Hội khỏe Phù Đổng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội khỏe Phù Đổng
Viết tắtHKPĐ
Nhà phát triển / quản lýBộ Giáo dục và Đào tạo
Kiến thức / kỹ năng kiểm traThể thao
Năm bắt đầu1982
Quốc gia / khu vực Việt Nam
  • Toàn quốc: 4 năm/lần
  • Khu vực: 4 năm/lần
  • Tỉnh thành: 2 năm/lần
  • Huyện thị: 2 năm/lần
  • Trường học: 1 năm/lần

Hội khoẻ Phù Đổng là Đại hội Thể dục Thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam, do ngành Giáo dục Việt Nam tổ chức. Kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu,...

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức bốn năm một lần, cấp khu vực được tổ chức bốn năm một lần, cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) tổ chức hai năm một lần, cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Do vậy, trong 12 năm học, học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa 3 kỳ HKPĐ cấp quốc gia và cấp khu vực, 6 kỳ HKPĐ cấp tỉnh và cấp huyện.

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong học sinh phổ thông để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này cũng được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể dục thể thao cho đất nước; tổng kết, đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học.

Các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lần Tỉnh/Thành phố Nhất Nhì Ba
1987 II Thành phố Hồ Chí Minh
1992 III Đà Nẵng[1]
1996 IV Hải Phòng[2]
2000 V Đồng Tháp
2004 VI Thừa Thiên Huế[3] Thành phố Hồ Chí Minh
2008 VII Phú Thọ Thành phố Hồ Chí Minh
2012 VIII Cần Thơ Thành phố Hồ Chí Minh
2016 IX Nghệ An

Thanh Hóa

Thành phố Hồ Chí Minh
2021 X Nam Định
2024 X Hải Phòng

Các môn thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Điền kinh: THCS, THPT (nam, nữ)
  2. Bắn nỏ: THPT (nam, nữ)
  3. Bơi: THCS, THPT (nam, nữ)
  4. Bóng chuyền: THCS,THPT (nam, nữ)
  5. Bóng đá: chung kết TH (nam), THCS (nam), THPT (nam, nữ)
  6. Bóng bàn:TH, THCS, THPT (nam, nữ)
  7. Bóng rổ: THPT (nam, nữ)
  8. Cầu lông: THCS, THPT (nam, nữ)
  9. Cờ vua: TH, THCS và THPT, theo các lứa tuổi (nam, nữ)
  10. Đá cầu: THPT (nam, nữ)
  11. Karatedo: THCS, THPT (nam, nữ)
  12. Kéo co: THPT (nam, nữ)
  13. Taekwondo: THCS, THPT (nam, nữ)
  14. Thể dục: THPT (nam, nữ)
  15. Vovinam: THCS, THPT (nam, nữ)
  16. Võ cổ truyền: THCS, THPT (nam, nữ)
  17. Nhảy xà : THCS, THPT (nam, nữ)
  18. Đẩy gậy : THCS, THPT (nam, nữ)
  19. Đẩy tạ: THPT (nam, nữ)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Anh Vũ. “Nỗi lo trước một sự kiện lớn”. Báo Đà Nẵng điện tử. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Nghị quyết số 11 năm 1991 của HĐND thành phố Hải Phòng về tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 1995, nhiệm vụ năm 1996”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ “Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI - 2004”. Nhân Dân. 17 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.