chiều dài
  • 997 mm báng mở / 766 mm báng gấp (mẫu thường)
  • 911 mm báng mở / 667 mm báng gấp (mẫu cạc-bin)
  • Độ dài nòng
  • 449 mm (mẫu thường)
  • 363 mm (mẫu cạc-bin)
  • Chiều rộng
  • 70 mm báng mở
  • 75 mm báng gấp
  • Chiều cao238 mm

    Đạn5,56×45mm NATO
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay
    Tốc độ bắnKhoảng 700 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòng
  • 965 m/s (M193)
  • 925 m/s (SS109)
  • Tầm bắn hiệu quả250-400 m
    Tầm bắn xa nhất450 m
    Chế độ nạpBăng đạn STANAG 30 viên (tiêu chuẩn) hoặc các băng đạn STANAG khác
    Ngắm bắnĐiểm ruồi

    FN FNC (Tiếng pháp: Fabrique Nationale Carbine) là loại súng trường tấn công do công ty FN Herstal nổi tiếng của Bỉ phát triển cho loại đạn tiêu chuẩn mới ra mắt của NATO là 5.56x45mm NATO vào cuối những năm 1970.

    Sau khi khẩu FN CAL không được thành công trong việc giới thiệu ra thị trường. Việc chế tạo bắt đầu được tiến hành vào khoảng năm 1978 và sau đó được lực lượng quân đội Bỉ thông qua để đưa vào phục vụ. Ngoài ra súng cũng được dùng để xuất khẩu, Thụy Điển và Indonesia cũng đã thông qua loại súng này và mua giấy phép để chế tạo ngay trong nước. FNC còn được dùng để trang bị cho các lực lượng thi hành công vụ cũng như bán cho thị trường dân sự với mẫu bán tự động.

    Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

    Việc phát triển loại súng này được tiến hành vào khoảng giữa 1975 và 1977 để NATO thực hiện các thử nghiệm tiêu chuẩn. Súng được phát triển dựa trên mẫu FNC 76 được phát triển từ khẩu FN CAL vốn không thành công. Nó nhanh chóng bị loại khỏi cuộc thi sau khi thử nghiệm cho thấy hoạt động kém hiệu quả. Sau đó lực lượng quân đội Thụy Điển đã thử nghiệm một mẫu nâng cấp thiết kế vào khoảng 1981–1982 và mẫu nâng cấp này đã gây ấn tượng mạnh cho quân đội Thụy Điển cũng như quân đội Bỉ về tính hiệu quả của mình.

    FNC đã được quân đội Bỉ thông qua để đưa vào phục vụ năm 1989 để thay thế cho khẩu FN FAL sau khi được trang bị thử nghiệm với số lượng nhỏ cho lực lượng lính dù vài năm. Quân đội Thụy Điển đã mua bản quyền chế tạo loại súng này với tên Ak 5 sau đó chế tạo thành nhiều mẫu. Lực lượng đội Indonesian cũng đã mua 10000 khẩu năm 1982 và sau đó mua giấy phép để sản xuất trong nước với một số thay đổi cho phù hợp với môi trường với tên SS1-V1SS1-V2.

    Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

    FNC sử dụng kết hợp các đặc điểm nổi bật của các thiết kế nổi tiếng như AK-47M-16 cùng các súng khác. Sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với khóa nòng xoay với hai móc lớn khóa viên đạn cố định vào vị trí rất giống của AK-47 nhưng kết hợp thêm các đặc điểm thiết kế của khẩu CNC cùng một số sửa đổi. Hệ thống trích khí dài với ống trích khí nằm ở phía trên nòng súng, nhưng không giống như AK thanh pit ton truyền động có thể tháo rời khỏi bolt khi bảo trì súng. Hệ thống trích khí có hai chế độ một sử dụng trong điều kiện bình thường và một dùng trong mội trường cực đoan cũng như cũng có một chế độ ngăn trích khí để sử dụng lựu đạn gắn đầu nòng. Khi hệ thống nhắm dành cho lựu đạn gắn đầu nòng tích hợp được sử dụng nó sẽ tự động ngăn trích khí để dành tất cả khí nén tạo ra cho việc phóng lựu đạn, hệ thống nhắm này nằm trước khe ngắm và ngay trên ống trích khí.

    Thân súng được chia thành hai phần trên và dưới, được gắn với nhau bởi đinh ghim. Phần trên được làm bằng thép ép trong khi phần dưới cùng hộp đạn được làm bằng hợp kim nhôm. Nòng súng tích hợp bộ phận chống chớp sáng kiêm bộ phận gắn lựu đạn đầu nòng. Nút chọn chế độ bắn cũng là nút khóa an toàn nằm phía bên phải thân súng với bốn chế độ: An toàn, từng viên, ba viên và tự động. Nút kéo lên đạn nằm phía bên phải súng.

    Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi với tầm nhắm hiệu quả tối đa từ 250 đến 400 m. Báng súng làm bằng thép và bọc bằng nhựa có thể gấp sang một bên để tiết kiệm không gian khi di chuyển. Tay cầm cò súng và ốp lót tay được làm bằng nhựa. Súng cũng có hệ thống để gắn lưỡi lê.

    Các biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

    FNC được sản xuất với hai cấu hình chính: súng trường tiêu chuẩn và súng cạc bin. Súng trường Model 2000 "Tiêu chuẩn" và súng carbine Model 7000 "Ngắn" được trang bị nòng có 6 rãnh bên phải và độ xoắn 178 mm (1:7 in) được sử dụng để ổn định viên đạn SS109 của Bỉ dài hơn và nặng hơn. Súng trường Model 0000 và súng carbine Model 6000 sử dụng độ xoắn 305 mm (1:12 in) chậm hơn cho loại đạn M193 của Mỹ ngắn hơn và nhẹ hơn.

    Fabrique Nationale cũng cung cấp các phiên bản cạc bin bán tự động chỉ dành cho Cơ quan Thực thi Pháp luật: Model 7030 với độ xoắn 178 mm (1:7 in) và Model 6040 với độ xoắn 305 mm (1:12 in). Những loại súng cạc bin bắn đơn này có nòng 410 mm (16,1 in) và cũng có khả năng bắn đạn lựu đạn (rifle grenade) và gắn lưỡi lê.

    Thụy Điển[sửa | sửa mã nguồn]

    Súng trường Ak 5C của Thụy Điển.

    Súng trường phục vụ Thụy Điển do Bofors Ordnance chế tạo (hiện tại là BAE Systems Bofors ) là súng trường Model 2000 được hiện đại hóa không có chức năng bắn 3 viên. Nó được đưa vào sử dụng vào năm 1986 với tên gọi Ak 5 sau khi thử nghiệm rộng rãi và nhận được một số sửa đổi và thay thế cho Ak 4 dùng đạn 7.62mm (phiên bản được cấp phép của Heckler & Koch G3). Bofors đã sản xuất một số biến thể của Ak 5 cơ bản: Ak 5B (được trang bị kính ngắm quang học 4× SUSAT của Anh nhưng không có điểm ruồi),[1] Ak 5C (một biến thể mô-đun được thiết kế để tương thích với nhiều phụ kiện khác nhau),[1] và Ak 5D (một biến thể nhỏ gọn dành cho nhóm lính lái xe và kiểm lâm).[2]

    Indonesia[sửa | sửa mã nguồn]

    Súng trường Pindad SS2-V1 của Indonesia.

    Ở Indonesia, một phiên bản sửa đổi của FNC được sản xuất theo giấy phép với tên Pindad SS1 với khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu rừng rậm, được sử dụng làm súng trường tiêu chuẩn của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia.Một biến thể bán quân sự của SS1 được tạo ra cho cảnh sát sử dụng là V1-V2 được Korps Sabhara sử dụng, dùng cỡ đạn 7.62×45mm Pindad. Loại đạn này là phiên bản tùy chỉnh của 5.56×45mm NATO, đầu đạn mũi tròn tương tự như .30 Carbine và được Pindad tạo ra cho chiến đấu tầm gần. Pindad SS2 là phiên bản nâng cấp của Pindad SS1. Súng trường SS2 được đưa vào sử dụng từ năm 2006 trong quân đội và cảnh sát Indonesia nhằm thay thế dần súng trường SS1 được sử dụng từ những năm 1990. Một biến thể khác, SS Blackout-V1 có tồn tại dùng cỡ đạn .300 Blackout.

    Các quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

    Không phải là quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

    Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

    • FN SCAR - người kế nhiệm đa năng và đa vai trò
    • M16 - súng trường nổi tiếng của quân đội Mỹ
    • AK-47 - vũ khí được ưa chuộng nhất nhất thế giới

    Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

    Tư liệu liên quan tới FNC tại Wikimedia Commons

    1. ^ a b “ak5 history”. www.gotavapen.se. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
    2. ^ “Modern Firearms - Bofors AK-5 assault rifle”. web.archive.org. 6 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
    3. ^ “Landcomponent Onderwerp Bewapening FNC 5.56 mm”. web.archive.org. 7 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
    4. ^ ЈЕДИНИЦА (21 tháng 1 năm 2016). “И твоје ће ране неко да вида”. Црвене беретке (bằng tiếng Serbia). Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
    5. ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. 7 tháng 7 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
    6. ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
    7. ^ “MENIREA INTERVENTIEI RAPIDE”. web.archive.org. 8 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
    8. ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
    9. ^ “Automatkarbin 5 - Försvarsmakten”. web.archive.org. 31 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
    10. ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
    11. ^ “A batch of Belgian FNs shipped to Ukraine”. web.archive.org. 13 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)